Cách Viết Sơ Lược Lý Lịch Trợ Tá Phục Hồi Chức Năng (Kèm Bí Quyết)

Là một trợ tá phục hồi chức năng mới tốt nghiệp (OTA), một bản sơ lược lý lịch viết đúng hình thức và chuyên nghiệp có thể giúp bạn tạo ấn tượng tích cực với nhà tuyển dụng. Biết cách viết một bản lý lịch hiệu quả sẽ làm nhà tuyển dụng chú ý kỹ năng và kinh nghiệm của bạn. Điều này có thể giúp họ xác định xem bạn có phù hợp với tổ chức của họ hay không. Trong bài viết kỳ này, chúng tôi sẽ diễn giải sơ lược lý lịch là gì, tại sao nó lại quan trọng, làm thế nào để viết một bản và gợi ý vài bí quyết giúp bạn viết bản của bạn.

Sơ lược lý lịch OTA là gì?

Sơ lược lý lịch OTA là văn kiện chuyên môn được sử dụng để trình bày công việc phục hồi chức năng, học vấn, kỹ năng và kinh nghiệm của bạn cho nhà tuyển dụng. OTA có thể nộp lý lịch của họ như một phần trong quy trình tìm việc, do đó nhà tuyển dụng có thể đánh giá liệu kỹ năng và kinh nghiệm của họ có đủ tiêu chuẩn với phòng khám của họ hay không.

Tại sao lý lịch của OTA lại quan trọng?

Sơ lược lý lịch của OTA rất quan trọng vì để chứng minh rằng bạn có kiến thức, khả năng làm việc và giấy phép hành nghề. Các phòng khám và tổ chức khác nhau có thể có nhu cầu và ưu tiên khác nhau, vì vậy bản lý lịch giúp nhà tuyển dụng nhận diện các ứng viên có đủ chứng chỉ phù hợp nhất với môi trường làm việc của họ.

Cách lập một bản sơ lược lý lịch dành cho OTA 

Khi viết sơ lược lý lịch của OTA, tạo sự chú ý với kỹ năng bậc nhất của bạn có liên quan tới mô tả công việc. Biết cách viết sơ yếu lý lịch OTA có thể giúp bạn tô điểm kỹ năng và khả năng của bạn hiệu quả. Đây là các bước viết nên một bản sơ lược lý lịch dành cho OTA:

1. Nắm rõ các phần của bản lý lịch OTA

Trước khi viết sơ lược lý lịch, hãy tìm hiểu các yếu tố bạn cần trình bày. Biết được các thông tin này có thể giúp bạn gom đúng thông tin, sau đó giúp bạn hình dung về bản sơ lược OTA. Dưới đây là những gì thường được đưa vào mỗi phần của bản lý lịch:

Tiêu đề: Một tiêu đề điển hình thường bắt đầu với tên bạn nằm ở đầu trang, theo sau là thông tin liên lạc. Thông tin liên lạc bao gồm địa chỉ nhà, số điện thoại và địa chỉ email chuyên dụng của bạn.

Tóm tắt chuyên môn: Đây là đoạn ngắn tóm tắt các chuyên môn xuất sắc nhất của bạn. Thường mô tả phẩm chất, kinh nghiệm và kỹ năng của bạn.

Quá trình làm việc: Phần này sẽ diễn giải sơ lược kinh nghiệm làm việc tương tự của bạn. Với mỗi công việc bạn ghi vào, điều quan trọng là phải đề cập đến chức danh công việc, tên công ty hoặc tổ chức bạn làm việc, công việc đó diễn ra tại đâu,thời gian bạn làm việc và ba đến bốn ý giải thích công việc của bạn trong từng vai trò.

Quá trình học vấn: Tại đây, bạn có thể cung cấp bất kỳ bằng học nào bạn có và bất kỳ bằng cấp nào bạn đang theo hướng tới. Bạn cũng có thể điền thêm tên trường bạn theo học và thời gian nhập học. Nếu bạn chưa hoàn thành chương trình học, bạn có thể thêm ngày tốt nghiệp dự kiến.

Kỹ năng: Danh sách các kỹ năng thường bao gồm bất kỳ kỹ năng mềm, công nghệ hay ngôn ngữ. Ví dụ, bạn có thể bao gồm các kỹ năng mềm như giao tiếp hoặc tích cực lắng nghe, các kỹ năng công nghệ như kinh nghiệm sử dụng hệ thống quản lý vấn đề về điện tử và bất kỳ ngoại ngữ nào bạn biết.

Giấy chứng nhận: Trợ tá phục hồi chức năng có thể cần một số chứng chỉ hoặc giấy phép nhất định để thực tập ở vài nơi. Việc đưa chứng chỉ của bạn vào bản lý lịch có thể giúp nhà tuyển dụng tiềm năng biết bạn có giấy phép hành nghề của một OTA ở nơi của bạn.

2. Lập danh sách các kinh nghiệm làm việc tương tự

Một khi bạn đã quen với các phần của bản lý lịch, hãy lập một danh sách các kỹ năng liên quan hoặc kinh nghiệm làm việc của bạn. Việc xác minh kỹ năng bạn có và công việc nào bạn đã làm có thể giúp bạn quyết định chi tiết nào sẽ được đưa vào bản thảo cuối cùng của bản lý lịch. Hãy xem xét việc sử dụng mô tả công việc bạn dự định ứng tuyển để giúp bạn lựa chọn các kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp nhất cho vị trí đó.

Đây là vài kỹ năng thường được ghi vào sơ lược lý lịch dành cho OTA:

Tiến hành kế hoạch điều trị

Kiểm tra thông tin bệnh nhân

Hỗ trợ bệnh nhân các hoạt động thường ngày

Trò chuyện cùng bệnh nhân, người chăm sóc và đồng nghiệp

Cập nhật các bản báo cáo

Sử dụng phần mềm quản lý 

3. Lập dàn ý cho bản lý lịch 

Sau khi soạn thảo danh sách nội dung để trình bày, hãy bắt đầu lập dàn ý nháp. Thứ tự mà bạn trình bày từng phần trong lý lịch có thể khác nhau tùy thuộc vào bạn muốn ưu tiên nội dung nào trước. Nhiều người nộp đơn chọn liệt kê các phần liên quan nhất của họ gần đầu trang. Ví dụ, nếu bạn là sinh viên mới tốt nghiệp, bạn có thể liệt kê phần học vấn ở gần đầu trang lý lịch để chỉ ra rằng bạn đã hoàn thành khóa học liên quan. Một khi bạn đã làm việc trong lĩnh vực của mình nhiều năm, bạn có thể ưu tiên kinh nghiệm làm việc của mình.

Một bản dàn ý có thể giúp bạn sắp xếp các phần quan trọng mà bạn dự định đưa vào và loại bỏ bất kỳ phần nào không liên quan đến kinh nghiệm hoặc mô tả công việc. Việc tạo ra các đề mục rõ ràng tại giai đoạn soạn thảo này có thể hình thành một số cấu trúc cho lý lịch của bạn. Hãy cân nhắc cách định dạng sơ lược lý lịch của bạn bằng cách in đậm, in nghiêng hoặc sử dụng các cỡ chữ khác nhau để phân biệt đề mục chính và tiêu đề phụ. Đa dạng cách định dạng khác nhau giúp sắp xếp lại bản lý lịch sao cho người đọc có thể dễ dàng tìm thấy thông tin quan trọng nhất.

4. Điền vào mỗi phần trong bản lý lịch

Hãy điền vào mỗi phần trong bản lý lịch của bạn như bạn đã phác thảo trong bản nháp. Điều này thường bao gồm tiêu đề, tóm tắt chuyên môn, công việc, giáo dục, kỹ năng và chứng chỉ của bạn. Nội dung cụ thể bạn đưa vào có thể phụ thuộc vào nền tảng nghề nghiệp của bạn và các yêu cầu hoặc yêu cầu được liệt kê trong mô tả công việc. Hãy xem xét cách bạn có thể kết hợp khả năng và tiền sử chuyên môn của mình với các từ khóa được đưa vào mô tả công việc. Mỗi mô tả công việc có thể thể hiện các sở thích khác nhau, vì vậy hãy sửa lại lý lịch của bạn sao cho phù hợp với mong đợi của từng ứng dụng.

5. Chỉnh sửa, xem và đọc lại

Một khi bạn hoàn thành bản thảo lý lịch của mình, hãy xem và đọc lại sao cho rõ ràng và chính xác nhất. Xem lại bản lý lịch để đảm bảo bạn đã chuẩn bị đầy đủ tài liệu về các kinh nghiệm và khả năng liên quan. Hãy chắc chắn rằng bạn đã sắp xếp bản lý lịch ổn thỏa và kiểm tra xem hình thức sử dụng có nhất quán trong suốt bản tài liệu không. Đọc sơ lại lý lịch xem có bất kỳ lỗi ngữ pháp nhỏ nào. Khi bạn đọc lại, có thể bạn sẽ thấy việc đọc bản lý lịch một cách to tiếng hoặc nhờ ai đó khác đọc cho bạn nghe vô cùng hữu ích.

Bí quyết viết sơ lược lý lịch cho OTA 

Khi bạn viết sơ lược lý lịch dành cho OTA, hãy tìm cách cải thiện nó. Dưới đây là một số bí quyết cần lưu ý khi viết bản lý lịch OTA của bạn

Nói ngắn gọn

Hãy để bản lý lịch dài từ một đến hai trang. Thông thường, đối với các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực của họ và muốn ứng tuyển vào một vị trí cấp cao có thể có lý lịch dài hơn. Một bản lý lịch ngắn gọn sẽ giúp nhà tuyển dụng nhanh chóng nắm bắt thông tin quan trọng nhất về ứng viên để quyết định liệu họ có phù hợp với tổ chức của họ hay không.

Cụ thể

Hãy mô tả cụ thể công việc trước của bạn. Nếu bạn có kinh nghiệm làm việc với bệnh nhân được chẩn đoán cụ thể, hãy đề cập đến việc đó là chẩn đoán về bệnh gì và số bệnh nhân bạn đã làm việc cùng. Hãy cho người đọc biết bạn đã từng phục vụ những người nào và định lượng kết quả công việc của bạn. Ví dụ, bạn có thể nói, “Quản lý 25 trẻ mắc bệnh tự kỷ để cải thiện khả năng điều hòa cảm giác của chúng.”

Sử dụng từ ngữ tích cực

Với mỗi ý chính trong phần quá trình làm việc của bạn, bạn hãy bắt đầu bằng một động từ mạnh mẽ, tích cực. Động từ hoạt động ngắn gọn và mô tả các hành động mà bạn đã thực hiện trong vai trò làm việc trước đây. Chúng có thể giúp minh họa những trách nhiệm trước đây của bạn đồng thời chứng minh khả năng và thành công của bạn. Dưới đây là một số động từ hoạt động phổ biến để dùng trong bản lý lịch OTA của bạn:

Giám sát

Quản lý

Dạy dỗ

Tuyển dụng

Trò chuyện

Sắp xếp

Hỗ trợ

Phát triển

Lên dự định

Tiến hành

Xác nhận

Tạo điểm nhấn các chuyên môn của bạn 

Nếu bạn đã được đào tạo chuyên môn hoặc có kinh nghiệm làm việc với chuyên gia nghiên cứu sức khỏe cộng đồng, hãy ghi vào lý lịch của bạn. Một số OTA có thể chuyên làm việc với trẻ em, quân nhân hoặc bệnh nhân lớn tuổi. Họ cũng có thể chuyên về phục hồi chức năng cho người lớn, sử dụng công nghệ hỗ trợ, lão hoá năng suất, khuyết tật về mặt phát triển hoặc sức khỏe tinh thần. Chỉ ra một lĩnh vực chuyên môn trong hồ sơ của bạn có thể tách biệt đơn ứng tuyển của bạn với những người khác. Điều này cũng giúp nhà tuyển dụng biết liệu lý lịch của bạn có phù hợp với yêu cầu làm việc của họ hay không.


Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=78439

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Latest breaking 24h news around the world Internet Explorer Channel Network


Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER