Làm Cách Nào Để Trở Thành Một Người Biết Lắng Nghe Tốt Hơn

Mặc dù lắng nghe là một kỹ năng được mọi người ca ngợi, nhưng nó hiếm khi được dạy một cách rõ ràng, ngoài việc đào tạo các nhà trị liệu. Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy rằng trong 78% các trường kinh doanh đại học được công nhận liệt kê “những cái đại diện” như một mục tiêu học tập, thì chỉ có 11% nhắc đến “biết lắng nghe”.

Lắng nghe tốt là loại kỹ năng được thu lại không chỉ từ việc giảng dạy mà còn từ huấn luyện – hướng dẫn chuyên môn,… từ một người biết điểm mạnh, điểm yếu cá nhân của bạn và quan trọng nhất là thói quen. Đọc bài viết này sẽ không biến bạn thành một người lắng nghe giỏi cũng như việc đọc một bài viết về sự cân bằng sẽ không biến bạn thành Simone Biles. Mục đích của chúng tôi là nâng cao hiểu biết của bạn về thế nào là nghe tốt và đưa ra lời khuyên dựa trên nghiên cứu để cải thiện kỹ năng nghe của bạn.

📌TRỞ THÀNH MỘT NGƯỜI BIẾT LẮNG NGHE TỐT HƠN?

Người tham gia vào bất kỳ cuộc trò chuyện nào đều có hai mục tiêu: thứ nhất, hiểu những gì người kia đang truyền đạt (cả ý nghĩa công khai và hàm ý đằng sau nó) và thứ hai, truyền đạt sự quan tâm và gắn kết đến người kia.

Cách đó chính là “Lắng nghe chủ động” và có ba khía cạnh:

  • Nhận thức: Chú ý đến tất cả thông tin, cả rõ ràng và tiềm ẩn, mà bạn đang nhận được từ người khác, hiểu và tích hợp thông tin đó

  • Cảm xúc: Giữ bình tĩnh và thông cảm trong suốt cuộc trò chuyện, bao gồm cả việc quản lý mọi phản ứng cảm xúc (khó chịu, buồn chán) mà bạn có thể gặp phải

  • Hành vi: Truyền đạt sự quan tâm và hiểu biết bằng lời nói và phi ngôn ngữ

Để có được khả năng lắng nghe chủ động tốt là nỗ lực cả đời. Tuy nhiên, ngay cả những cải tiến nhỏ cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong hiệu quả nghe của bạn. Đây là một “bảng cheat” với chín lời khuyên hữu ích:

1. Lặp lại những lời cuối cùng của mọi người:

  • Nếu bạn không nhớ gì khác, hãy nhớ thực hành đơn giản này nhưng lại có tác dụng rất nhiều. Nó khiến người kia cảm thấy được lắng nghe, giúp bạn đi đúng hướng trong suốt cuộc trò chuyện và tạo ra khoảng dừng để cả hai bạn thu thập suy nghĩ.

2. Đừng “nói theo cách của bạn” trừ khi bạn cần:

  • Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc lặp lại trực tiếp có tác dụng, mặc dù nó có vẻ không tự nhiên. Tuy nhiên, việc diễn đạt lại những gì người đối thoại của bạn đã nói có thể làm tăng căng thẳng về cảm xúc và gánh nặng tinh thần cho cả hai bên. Chỉ sử dụng công cụ này khi bạn cần kiểm tra khả năng hiểu của chính mình – và nói một cách rõ ràng, “Tôi sẽ diễn đạt điều này bằng lời của mình để đảm bảo rằng tôi hiểu.”

3. Đưa ra những tín hiệu phi ngôn ngữ cho thấy bạn đang lắng nghe – nhưng chỉ khi điều đó đến với bạn một cách tự nhiên:

  • Giao tiếp bằng mắt, tư thế chăm chú, gật đầu và các tín hiệu phi ngôn ngữ khác đều quan trọng, nhưng thật khó để chú ý đến lời nói của ai đó khi bạn đang bận nhắc nhở bản thân giao tiếp bằng mắt thường xuyên. Nếu những hành  động này đòi hỏi phải thay đổi thói quen đáng kể, thay vào đó, bạn có thể cho mọi người biết khi bắt đầu cuộc trò chuyện rằng bạn thuộc phe không phản ứng và yêu cầu họ kiên nhẫn và thông cảm.

4. Chú ý đến tín hiệu phi ngôn ngữ:

  • Hãy nhớ rằng lắng nghe chủ động có nghĩa là chú ý đến cả thông tin rõ ràng và ẩn ý mà bạn nhận được trong cuộc trò chuyện. Các tín hiệu phi ngôn ngữ, chẳng hạn như giọng nói, nét mặt và ngôn ngữ cơ thể, thường là nơi thể hiện động cơ và cảm xúc đằng sau lời nói.

5. Đặt nhiều câu hỏi hơn bạn nghĩ mình cần:

  • Điều này vừa cải thiện trải nghiệm của người khác về cảm giác được lắng nghe, vừa đảm bảo rằng bạn hiểu đầy đủ thông điệp của họ và có thể đóng vai trò như một lời nhắc nhở để đảm bảo rằng những chi tiết quan trọng không bị bỏ qua.

6. Giảm thiểu phiền nhiễu càng nhiều càng tốt:

  • Bạn sẽ muốn tránh tiếng ồn, sự gián đoạn và những phiền nhiễu bên ngoài khác, nhưng điều quan trọng là bạn cũng phải giảm thiểu những phiền nhiễu bên trong mình. Nếu bạn đang bận tâm đến một chủ đề khác, hãy dành thời gian để tập trung lại. Nếu bạn biết cuộc trò chuyện có thể khiến bạn khó chịu, hãy bình tĩnh hết mức có thể trước khi bắt đầu.

7. Thừa nhận những thiếu sót:

  • Nếu bạn biết rằng khi tham gia một cuộc trò chuyện, bạn có thể là một người nghe kém – bởi vì bạn đã kiệt sức sau hàng tá cuộc trò chuyện căng thẳng vào đầu ngày hôm đó, không quen thuộc với chủ đề đang thảo luận hoặc bất kỳ lý do nào khác – hãy cho người khác biết ngay lập tức. Nếu bạn bị mất thăng bằng trong cuộc trò chuyện – mất tập trung hoặc không hiểu – hãy nói rằng bạn chưa hiểu rõ và yêu cầu người đó lặp lại những điều đó

_____________________________________

  • Nguồn: Robin Abrahams và Boris Groysberg
  • Người dịch: Hoàng Anh

Nguồn: https://ivolunteer.vn/lam-cach-nao-de-tro-thanh-mot-nguoi-biet-lang-nghe-tot-hon-s24010.html

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=144274

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất
Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER