Cách Viết Mục Tiêu Nghề Nghiệp Trong Sơ Yếu Lý Lịch Cho Sinh Viên Mới Tốt Nghiệp

Một sinh viên mới ra trường (“sinh viên mới tốt nghiệp”) có thể băn khoăn về cách viết một mục tiêu nghề nghiệp trong sơ yếu lý lịch của mình.

?Mục tiêu nghề nghiệp trong sơ yếu lý lịch là gì?

Mục tiêu nghề nghiệp trong sơ yếu lý lịch là một tuyên bố ngắn gọn giới thiệu bạn với nhà tuyển dụng tiềm năng. Mục này xuất hiện ở đầu sơ yếu lý lịch, ở ngay sau phần thông tin liên hệ và mục đích của nó là thuyết phục người đọc nhận thấy giá trị của bạn với tư cách là một ứng viên.

Vừa mới tốt nghiệp với gần như không có nhiều kinh nghiệm làm việc, mục tiêu nghề nghiệp trong sơ yếu lý lịch của bạn phải nêu bật cách mà bạn mong muốn có thể áp dụng trình độ học vấn của mình để giúp công ty đạt được mục tiêu của họ. Mục tiêu nghề nghiệp trong sơ yếu lý lịch cho sinh viên mới tốt nghiệp sẽ mô tả những phẩm chất bạn sẽ sử dụng để đạt được thành công, những kỹ năng bạn sẽ mang lại cho công việc và động lực ứng tuyển của bạn. Bằng cách này, nhà tuyển dụng có thể nhìn thấy tiềm năng phát triển của bạn.

?Các phần chính của một mục tiêu nghề nghiệp

Một mục tiêu nghề nghiệp tốt sẽ bao gồm các yếu tố sau trong một hoặc hai câu:

  • Vị trí đang mở tuyển và tên công ty
  • Kỹ năng liên quan của bạn
  • Kinh nghiệm liên quan của bạn
  • Cách bạn có thể mang lại giá trị cho công việc và công ty
?Cách viết một mục tiêu nghề nghiệp trong sơ yếu lý lịch cho sinh viên mới tốt nghiệp

Dưới đây là các bước để viết một mục tiêu nghề nghiệp trong sơ yếu lý lịch cho sinh viên mới tốt nghiệp một cách hiệu quả:

1. Đọc kĩ bản mô tả công việc

Điều quan trọng đối với sơ yếu lý lịch và mục tiêu nghề nghiệp là bạn nên đề cập đến các kỹ năng cần thiết công việc này. Hãy cân nhắc bổ sung cách mà học vấn và kinh nghiệm của bạn khi là một sinh viên sẽ giúp bạn hoàn thành các công việc đó như thế nào. Các nhà tuyển dụng hiểu rằng các vị trí không đòi hỏi kinh nghiệm sẽ cần phải đào tạo thêm, vì vậy, việc xác định những nhiệm vụ mà bạn hứng thú nhất cũng có ích cho bạn.

Là một sinh viên mới tốt nghiệp, trình độ học vấn của bạn có thể bao gồm cả những thành tích bạn đạt được gần đây nhất trong ngành và đây là điều quan trọng cần nêu bật trong mục tiêu của bạn.

2. Xác định các kỹ năng chuyên môn của bạn

Hoạt động tình nguyện, tham gia các môn thể thao, học tập hay thậm chí là giao tiếp xã hội đều phát triển những kỹ năng mà nhà tuyển dụng cần. Hãy cân nhắc thêm các hoạt động ngoại khóa và những khó khăn trong quá trình học tập giúp cải thiện kỹ năng làm việc của bạn, nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cần thiết hoặc bất kỳ phẩm chất nào mà bạn đã rèn luyện và phát triển được. Bạn cũng có thể tìm hiểu những phẩm chất nào là quan trọng cho một công việc nhất định và xác định được yếu tố nào phù hợp với bạn nhất.

Dưới đây là một số hoạt động phổ biến bạn có thể đã thực hiện và các phẩm chất nghề nghiệp liên quan:

  • Thể thao: Tận tâm, kỷ luật, hợp tác, giàu năng lượng
  • Học thuật: Tỉ mỉ đến chi tiết, hiểu biết liên ngành, tháo vát, ngăn nắp
  • Câu lạc bộ cho sinh viên: Lãnh đạo, người có tầm nhìn xa, chiến lược, người xây dựng nhóm
  • Công việc tình nguyện: Phục vụ cộng đồng, đồng cảm, chủ động, có tổ chức
  • Giao tiếp xã hội: Tích cực, thân thiện, có văn hóa, biết lắng nghe

3. Xác định kỹ năng mềm của bạn

Cũng như với kỹ năng chuyên môn, hãy cân nhắc xem kỹ năng mềm của bạn có thể chuyển đổi thành kỹ năng chuyên môn như thế nào. Nền tảng học vấn có thể đã cung cấp cho bạn một số kỹ năng kèm kiến thức phù hợp với nghề nghiệp bạn đang theo đuổi. Mục tiêu nghề nghiệp trong sơ yếu lý lịch cho sinh viên mới tốt nghiệp cũng có thể đề cập đến các kỹ năng bạn mong muốn được học hỏi trong công việc. Dưới đây là những kỹ năng phổ biến mà bạn có thể có đã đạt được trong khi học  đại học hoặc có thể mong muốn học hỏi trong tương lai.

  • Kỹ năng phân tích: Những chuyên ngành như triết học, khoa học và tài chính sẽ có thể phát triển kỹ năng phân tích của bạn. Bạn cũng có thể có kỹ năng này trong quá trình nghiên cứu ở đại học.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Các lĩnh vực như toán học và kinh doanh thường xuyên cần đến khả năng giải quyết vấn đề. Nếu bạn đã điều hành bất kỳ công ty nào, bạn có thể tìm thấy giải pháp cho những vấn đề tương tự như những vấn đề mà nhiều doanh nghiệp gặp phải.
  • Kỹ năng sáng tạo: Nhà tuyển dụng đánh giá cao những người có tư duy sáng tạo, những người mang lại ý tưởng mới cho nhóm. Nền tảng của bạn trong nghệ thuật, âm nhạc, thiết kế hoặc viết lách có thể cung cấp cho bạn những kỹ năng sáng tạo.
  • Kỹ năng kỹ thuật: Nhiều sinh viên mới ra trường đã được đào tạo học thuật về phần mềm, viết code và các thao tác kỹ thuật khác, đó chính là nền tảng cho rất nhiều vị trí chuyên môn.
  • Kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân: Nếu nộp đơn vào một công việc cần đến tương tác với khách hàng, bạn có thể đề cập tới các kỹ năng giao tiếp mà bạn có từ các hoạt động cấp trường, các sự kiện kết nối hoặc lĩnh vực nghiên cứu khoa học hành vi như tâm lý học.

4. Xem xét kinh nghiệm của bạn

Bạn có thể đã tham gia vào các công việc cung cấp những kinh nghiệm phát triển bổ ích cho chuyên môn hoặc có được một số kinh nghiệm làm việc khi học tập. Việc liệt kê kinh nghiệm và vai trò của bạn trong các công ty có thể làm tăng giá trị cho sơ yếu lý lịch của bạn. Chúng có thể bao gồm:

  • Du học
  • Nghiên cứu
  • Thực tập
  • Công việc trong kỳ nghỉ hè
  • Lãnh đạo các tổ chức
  • Việc làm thêm trong trường

Trong mục tiêu lý lịch của bạn, hãy kết nối những gì bạn học được từ những kinh nghiệm này với những gì bạn có thể cung cấp cho nhà tuyển dụng.

5. Xác định mục tiêu của bạn

Khi mới tốt nghiệp, bạn vẫn đang hình thành các mục tiêu nghề nghiệp của mình và tìm kiếm các cơ hội phù hợp. Nếu bạn chưa xác định rõ ràng mục tiêu của mình trước đây, hãy cân nhắc những công việc mà bạn quan tâm và những cơ hội chúng cho bạn trong tương lai. Điều này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tham vọng của mình và cách bạn có thể giúp công ty  hoàn thành mục tiêu của họ.

Trong mục tiêu nghề nghiệp của sơ yếu lý lịch, hãy đảm bảo mục tiêu của bạn phù hợp với nhà tuyển dụng. Các nhà tuyển dụng thường bị ấn tượng bởi những ứng viên hiểu rõ mục tiêu của công ty.

6. Soạn thảo mục tiêu trong sơ yếu lý lịch của bạn

Một khi bạn đã liệt kê được các phẩm chất, kỹ năng, kinh nghiệm và mục tiêu nghề nghiệp của mình, bạn đã có các yếu tố để tạo nên một mục tiêu nghề nghiệp gây ấn tượng. Hãy viết nháp vài lần về mục tiêu đó chỉ trong một hoặc hai câu. Việc viết nhiều bản nháp sẽ cho bạn nhiều tùy chọn để lựa chọn và giúp bạn truyền đạt tốt hơn lý do tại sao bạn xứng đáng với công việc.

7. Sửa đổi và điều chỉnh cho từng công việc

Hãy nhớ đọc lại toàn bộ sơ yếu lý lịch của bạn, bao gồm cả mục tiêu nghề nghiệp để xác định bất kỳ lỗi chính tả hoặc ngữ pháp nào. Điều quan trọng là đảm bảo rằng bài viết của bạn rõ ràng, trực tiếp và chuyên nghiệp. Có một số cách để sửa và hoàn thiện mục tiêu trong sơ yếu lý lịch của bạn, bao gồm:

  • Ứng dụng soát lỗi: Có rất nhiều ứng dụng web miễn phí kiểm tra văn bản để tìm lỗi chính tả và ngữ pháp kèm theo đề xuất cải tiến.
  • Đọc to: Đọc to giúp bạn đảm bảo rằng các câu của bạn dễ hiểu và viết mạch lạc.
  • Đọc trên giấy: Nếu bạn soạn thảo mục tiêu sơ yếu lý lịch của mình trên máy tính, hãy nhớ in ra và xem lại. Bạn có thể thấy mình đã bỏ lỡ lỗi sai nào đó khi bạn đọc trên màn hình.

Chia sẻ với những người khác: Nếu bạn vừa mới tốt nghiệp, bạn có thể chia sẻ với bạn học và bạn bè cũng đang nộp đơn xin việc và xem họ có đề xuất hữu ích nào không.

Hãy đảm bảo bạn đã điều chỉnh mục tiêu trong sơ yếu lý lịch của mình phù hợp với từng nhà tuyển dụng riêng lẻ để họ chắc chắn rằng bạn đã có sư tìm hiểu nhất định về vị trí đang tuyển dụng và công ty.

?Ví dụ về các mục tiêu nghề nghiệp trong sơ yếu lý lịch cho sinh viên mới tốt nghiệp

Dưới đây là năm ví dụ về mục tiêu nghề nghiệp đã phối hợp các phẩm chất, kỹ năng, kinh nghiệm và mục tiêu một cách hiệu quả:

Ví dụ 1

Dưới đây là mục tiêu nghề nghiệp trong sơ yếu lý lịch dành cho người mới quan tâm đến công ty công nghệ:

Sinh viên mới tốt nghiệp với bằng Cử nhân Khoa học Kỹ thuật máy tính có kỹ năng phân tích và làm việc nhóm. Đang tìm kiếm vị trí để có thể áp dụng những hiểu biết sâu sắc trong việc nghiên cứu kỹ thuật điện toán đám mây cho nhóm phát triển sản phẩm của New Tower Tech.

Ví dụ 2

Mục tiêu trong sơ yếu lý lịch này có thể phù hợp với những ứng viên nộp đơn vào một tổ chức phi lợi nhuận:

Nhà lãnh đạo gây quỹ đã nhận được chứng nhận, đang tìm kiếm cơ hội tại Quỹ Phòng chống nạn đói toàn cầu để phát triển kỹ năng tiếp cận công chúng thành công và xây dựng chiến dịch.

Ví dụ 3

Một người mới tốt nghiệp có thể viết sơ yếu lý lịch như thế này cho một vai trò trong quản lý nhà hàng:

Cử nhân Ngành Quản trị khách sạn và Chủ tịch Hội Future Hospitality Leaders, một người sử dụng nhiều ngoại ngữ và năng động đang sẵn sàng phát triển kỹ năng chuyên môn về quản lý lao động, nguồn nhân lực và dịch vụ trong vai trò trợ lý giám đốc cho Bay Dining Club.

Ví dụ 4

Một số trường đại học yêu cầu sinh viên tốt nghiệp sẽ phải làm việc và thực hiện nghiên cứu. Một mục tiêu thích hợp có thể được viết như sau:

Sinh viên vừa tốt nghiệp Đại học Mountain, đang theo đuổi cơ hội giảng dạy và nghiên cứu tại khoa kinh tế của Đại học River. Một nhà nghiên cứu hợp tác và sáng tạo mong muốn tiếp tục được làm việc với thị trường Brazil và xuất bản các phát hiện trên tạp chí đại học nổi tiếng.

Ví dụ 5

Đây là mục tiêu nghề nghiệp cho một sinh viên mới vào nghề nhưng trước đây đã từng thực tập tại công ty mà họ hiện đang nộp đơn xin làm việc:

Cựu thực tập sinh mảng thị trường năng lượng tại Green Knoll Consultants, hy vọng sẽ có thể tiếp tục cống hiến  kết quả làm việc tâm huyết và ổn định cho công ty với tư cách là nhân viên toàn thời gian, tận dụng kinh nghiệm của tôi về quản lý tài chính trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.

______________________________________

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!

  • Theo: indeed
  • Người dịch: Phạm Thị Thu Hiền
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Phạm Thị Thu Hiền – Nguồn iVolunteer Vietnam” 

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=77174

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Latest breaking 24h news around the world Internet Explorer Channel Network


Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER