Hướng Dẫn Cách Viết Đơn Xin Việc Gây Thu Hút Dành Cho Nhà Thiết Kế Thời Trang (Kèm Mẫu)
- Thiết kế các trang phục như giày dép, áo khoác ngoài, quần áo trang trọng, quần áo thường ngày, trang phục giải trí và phụ kiện
- Sáng tạo các họa tiết và thiết kế sử dụng dụng cụ vẽ truyền thống và các phần mềm liên quan
- Lên ý tưởng và kế hoạch triển khai một bộ sưu tập quần áo được thiết kế đặc biệt cho một thời điểm trong năm, hoặc dành cho sự kiện và các phong cách ăn mặc khác nhau
- Làm việc với người mẫu để quan sát và đảm bảo rằng các thiết kế vừa vặn với người mẫu và dễ dàng di chuyển
- Tham gia vào quá trình lựa chọn vải, nguyên liệu, và nơi thi công sản phẩm
- Quản lý việc sản xuất các mặt hàng thời trang thông qua các đối tác bên thứ ba
- Đóng góp vào các chiến dịch tiếp thị, quảng bá cho các sản phẩm của thương hiệu và các dòng thời trang
- Chịu trách nhiệm làm việc trực tiếp với các nhà bán lẻ để ký hợp đồng phân phối bán các mặt hàng thiết kế
Khi bạn đã biết thêm về công việc và công ty, hãy bắt tay vào trau chuốt vào nội dung mà bạn sẽ trình bày trong thư. Bạn nên bắt đầu bằng việc lựa chọn ngôn ngữ cụ thể và phù hợp với văn hóa và điều kiện công ty. Thêm vào đó, việc gửi thư xin việc trực tiếp đến các nhà tuyển dụng sẽ giúp bạn ghi thêm điểm trong mắt họ đấy! Hãy trình bày tối đa tất cả những gì bạn biết về công ty và đề cập rõ ràng những lí do cụ thể mà bạn quyết định ứng tuyển vào vị trí ấy.
3. Ngắn gọn và cô đọng
Với nhiều ứng viên cùng cạnh tranh vào một vị trí, thư xin việc của bạn chắc chắn phải nhanh chóng thu hút được sự chú ý của người tuyển dụng hoặc chuyên gia nhân sự. Bí quyết để làm được điều này chính là nội dung ngắn gọn, xúc tích. Hãy sử dụng sơ yếu lí lịch để cung cấp thông tin chi tiết về những công việc trước đó bạn từng làm trong lĩnh vực thời trang, và đừng quên giới thiệu về trình độ học vấn của bản thân nữa nhé! Hãy khiến thư xin việc như một lời giới thiệu về cả tính cách và quyết tâm của bạn đối với công việc. Lưu ý giữ cho các đoạn văn trong thư thật ngắn gọn với những câu đơn dễ đọc để khiến nhà tuyển dụng có thể “chấm” bạn “ngay từ ánh nhìn đầu tiên” nhé.
4. Định dạng bố cục chuẩn
Một thư xin việc truyền thống thường bao gồm các yếu tố sau:
- Thông tin liên lạc của ứng viên
- Cuộc hẹn
- Lời chào mở đầu
- Đoạn văn mở đầu
- Đoạn nội dung
- Đoạn kết hoặc tóm tắt
- Lời chào kết thúc
5. Thể hiện cá tính của chính bạn!
Việc thêm thắt vào một vài chi tiết độc đáo, mới mẻ sẽ nâng cao khả năng thư xin việc của bạn được các nhà tuyển dụng chú ý. Khi bạn muốn truyền đạt cá tính và thái độ làm việc của bạn vào thư, hãy chú ý giữ giọng điệu thât chuyên nghiệp và lựa chọn các cụm từ thật phù hợp, có tính truyền tải cao. Ngoài ra, hãy mạnh dạn chia sẻ niềm đam mê của bạn đối với ngành công nghiệp thời trang bằng cách nêu lên những yếu tố của công ty khiến bạn ngưỡng mộ và đề cập đến những giá trị mà bạn sẽ cống hiến cho công ty trong quá trình làm việc. Đồng thời, bình luận và nêu ý kiến về những bộ sưu tập mà công ty đã sản xuất và trình bày về cách chúng truyền cảm hứng cho các thiết kế riêng của bạn như thế naò sẽ cực kì ấn tượng. Và đừng quên rằng, hãy luôn móc nối và phô diễn các kỹ năng bạn có phù hợp với yêu cầu của vị trí mà bạn đang ứng tuyển.
6. Kiểm tra lại thật kĩ thư xin việc của bạn trước gửi nó đến tay nhà tuyển dụng
Sau khi hoàn thành bản nháp thư xin việc của mình, bạn hãy đọc nó thật to cho chính bạn hoặc bạn bè hay những người bạn tin tưởng, từ đó, đảm bảo rằng ý tưởng và nội dung thư của bạn mạch lạc, trôi chảy và có tính liên kết. Ngoài ra, bạn có thể nhờ họ đọc thư xin việc của bạn để kiểm tra các lỗi chính tả và ngữ pháp. Nên nhớ rằng, một bức thư xin việc sạch sẽ, không có sai sót sẽ giúp nâng cao cơ hội được công nhận bởi nhà tuyển dụng và từ đó, sẽ có khả năng các nhà lãnh đạo trong giới thời trang sẽ biết đến bạn đấy!
7. Gửi nó đến các nhà tuyển dụng vào lúc thích hợp nhất
Việc lựa chọn thời gian phù hợp để gửi thư xin việc cũng quan trọng không kém các bước trên. Cố gắng chọn thời điểm gửi thư để thư xin việc của bạn có phần trăm được xem cao nhất bởi các nhà tuyển dụng. Ngay cả khi bạn hoàn thành bản nháp cuối cùng vào đêm hôm trước, việc đặt email để gửi thư vào sáng sớm hôm sau sẽ khiến bức thư của bạn trở thành một trong những bức thư đầu tiên nằm trong hộp thư của nhà tuyển dụng. Đầu tuần là thời điểm thích hợp nhất để gửi thư trước khi họ bận rộn với các công việc khác.
Nếu bạn gửi thư bằng đường bưu điện, bạn sẽ không thể kiểm soát được thời gian mà nó đến tay nhà tuyển dụng. Vì vậy, hãy cố gắng gửi nó đi gần nhất với thời điểm mà tin tuyển dụng công việc được đăng tải. Bằng cách này, bạn sẽ vẫn có thể là một trong số những ứng viên tiếp cận với bộ phận nhân sự sớm nhất.
?Mẫu thư xin việc vị trí Nhà Thiết Kế Thời Trang
Dưới đây là mẫu thư xin việc mà bạn có thể dựa vào để tạo nên bức thư xin việc của riêng bạn bằng cách thêm vào các chi tiết, nội dung liên quan phù hợp với trình độ chuyên môn của bạn và công việc mà đang hướng đến:
[Tên của bạn] [Số điện thoại của bạn] [Địa chỉ email của bạn]
[Địa chỉ gửi thư của bạn]
[Ngày tại thời điểm gửi thư]
[Tên người nhận và lời chào],
Tôi là một ứng viên đủ tiêu chuẩn và đang quan tâm đến [tên vị trí mà bạn ứng tuyển] ở công ty [tên công ty]. Tôi nhận thấy rằng kỹ năng thiết kế thời trang của tôi phù hợp với yêu cầu công việc của công ty về một ứng viên có khả năng [nêu ví dụ]. Tôi thấy rằng công ty đã ra mắt [nêu ví dụ], [phản ứng]
Sau khi làm việc cho [nêu công việc trước đây của bạn] và [thông tin chi tiết về công việc trước đây], tôi đã sẵn sàng tham gia và đóng góp [kỹ năng] cho công ty. Thêm vào đó, sau khi tìm hiểu về các giá trị và đóng góp của công ty cho ngành thời trang, tôi tin rằng, phong cách và tài năng của tôi đáp ứng đủ yêu cầu mà công ty cần cho vị trí này.
Tôi có niềm đam mê với [nêu ví dụ] và tôi rất vui khi có cơ hội phát triển bản thân mình cùng với [tên công ty]. Xin vui lòng cho tôi biết nếu tôi có thể trả lời bất kì câu hỏi nào liên quan đến sơ yếu lý lịch của mình. Cuối cùng, tôi mong muốn sẽ có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về vị trí công việc này.
[Kết thư],
[Tên bạn]
?Ví dụ cụ thể về mẫu thư xin việc cho vị trí Nhà Thiết Kế Thời Trang
Đây là ví dụ cụ thể về một bức thư xin việc hoàn chỉnh vào vị trí trợ lí thiết kế thời trang tại một của hàng kinh doanh. Bạn có thể tham khảo mẫu thư này và sáng tạo nên bức thư của riêng bạn.
Shay Owens555-555-5555s.owens@email.com552 Glen Rock Ave.
Atlanta, Georgia
Ngày 19, tháng 8, năm 2021
Cô Lewis thân mến,
Khi tôi nhận thấy công ty bạn đang tuyển dụng vị trí trợ lí nhà thiết kế thời trang, tôi đã ngay lập tức bắt đầu muốn tìm hiểu thêm về Sunny Custom Designs. Tôi có một niềm đam mê và kĩ năng sáng tạo ra những phong cách thoải mái những tinh tế, phù hợp với trang phục và phụ kiện mang đặc điểm miền Nam của bạn. Tôi yêu thích cách mà bạn tạo dựng nên vẻ ngoài chuyên nghiệp cho những người phụ nữ bằng những bộ trang phục làm toát lên phong cách của một doanh nhân.
Tôi đã làm việc cho Outdoor Cozy trong vòng ba năm, tôi phụ trách việc chuyên tạo ra những bộ trang phục dành cho các quý cô năng động. Các thiết kế trang phục tập yoga của tôi đã thu hút được sự chú ý của các nhà bán lẻ lớn trên toàn khu vực và đồng thời, dòng quần áo yoga của chúng tôi cũng được ra mắt rộng rãi. Công ty của bạn coi trọng và hướng đến sứ mệnh giúp những người phụ nữ nhìn nhận và tìm ra những gì phù hợp nhất với họ, và sứ mệnh ấy hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của tôi.
Tôi mong muốn có cơ hội được tham gia vào việc thiết kế nên những bộ sưu tập trang phục năng động của công ty bạn và được phát triển kỹ năng chuyên môn với tư cách là một thành viên trong bộ phận của bạn. Tôi sẵn lòng trả lời bất cứ câu hỏi nào liên quan đến sơ yếu lý lịch của mình và tôi hi vọng sẽ được hiểu rõ hơn về vị trí này.
Trân trọng,
Shay Owens
?Mẹo nhỏ khi xin việc cho các Nhà Thiết Kế Thời Trang
Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn tìm được công việc mong muốn trong lĩnh vực thời trang:
- Xem xét và trải nghiệm một công việc thực tập. Thực tập trong ngành thời trang có thể tạo ra nhiều mối quan hệ, từ đó, dẫn đến việc gắn bó lâu dài trong lĩnh vực này. Viết thư xin việc cho một vị trí thực tập cũng giống như viết thư cho một vị trí toàn thời gian.
- Tạo nên portfolio của riêng bạn. Điều quan trọng chính là phải thể hiện tiềm năng sáng tạo của bản thân thông qua portfolio về các sản phẩm và tác phẩm nổi bật của bạn. Việc sử dụng portfolio cho phép bạn chia sẻ liên kết các trang mạng xã hội cá nhân với các nhà tuyển dụng.
- Hiểu rõ tài năng của bản thân. Thiết kế thời trang là một lĩnh vực đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao kết hợp với các kỹ năng khác, chẳng hạn như vẽ, may vá và cả tiếp thị. Bạn cần phải hiểu rõ được thế mạnh của bản thân để có thể dễ dàng sử dụng chúng để tìm kiếm công việc phù hợp với sở trường của mình.
- Cân nhắc về vị trí địa lí. Mặc dù các nhà thiết kế thời trang làm việc trên toàn thế giới, nhưng một số khu vực đã trở thành địa điểm tiêu biểu diễn ra các sự kiện thời trang nổi tiếng. Vì thế, hãy tìm kiếm một công việc tại các trung tâm có nhiều studio thiết kế thời trang và các công ty hàng đầu trong ngành này như Milan, Paris và New York.
_____________________________________________________________________________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
- Theo indeed.com
- Người dịch: Nguyễn Phạm Nhật Anh
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Phạm Nhật Anh – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=74601
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com