Sơ Yếu Lý Lịch Cho Sous Chef: Hướng Dẫn Cách Viết Với Mẫu Và Ví Dụ

Khi bạn đang cố gắng dành được một vị trí công việc thú vị như sous chef, thì một bộ sơ yếu lý lịch xuất sắc có thể là một thứ rất có ích cho bạn. Các bếp trưởng điều hành và bộ phận nhân sự của các nhóm nhà hàng dựa vào các bộ sơ yếu lý lịch được viết tốt để đánh giá đầy đủ các kỹ năng và khả năng lãnh đạo của ứng viên. Nếu bạn đang chuẩn bị ứng tuyển vào các vị trí sous chef, thì việc tìm hiểu về các phương pháp hay nhất để viết một bản sơ yếu lý lịch đặc biệt có thể có ích cho bạn đấy. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ định nghĩa vai trò của sous chef và xem xét các bước cần thực hiện khi viết sơ yếu lý lịch cho sous chef, minh họa bằng một mẫu và ví dụ.

?SOUS CHEF LÀ GÌ?

Sous chef được hiểu là bếp phó, là một chuyên gia ẩm thực, người thực hiện cả chức năng quản lý và chức năng thủ công trong nhà bếp. “Sous” có nghĩa là “dưới” trong tiếng Pháp và dùng để chỉ vị trí của bếp phó trong hệ thống phân cấp nhà bếp, trực tiếp dưới quyền bếp trưởng và bếp trưởng điều hành. Các bếp phó giỏi thường giành được vị trí lãnh đạo sau vài năm làm đầu bếp, thành thạo nghề và có được sự tự tin của các đầu bếp của họ. Bên cạnh nhiệm vụ nấu nướng, các bếp phó còn hỗ trợ các trách nhiệm hành chính và cố vấn. Dưới đây là những trách nhiệm chính mà các bếp phó thường có:

  • Mở và đóng cửa cơ sở
  • Giao nhiệm vụ cho các đầu bếp
  • Xử lý các công việc nấu nướng chuyên sâu đòi hỏi kỹ năng đặc biệt
  • Phối hợp với nhân viên phục vụ và quản lý để chuẩn bị cho dịch vụ
  • Kiểm tra việc giao hàng để đảm bảo chất lượng và số lượng phù hợp
  • Đặt hàng
  • Duy trì một môi trường làm việc sạch sẽ và trật tự
  • Điều hành hoạt động dịch vụ bằng việc trực tiếp chỉ đạo các đầu bếp và đàm bảo chất lượng món ăn
  • Hướng dẫn cho các đầu bếp những kỹ năng mới
  • Kiểm kê hàng hóa
  • Xác định chi phí của các món ăn và phát triển công thức nấu ăn

?CÁCH VIẾT SƠ YẾU LÝ LỊCH CHO BẾP PHÓ

Dưới đây là các bước cần thực hiện khi viết sơ yếu lý lịch cho vị trí bếp phó:

1. Xem lại bản mô tả công việc

Bất cứ khi nào bạn chuẩn bị gửi một bản sơ yếu lý lịch, một bản mới hoặc một bản bạn đã viết, hãy dành thời gian để xem xét kỹ mô tả công việc. Mỗi nhà tuyển dụng có những ứng viên lý tưởng khác nhau, vì vậy họ cố gắng hết sức để nêu rõ những bằng cấp mà họ hy vọng sẽ thấy trong sơ yếu lý lịch. Xem xét mô tả công việc đảm bảo bạn nộp đơn vào công việc phù hợp và cũng giúp bạn soạn thảo sơ yếu lý lịch mới hoặc điều chỉnh sơ yếu lý lịch cũ để đáp ứng trực tiếp nhu cầu của nhà tuyển dụng. Khi một giám đốc tuyển dụng hoặc bếp trưởng điều hành đọc bản lý lịch phù hợp với hoạt động của họ, họ sẽ biết ứng viên này thực sự muốn tham gia vào đội của họ.

2. Viết phần tiêu đề

Phần đầu tiên của sơ yếu lý lịch là tiêu đề. Phần này giới thiệu tên và thông tin liên hệ của bạn để nhà tuyển dụng biết cách giới thiệu đến bạn và liên hệ với bạn để phỏng vấn. Mặc dù bạn căn trái phần văn bản còn lại sơ yếu lý lịch và viết ở phông chữ cỡ 12 hoặc 14, nhưng tiêu đề sẽ được căn giữa và lớn hơn hai đến bốn cỡ chữ. Điều này đảm bảo thông tin quan trọng này dễ đọc đối với bất kỳ ai đọc sơ yếu lý lịch của bạn. Tiêu đề bao gồm:

  • Họ và tên
  • Số điện thoại
  • Địa chỉ email

3. Viết mục tiêu nghề nghiệp 

Mục tiêu nghề nghiệp trong sơ yếu lý lịch của bếp phó là một đoạn giới thiệu ngắn gọn gồm một hoặc hai câu. Nó tóm tắt chuyên môn và kinh nghiệm của bạn, nhằm thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn là một ứng viên nhiệt tình đáng được phỏng vấn. Mục tiêu nghề nghiệp của sơ yếu lý lịch cũng giúp mọi người hiểu các phần sau của sơ yếu lý lịch khiến bạn khác biệt với các ứng viên khác như thế nào. Các mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng trong sơ yếu lý lịch bao gồm:

  • Mô tả về đạo đức nghề nghiệp của bạn: Các mục tiêu trong sơ yếu lý lịch kết hợp một vài tính từ hoặc cụm từ mô tả để nhấn mạnh những thói quen làm việc tốt nhất của bạn.
  • Bề dày kinh nghiệm của bạn: Các mục tiêu trong sơ yếu lý lịch đề cập đến thời gian bạn đã làm việc với tư cách là đầu bếp hoặc bếp phó và cũng mô tả chất lượng của các nhà hàng nơi bạn đã làm việc trước đây.
  • Các kỹ năng chính của bạn: Các mục tiêu tiếp tục nêu bật các kỹ năng chính mà bạn có thể mang lại cho quá trình làm việc. Đối với các bếp phó, đây có thể là các kỹ năng thiên về thủ công hoặc kỹ năng quản lý.
  • Mục tiêu nghề nghiệp của bạn: phần này trong sơ yếu lý lịch bao gồm tuyên bố về mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Tốt nhất, bạn có thể trình bày các mục tiêu của mình sao cho phù hợp với nhà tuyển dụng, thuyết phục họ rằng việc tuyển dụng bạn sẽ là mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi.

4. Nêu sơ lược về quá trình làm việc của bạn

Phần tiếp theo của bạn phác thảo lịch sử công việc của bạn, bao gồm nơi bạn đã làm việc và những trách nhiệm bạn đã hoàn thành. Bắt đầu với công việc gần đây nhất và tiếp tục theo trình tự thời gian ngược lại, hãy cung cấp các chi tiết sau cho từng nhà tuyển dụng:

  • Tên của hoạt động
  • Vị trí bạn đã nắm giữ
  • Địa chỉ thành phố và tiểu bang của nơi làm việc
  • Ngày làm việc
  • Một danh sách có dấu đầu dòng về các trách nhiệm chính của bạn.

Vì bạn có thể đã có nhiều nhiệm vụ ở các vị trí trước đây của mình, nên bạn chỉ nên chọn một số trong đó để trình bày trong sơ yếu lý lịch của mình. Ưu tiên chia sẻ những nội dung phù hợp với trách nhiệm được mô tả trong tin tuyển dụng.

5. Liệt kê các kỹ năng của bạn

Phần kỹ năng sẽ nêu chi tiết về các tài năng và khả năng mà bạn có khiến bạn trở thành một ứng viên đủ tiêu chuẩn rõ ràng. Hãy gạch đầu dòng một vài kỹ năng mà bạn cần nỗ lực nhiều nhất để đạt được hoặc bạn cho là độc nhất. Ngoài các kỹ năng thủ công và kỹ thuật dành riêng cho nấu ăn và quản lý nhà hàng, bạn cũng có thể làm nổi bật các kỹ năng như nói ngoại ngữ, vì nhiều nhà hàng tuyển dụng những người có nguồn gốc ngôn ngữ khác nhau, đặc biệt là tiếng Tây Ban Nha.

6. Chi tiết lịch sử giáo dục của bạn

Phần học vấn chỉ rõ bất kỳ khóa đào tạo chuyên ngành nào mà bạn có hoặc xác nhận trình độ học vấn cơ bản. Nếu bạn đã theo học tại một cơ sở cấp bằng hoặc chứng chỉ, hãy liệt kê nó trước, cùng với những gì bạn đã học và khi nào. Nếu trường trung học là cấp học cao nhất của bạn, hãy liệt kê bạn đã tốt nghiệp từ đâu và đã học vào năm nào. Bạn cũng có thể đề cập đến việc mình có chứng nhận xử lý thực phẩm hay không trong phần này, một số nhà tuyển dụng có thể sẽ yêu cầu.

7. Chia sẻ về các hoạt động của bạn

Các phần về hoạt động là tùy chọn, nhưng chúng có thể cải thiện ấn tượng của bạn đối với nhà tuyển dụng. Thông thường, những sở thích hoặc nhóm bạn tham gia ngoài công việc tiết lộ những đặc điểm của bạn bổ sung cho những gì bạn viết về việc có một đạo đức làm việc tuyệt vời.

Ví dụ, một người làm tình nguyện thường xuyên thể hiện cam kết làm việc theo nhóm và giúp đỡ những người khác giống những gì mà các bếp phó cần để thành công. Bạn cũng có thể chia sẻ về mối quan tâm của mình với bếp trưởng hoặc người quản lý tuyển dụng, người đọc sơ yếu lý lịch của bạn, thuyết phục họ rằng họ sẽ thích sự hiện diện của bạn trong nhà bếp của họ. Bên cạnh hoạt động tình nguyện, bạn có thể chia sẻ các hoạt động như thể thao, sở thích sáng tạo và tham gia vào các nhóm hoặc tổ chức trong ngành.

8. Đọc lại và chỉnh sửa

Bây giờ bạn đã có tất cả các thành phần của một bản sơ yếu lý lịch tuyệt vời, bạn muốn chắc chắn rằng bạn trình bày nó một cách chuyên nghiệp nhất có thể. Xem xét cẩn thận những gì bạn đã viết để đảm bảo nó đúng ngữ pháp và phản ánh trình độ của bạn theo mong muốn. Sơ yếu lý lịch không mắc lỗi chính tả giúp bạn tạo ấn tượng ban đầu tích cực và thể hiện sự tỉ mỉ của bạn đến từng chi tiết. Dưới đây là một số cách có thể giúp bạn cải thiện sơ yếu lý lịch của mình trước khi gửi:

  • Các ứng dụng soát lỗi: Bạn có thể tìm thấy nhiều ứng dụng soát lỗi miễn phí trực tuyến quét văn bản của bạn để phát hiện những lỗi tiềm ẩn. Các ứng dụng này có thể đề xuất các bản sửa lỗi và đưa ra đề xuất để cải thiện cấu trúc câu tổng thể của bạn.
  • Đọc to: Đọc to sơ yếu lý lịch của bạn sẽ giúp bạn xác định được nơi nào câu của bạn trở nên không rõ ràng hoặc nghe không tự nhiên. Ngoài việc phải đúng về mặt kỹ thuật, văn bản của sơ yếu lý lịch cũng phải trôi chảy và dễ đọc.
  • Bản in ra giấy: Sau khi viết và đọc sơ yếu lý lịch trên màn hình máy tính, mắt bạn có thể trở nên mệt mỏi và bỏ qua những lỗi nhỏ. Việc in ra một bản sao và sử dụng nó để chỉnh sửa giúp làm mới góc nhìn của bạn, cải thiện khả năng nắm bắt bất kỳ lỗi cuối cùng nào.
  • Bạn bè và gia đình: Nếu bạn có bất kỳ người bạn và gia đình nào là những nhà văn và độc giả tài năng, họ có thể là một nguồn tư vấn tuyệt vời. Vì những người này biết rõ về bạn, họ cũng có thể đề xuất các đặc điểm đáng giá của bạn để đưa vào sơ yếu lý lịch của bạn.

?MẪU SƠ YẾU LÝ LỊCH CHO BẾP PHÓ

Đây là một mẫu bạn có thể sử dụng khi soạn thảo sơ yếu lý lịch của mình:

[Tên]

[Số điện thoại]

[Địa chỉ email]

[Mục tiêu nghề nghiệp]

Kinh nghiệm làm việc

[Chức vụ] | [Ngày tháng làm việc]

[Tên nhà tuyển dụng] | [Thành bang]

  • [Nghĩa vụ]
  • [Nghĩa vụ]
  • [Nghĩa vụ]

[Chức vụ] | [Ngày tháng làm việc]

[Tên nhà tuyển dụng] | [Thành bang]

  • [Nghĩa vụ]
  • [Nghĩa vụ]
  • [Nghĩa vụ]

Kỹ năng

  • [Kỹ năng]
  • [Kỹ năng]
  • [Kỹ năng]

Học vấn

[Loại bằng cấp, nếu có] | [Chuyên ngành]

[Danh hiệu hoặc thành tích, nếu có]

[Tên trường] | [Thành bang]

[Ngày nhập học đại học / ngày tốt nghiệp trung học]

[Chứng nhận]

Các hoạt động

  • [Hoạt động]
  • [Hoạt động]
  • [Hoạt động]

?VÍ DỤ VỀ SƠ YẾU LÝ LỊCH CHO BẾP PHÓ

Dưới đây là một ví dụ về sơ yếu lý lịch của bếp phó tuân theo các bước và mẫu ở trên:

Cesar Tomacruz

888-888-8888

ctomacruz@email.com

Là một bếp phó tận tâm và siêng năng với năm năm kinh nghiệm làm việc trong các nhà hàng ăn ngon đặc biệt, chắt lọc kiến ​​thức chuyên môn về ẩm thực Pháp. Với mục tiêu áp dụng các phương thức quản lý có trách nhiệm tương tự, giúp duy trì chi phí thực phẩm và định giá cạnh tranh trong vai trò đầu bếp chuyên nghiệp của Nhà hàng Jus.

Kinh nghiệm làm việc

Bếp phó| Tháng 5 năm 2018 đến tháng 6 năm 2021

Quán bia 72 | Philadelphia, Pennsylvania

  • Duy trì tất cả hàng tồn kho theo nguyên tắc FIFO để đảm bảo độ tươi mới và giảm lãng phí
  • Hướng dẫn các đầu bếp khác để cải thiện khả năng kỹ thuật và hiệu quả của họ
  •  Phối hợp cùng với quản lý nhà để cập nhật thực đơn và bán trực tiếp các món ăn cụ thể
  • Tính giá tất cả các bổ sung trong thực đơn để đảm bảo định giá và sự chuẩn bị có trách nhiệm

Tổ trưởng ca | Tháng 7 năm 2016 đến tháng 3 năm 2018

Chez Alain | Philadelphia, Pennsylvania

  • Làm tất cả các khâu từ chuẩn bị nguyên liệu thịt và cá, theo hướng dẫn và thông số kỹ thuật công thức
  • Duy trì lối đi sạch sẽ và đảm bảo tất cả các bộ phận làm lạnh hoạt động bình thường
  • Chuẩn bị tất cả nước sốt và om trong khi rửa rau cho toàn bộ nhà bếp

Kỹ năng

  • Kiến thức đầy đủ về các hệ thống kiểm kê điện tử khác nhau
  • Trưởng nhóm có kinh nghiệm có thể tuân theo quy trình nguồn nhân lực mọi lúc
  • Kỹ năng mổ thịt xuất sắc
  • Có khả năng quản lý lao động để tránh tăng ca và giữ chi phí hoạt động phù hợp
  • Thông thạo tiếng Tagalog

Học vấn

Trường trung học Tây Philadelphia | Philadelphia, Pennsylvania

Tốt nghiệp năm 2016

Chứng nhận xử lý thực phẩm an toàn

Các hoạt động

  • Tình nguyện viên với Feed Philly Food Pantry
  • Thành viên của Hiệp hội những người leo núi đá PA
  • DJ địa phương cho các địa điểm ở khu vực đô thị Philadelphia

—————————–

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích

  • Theo: indeed.com
  • Người dịch: Nguyễn Thị Hồng Ngọc
  • Khi chia sẻ cần phải trích nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thị Hồng Ngọc – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=76571

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Latest breaking 24h news around the world Internet Explorer Channel Network


Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER