Cách Viết Mục Tiêu Nghề Nghiệp Trong Sơ Yếu Lý Lịch Cho Kiến Trúc Sư

Mục tiêu nghề nghiệp trong sơ yếu lý lịch có thể cho nhà tuyển dụng tiềm năng biết về mục tiêu trong sự nghiệp của bạn và cách bạn lên kế hoạch để đạt được chúng. Mục tiêu nghề nghiệp trong sơ yếu lý lịch có thể ngắn gọn nhưng lại có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về kinh nghiệm và con đường sự nghiệp của ứng viên cho các nhà tuyển dụng. Đối với một kiến trúc sư, bạn nên thêm phần mục tiêu này trong sơ yếu lý lịch có thể nâng cao đơn xin việc của mình và cho nhà tuyển dụng biết về loại dự án mà bạn đã làm trong các công việc trước đây và dự án bạn muốn thiết kế trong tương lai.

What Is an Architect? Learn What Architects Do - 2022 - MasterClass

?Mục tiêu nghề nghiệp trong lý lịch kiến ​​trúc sư là gì?

Mục tiêu nghề nghiệp trong sơ yếu lý lịch là một đoạn văn ngắn mô tả các mục tiêu trong sự nghiệp của bạn và các bước bạn dự định thực hiện để hoàn thành chúng. Phần mục tiêu này thường xuất hiện ở phần dưới tên và thông tin liên hệ của ứng viên trên sơ yếu lý lịch. Mục tiêu nghề nghiệp trong sơ yếu lý lịch của một kiến ​​trúc sư có thể bao gồm thông tin về những công việc họ muốn ứng tuyển trong ngành kiến ​​trúc, các loại dự án về kiến ​​trúc khác nhau mà họ đã hoàn thành trong quá khứ và những kỹ năng họ có để phục vụ cho công việc. Mục tiêu nghề nghiệp trong lý lịch có thể là một hoặc hai câu hoặc câu ngắn gọn và thường được ghi với tiêu đề là “Mục tiêu” hoặc “Mục tiêu nghề nghiệp” trong sơ yếu lý lịch.

?Tại sao lại nên đưa mục tiêu nghề nghiệp vào sơ yếu lý lịch của một kiến ​​trúc sư?

Có rất nhiều lý do để đưa một mục tiêu nghề nghiệp trong vào sơ yếu lý lịch của ứng viên. Một lý do phổ biến là nó sẽ cung cấp cho các nhà tuyển dụng tiềm năng một số thông tin chi tiết về cách mà công việc đó sẽ giúp ứng viên đạt được các mục tiêu nghề nghiệp của họ. Một lý do khác để sử dụng mục tiêu nghề nghiệp trong sơ yếu lý lịch có thể là mục tiêu nghề nghiệp sẽ giúp ứng viên cung cấp các mô tả sâu hơn về mục tiêu của họ hơn là các phần khác trên sơ yếu lý lịch. Một kiến ​​trúc sư có thể sử dụng mục tiêu nghề nghiệp trong sơ yếu lý lịch của mình để xác định các lĩnh vực kiến ​​trúc cụ thể khác với công việc trước đây mà họ muốn làm việc.

Ví dụ: một kiến trúc sư có kiến thức nền tảng sâu rộng về kiến trúc nhà ở có thể đề cập rằng họ muốn hoàn thành nhiều dự án thương mại hơn trong mục tiêu lý lịch của họ.

?Mẹo để viết một mục tiêu nghề nghiệp trong sơ yếu lý lịch

Dưới đây là một số mẹo để viết một mục tiêu nghề nghiệp trong bản sơ yếu lý lịch:

  • Hãy đề cập cụ thể.
  • Giữ cho phần này ngắn gọn.
  • Kết nối mục tiêu của bạn với công việc bạn mong muốn.
  • Sử dụng các từ khóa có liên quan.
  • Cân nhắc những gì bạn có thể cung cấp cho nhà tuyển dụng.
?Làm thế nào để viết một mục tiêu nghề nghiệp trong sơ yếu lý lịch cho kiến trúc sư

Dưới đây là một số bước để bạn viết một bản sơ yếu lý lịch cho kiến trúc sư:

1. Nêu tên công việc của bạn

Hãy xác định nghề nghiệp mà bạn hiện đang làm việc trong câu đầu tiên của mục tiêu sơ yếu lý lịch của bạn. Điều này có thể ngay lập tức cho nhà tuyển dụng biết trình độ kỹ năng hiện tại của bạn và ngành nghề bạn đang hoạt động. Đề cập đến nghề nghiệp của bạn ngay khi bắt đầu mục tiêu sơ yếu lý lịch cũng có thể hữu ích khi mô tả mục tiêu nghề nghiệp của bạn, vì nó có thể cho nhà tuyển dụng tiềm năng thấy bạn vẫn cần nỗ lực để đạt được mục tiêu bằng cách cho họ biết hiện tại bạn đang ở đâu trong sự nghiệp của mình.

Nhiều mục tiêu sơ yếu lý lịch cũng đi kèm với một số tính từ như “có kinh nghiệm” hoặc “đủ tiêu chuẩn” trước tên công việc để làm nổi bật mức độ chuyên môn của ứng viên trong nghề nghiệp mà họ đang đảm nhiệm.

2. Xác định mục tiêu nghề nghiệp của bạn

Hãy nêu mục tiêu ở câu đầu tiên của phần mục tiêu nghề nghiệp trong sơ yếu lý lịch. Câu này có thể trực tiếp ở sau phần về công việc hiện tại của bạn và thường là trong cùng một câu. Mục tiêu nghề nghiệp có thể được coi là khía cạnh quan trọng nhất của sơ yếu lý lịch vì nó cung cấp cho nhà tuyển dụng mục tiêu trong sự nghiệp mà bạn muốn đạt được. Đối với các kiến ​​trúc sư, mục tiêu có thể là nhận các dự án trong phong cách kiến ​​trúc mới, hoặc làm việc cho một công ty kiến ​​trúc sau khi hoạt động tự do hoặc phát triển kỹ năng của bạn trong một lĩnh vực kiến ​​trúc cụ thể.

Ví dụ: một mục tiêu nghề nghiệp trong sơ yếu lý lịch của kiến ​​trúc sư có thể là: “đang tìm kiếm một vị trí tại một công ty kiến ​​trúc” hoặc “hy vọng mở rộng sang lĩnh vực kiến ​​trúc nhà ở”.

3. Mô tả kinh nghiệm của bạn

Hãy liệt kê những kinh nghiệm nghề nghiệp ngay sau phần mục tiêu của bạn. Một số ứng viên có thể chọn tách ra thành một câu mới, nhưng bạn cũng có thể thêm kinh nghiệm của mình vào ý sau của cùng câu miêu tả mục tiêu trước đó. Để mô tả kinh nghiệm của mình, bạn có thể ghi ra  số năm bạn đã làm việc trong lĩnh vực đó, một công ty cụ thể bạn đã làm việc trong quá khứ có thể liên quan đến mục tiêu nghề nghiệp của bạn hoặc khái quát chung về kinh nghiệm của bạn trong ngành.

Phần kinh nghiệm của mục tiêu sơ yếu lý lịch có thể ngắn gọn, vì kinh nghiệm chuyên môn của bạn có thể được mô tả sâu hơn trong phần “Kinh nghiệm” trong sơ yếu lý lịch của bạn.

4. Liệt kê một vài kỹ năng của bạn

Kết thúc mục tiêu sơ yếu lý lịch của bạn bằng cách liệt kê một số kỹ năng phù hợp nhất của bạn. Thông tin này có thể ở ngay sau phần kinh nghiệm và có thể xuất hiện trong cùng một câu nếu bạn muốn mục tiêu sơ yếu lý lịch của mình ngắn gọn. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tách phần này ra thành  một câu mới để làm nổi bật kỹ năng của mình. Bởi vì sơ yếu lý lịch của bạn có thể có một phần riêng cho các kỹ năng, vì vậy, tốt hơn hết là bạn nên xem xét các kỹ năng của mình và chọn ra ba hoặc bốn kỹ năng có liên quan trực tiếp đến mục tiêu nghề nghiệp mà bạn đã mô tả.

Điều này có thể giúp giữ cho phần mục tiêu nghề nghiệp của bạn ngắn gọn nhưng đảm bảo rằng các phần khác nhau của sơ yếu lý lịch vẫn chứa thông tin độc đáo.

?Các ví dụ về mục tiêu nghề nghiệp cho kiến trúc sư

Hãy cân nhắc tham khảo các ví dụ sau khi viết mục tiêu sơ yếu lý lịch dành cho kiến trúc sư:

Ví dụ 1

“Kiến trúc sư thương mại có nhiều kinh nghiệm đang kiếm công việc thiên về nhiều dự án nhà ở hơn, nơi tôi có thể áp dụng bốn năm kinh nghiệm trong kiến trúc thương mại của mình cũng như phát triển kỹ năng phác thảo, tư duy phản biện và sự hợp tác của mình.”

Ví dụ 2

“Kiến trúc sư làm việc tự do hy vọng tìm được một vị trí tại một công ty kiến trúc để mở rộng mạng lưới của mình. Tôi có ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiến trúc thương mại và nhà ở cùng kỹ năng giao tiếp tốt, kiến thức về thiết kế cũng như khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm.”

Ví dụ 3

“Kiến trúc sư dày dặn kinh nghiệm với nguyện vọng làm việc trong đội ngũ kiến trúc sư tại Architectural Solution, nơi tôi có thể áp dụng năm năm kinh nghiệm của mình về thiết kế kiến trúc cũng như khả năng sáng tạo, kỹ năng cộng tác và kiến thức về luật xây dựng.”

_______________________________________

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!

  • Theo: indeed
  • Người dịch: Phạm Thị Thu Hiền
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Phạm Thị Thu Hiền – Nguồn iVolunteer Vietnam” 

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=76455

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Latest breaking 24h news around the world Internet Explorer Channel Network


Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER