Tại Sao Tôi Nên Tuyển Dụng Bạn Và 5 Câu Trả Lời Tuyệt Vời
5 Câu Trả Lời Cho “Tại Sao Tôi Nên Tuyển Dụng Bạn?”
1. Kỹ Năng Giao Tiếp
Cách tôi giao tiếp trong cuộc phỏng vấn là thước đo để người phỏng vấn đo lường kỹ năng giao tiếp mà tôi sẽ thể hiện nếu được tuyển dụng. Nếu không chuẩn mực, tôi sẽ mất cơ hội. Nhận ra rằng cuộc phỏng vấn là bục diễn thuyết và người phỏng vấn là khán giả của mình, tôi biết rằng khả năng cho họ biết về những kỹ năng đặc biệt của mình, thuyết phục họ rằng tôi sẵn sàng và có khả năng thể hiện xuất sắc – đồng thời, thể hiện mối quan hệ tương thích với văn hóa tổ chức – có thể tạo ra hoặc đập tan cơ hội được tuyển dụng của tôi.- Trước tiên, tôi phải đảm bảo rằng tất cả các tài liệu đều được viết tốt (không mắc lỗi ngữ pháp, nhất quán về hình thức, sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, súc tích và hấp dẫn về mặt hình ảnh).
- Sau đó, tôi nên cân nhắc kỹ lời nói của mình (suy nghĩ trước khi nói).
- Tôi phải khiến lời nói của mình có giá trị. KHÔNG cần dài dòng.
- Tôi hướng đến sự súc tích, nhưng tôi cũng tập trung vào việc trả lời những gì được hỏi thay vì chỉ nói những gì mình nghĩ người phỏng vấn cần nghe.
- Tôi đảm bảo rằng mình đang nói chuyện với mà KHÔNG PHẢI cạnh người phỏng vấn.
- Tôi luôn nhận thức được giọng điệu, âm lượng và ngôn ngữ cơ thể của mình để chúng không gây khó chịu.
2. Có Kiến Thức và Là Người Học Nhanh
Cũng như các nhà tuyển dụng tìm kiếm những nhân viên đã có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình, họ cũng tìm kiếm những người dễ tiếp thu trong quá trình đào tạo và huấn luyện. Cụ thể, những người có thể phát triển các kỹ năng mới hoặc học các phương pháp làm việc, kỹ năng, thiết bị, công nghệ, thực hành và quy trình mới trong một khung thời gian rất ngắn. Thông thường, tôi ứng tuyển vào các vị trí trong lĩnh vực mà tôi được đào tạo hoặc có kinh nghiệm (chính thức và không chính thức). Nắm bắt công việc thường dựa nhiều vào kiến thức, kỹ năng hoặc đào tạo của tôi. Vì vậy, khi được hỏi “Tại sao tôi nên tuyển dụng bạn”, việc cung cấp các ví dụ về những thành công hoặc thành tích trước đây trong lĩnh vực hoặc chức năng ứng tuyển là điểm cộng tuyệt vời.Ngoài ra, bằng chứng về đào tạo, các dự án mẫu hoặc tài liệu về các hoạt động liên quan mà tôi đã thực hiện sẽ hỗ trợ tôi rất nhiều để được mời làm việc. Nhưng tôi không bao giờ bỏ qua việc bổ sung kiến thức cho mình dựa trên khả năng học hỏi nhanh chóng.
Điểm cộng này có trọng lượng lớn như một bước đệm hay phần bổ sung cho kiến thức đã có. Nhưng nó cũng là một thuộc tính độc lập mang lại chiến thắng.
3. Tính Linh Hoạt – Cân bằng nhiều nhiệm vụ dựa trên việc ra quyết định.
Trong môi trường doanh nghiệp ngày nay, người sử dụng lao động tìm kiếm những nhân viên sẵn sàng – và có thể – đảm nhận các chức năng khác nhau một cách hiệu quả, gánh vác nhiều nhiệm vụ, làm việc ngoài giờ ở nhiều vị trí khác nhau cũng như làm việc bằng các phương pháp khác nhau (tại văn phòng , điện thoại, hội nghị từ xa, cuộc họp qua mạng, v.v.).
Vì vậy, điều quan trọng là tôi phải chứng minh rằng mình đã sẵn sàng đối phó với những không khí khác nhau này trong bất kỳ nhiệm vụ nào. Về tính linh hoạt, cân bằng nhiều nhiệm vụ là một yếu tố đòi hỏi sự tập trung. Tôi luôn thể hiện khả năng cân bằng nhiều công việc hơn là khả năng đa nhiệm.
Với khối lượng và tốc độ công việc trong hầu hết các cơ quan, tôi biết có khả năng mình sẽ nhận một số (nhiều) dự án được giao vào bất kỳ thời điểm nào. Để có hiệu quả, tôi phải có khả năng cân bằng các ưu tiên của dự án để đảm bảo hoàn thành các công việc được giao một cách chính xác và kịp thời, kéo theo việc triển khai hay thi hành thành công.
Điều này KHÔNG giống như cố gắng thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng một lúc (Ví dụ: tham gia cuộc gọi hội nghị về chủ đề này khi đang tạo powerpoint về chủ đề khác). Mặc dù đa nhiệm là không thể tránh khỏi nhưng nó KHÔNG phải là lý tưởng. Nó là điều vô ích với nhiều khả năng trở thành thiếu chính xác, thất bại và thảm họa.
Cân bằng giữa nhiều dự án và nhiệm vụ là kỹ năng cần thiết để thăng tiến và thành công trong mọi lĩnh vực công việc. Điều này đòi hỏi sự phối hợp, lập kế hoạch, sắp xếp thứ tự ưu tiên, đánh giá nhu cầu và ra quyết định để giữ cho tất cả các dự án đi đúng hướng, bất kể dòng thời gian và sự phân phối chồng chéo hay mâu thuẫn như thế nào.
Tôi phải có khả năng đánh giá tình trạng, mức độ quan trọng và mức độ cần nỗ lực của mỗi nhiệm vụ, đồng thời đưa ra các bước tốt nhất cần thực hiện và thời điểm thực hiện chúng để đảm bảo mọi nỗ lực đều mang lại thành công. Do đó, tôi có thể – và sẵn sàng – sử dụng kiến thức có sẵn để phụ trách và thúc đẩy hoàn thành các dự án.
Tôi nên hiểu rằng thành công của dự án và doanh nghiệp, cũng như thành tựu của bản thân, phụ thuộc rất nhiều vào khả năng ra quyết định của tôi.
4. Kỹ năng liên kết các cá nhân /Người chơi theo nhóm/ Có khả năng tương tác với những người khác ở các cấp khác nhau và thực hiện các chức năng khác nhau
Nhiều nhà tuyển dụng biết một số ứng viên có thể có kinh nghiệm và kỹ năng vô song, vượt trội so với đối thủ. Nhưng nếu những ứng viên đó không thể làm việc tốt cùng những người khác, chia sẻ kiến thức của họ và tôn trọng sự đóng góp của mọi người thì họ KHÔNG phải là người nên tuyển dụng.
Ở nơi làm việc, không chắc rằng tôi có thể thực hiện và cống hiến bằng cách làm việc một mình . Để đạt được mục tiêu của mình, thực hiện các dự án chất lượng cao và thúc đẩy thành công của doanh nghiệp, tôi còn phải dựa vào ý kiến đóng góp hoặc hỗ trợ từ người khác. Tôi phải cung cấp thông tin và giúp đỡ cho những người khác. Nếu tôi không chia sẻ thông tin, chỉ ghì chặt nó trong tâm trí hoặc vùi trong trí nhớ, tôi KHÔNG PHẢI là ứng cử viên đáng mong đợi.
Tôi phải chuẩn bị để chứng minh rằng mình đã đóng góp thế nào vào nỗ lực của đội hoặc nhóm (bất chấp những trường hợp phải đối phó với những đồng đội khó tính) để thuyết phục nhà tuyển dụng rằng TÔI LÀ ứng viên đáng được lựa chọn.
Mặc dù làm việc tốt cùng các đồng nghiệp là rất quan trọng, nhưng việc sở hữu khả năng tương tác thật thoải mái hoặc truyền tải thông điệp đến các nhân viên ở tất cả các cấp sẽ giúp tôi vượt lên trong cuộc thi. Điều quan trọng là có thể cộng tác hoặc trao đổi với nhân viên một cách hiệu quả: từ người mới đến CEO.
Điều này sẽ chứng tỏ rằng tôi hiểu và tôn trọng vai trò của mỗi người trong tổ chức, đồng thời có thể hình thức hóa và đưa ra ý kiến của mình cho phù hợp.
5. Khả Năng Thích Ứng – Xử Lý Thay Đổi
Bạn đã nhiều lần nghe nói: “Mọi thứ đều phải thay đổi, không có gì giữ nguyên…” Điều này đặc biệt đúng trong thời đại công nghệ tiên tiến này. Công nghệ đã định hình lại cách chúng ta làm, nơi chúng ta làm, khi chúng ta làm và những gì chúng ta làm.
Các quy trình kinh doanh mới bật lên hàng ngày (Agile, Lean Six Sigma, v.v.). Và các công ty liên tục xem xét điều (sản phẩm) mới nào mà họ có thể tung ra thị trường. Mọi người đều đang kiếm tìm thứ cho phép họ làm việc nhanh hơn người khác.
Hầu hết các tổ chức đang cố gắng xác định điều hiện có mà họ có thể sửa đổi để đáp ứng nhu cầu của nền văn hóa đang thay đổi. Nói về văn hóa, các công ty đang tìm cách kết hợp sự đa dạng ngày càng tăng trong nền tảng nhân viên của họ.
Vì vậy, có một yêu cầu quan trọng đối với nhân viên là phải thích ứng với một nơi làm việc không ngừng thay đổi chịu ảnh hưởng của văn hóa toàn cầu đang thay đổi, công nghệ đang thay đổi, quy trình đang thay đổi và giá trị thay đổi qua các thế hệ. Vì vậy, tôi bắt buộc phải hưởng ứng và giải quyết thật tích cực trong khi vẫn đạt được các mục tiêu được giao.
Tôi phải cung cấp cho những người phỏng vấn hoặc nhà tuyển dụng các trường hợp mình đã chuyển hướng và xử lý sự thay đổi thật nhanh chóng, hiệu quả và quyết đoán. Không nghi ngờ gì nữa, nếu tôi có thể làm việc trong một bầu không khí luôn thay đổi với các yêu cầu và kỳ vọng thay đổi từng giây thì tôi đã phát triển một kỹ năng quan trọng để tồn tại trong giới kinh doanh.
Hãy Tuyển Dụng Tôi!
Mọi doanh nghiệp đều muốn có được những gì sáng giá nhất và tốt nhất cho đội của mình. Bối cảnh nghề nghiệp là cạnh tranh và đầy thử thách. Nổi bật trong số những người nộp đơn là những người mang những đặc điểm sau:
- Những người giao tiếp tuyệt vời – truyền tải những thông điệp rõ ràng, đầy đủ thông tin và toàn diện;
- Có kiến thức chuyên môn vô song trong lĩnh vực nghề nghiệp của họ và có thể nhanh chóng bổ sung vào kho tàng đó hoặc tạo ra những điều mới;
- Sắp đặt (cân bằng) các ưu tiên một cách dễ dàng;
- Đưa ra các quyết định giúp công ty đi theo hướng tích cực;
- Chuyển dịch cơ cấu (liền mạch) để chuyển đổi hoặc định hình lại trọng tâm, sự phân bổ và phong cách làm việc của họ nhằm đáp ứng nhu cầu trong tầm tay.
Câu hỏi “Tại sao tôi nên tuyển dụng bạn?” không nên khiến ta cảm thấy đáng sợ. Ứng viên thành thạo các điều trên và trình bày nó với các nhà tuyển dụng tiềm năng có thể mạnh dạn nói: “HÃY TUYỂN DỤNG TÔI!”
_________________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
- Theo: everydaypower.com
- Người dịch: Nguyễn Đức Minh
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Đức Minh – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=69082
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com