Cách Tạo Lập CV Cho Chuyên Ngành Vật Lý Chỉ Trong 7 Bước
CV cho chuyên ngành vật lý là gì?
CV cho chuyên ngành vật lý là tài liệu cho thấy những kinh nghiệm nghề nghiệp và lịch sử học thuật chuyên về ngành vật lý cho các nhà tuyển dụng tiềm năng. Các sinh viên chưa tốt nghiệp hoặc đã tốt nghiệp ngành vật lý có thể tạo ra tài liệu này khi họ đang tìm kiếm việc làm hoặc là thực tập sinh. Sinh viên cũng có thể sử dụng CV chuyên ngành vật lý khi họ ứng tuyển vào những cơ hội tình nguyện ở trường học hoặc trong cộng đồng của họ. Một CV có thể là một quá trình ứng tuyển hoàn chỉnh cho cơ hội tình nguyện hoặc một trong một số tài liệu mà nhà tuyển dụng muốn thấy, như là thư xin việc, thư giới thiệu và portfolio.Cách viết CV cho người học chuyên ngành vật lý
Dưới đây là 7 bước để viết CV cho một người học chuyên ngành vật lý:1. Xem phần mô tả công việc
Xem phần mô tả công việc trước khi tạo CV có thể giúp bạn chọn ra những từ khoá làm bạn khác biệt so với người khác trong cùng một bối cảnh. Việc này cũng rất hữu ích để đảm bảo rằng bạn đáp ứng các tiêu chuẩn về học vấn và kinh nghiệm, bao gồm những tiêu chí mà công ty đặt ra. Ví dụ, nếu phần mô tả công việc yêu cầu các ứng viên cung cấp giấy tờ về công trình nghiên cứu của họ, bạn có thể cân nhắc việc đề cập đến các nghiên cứu của bạn trong CV. Điều chỉnh CV của bạn theo phần mô tả công việc của công ty có thể giúp bạn đưa vào những thông tin liên quan, có thể cho thấy rằng bạn đã đọc kỹ phần mô tả công việc.2. Liệt kê thông tin liên hệ của bạn
3. Viết bản tóm tắt nghề nghiệp
Việc đưa một bản tóm tắt nghề nghiệp vào sau thông tin liên hệ cho phép nhà tuyển dụng hiểu hơn về bạn và quyết định liệu họ có muốn xem tiếp CV của bạn hay không. Một bản tóm tắt nghề nghiệp thường dài khoảng 1 hoặc 2 câu và mô tả về học vấn cũng như định hướng sự nghiệp của bạn. Phần này cũng có thể cho thấy được các kỹ năng cũng như sở thích của bạn.4. Cung cấp thông tin trình độ học vấn của bạn
Sau phần tóm tắt nghề nghiệp, hãy thêm thông tin về trải nghiệm học tập của bạn vào trong CV. Bao gồm tên trường đại học, năm tốt nghiệp và loại bằng cấp mà bạn nhận được. Nếu bạn vẫn đang đi học, bạn vừa có thể viết ngày tốt nghiệp dự kiến hoặc nói rằng bạn vẫn đang đi học. Dưới thông tin mà bạn đã liệt kê về trường của bạn, tạo ra một danh sách gạch đầu dòng về những trải nghiệm đại học có liên quan. Điều này có thể bao gồm số giờ tín chỉ mà bạn đã hoàn thành, câu lạc bộ bạn tham gia, những giải thưởng mà trường trao cho bạn hoặc những dự án mà bạn đã làm. Việc này có thể cho nhà tuyển dụng hiểu hơn về bạn là ai và bạn đang hướng đến điều gì trong sự nghiệp của mình.5. Chia sẻ về kinh nghiệm làm việc hoặc tình nguyện của bạn
Trong phần kinh nghiệm của CV, bạn có thể chia sẻ về những kinh nghiệm làm việc và tình nguyện có liên quan, đặc biết nếu phần mô tả công việc yêu cầu một loại kinh nghiệm nhất định. Thông thường, sẽ rất hữu ích khi chọn vị trí liên quan đến cái mà bạn đang ứng tuyển. Nếu bạn là sinh việc chưa tốt nghiệp, bạn có thể liệt kê bất kì công việc tình nguyện nào hoặc thực tập mà bạn đã làm để cho nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn có kinh nghiệm trong dạng công việc này. Khi liệt kê các kinh nghiệm của bạn, hãy điền thêm về chức vụ, ngày bắt đầu và kết thúc và tên của công ty. Dưới thông tin đó, miêu tả về những nhiệm vụ chủ yếu và dự án mà bạn đã hoàn thành trong quá trình ở công ty. Tập trung vào việc chia sẻ những điểm nổi bật của những gì bạn đã làm ở công việc trước đó hoặc ở vị trí hiện tại.6. Trích dẫn các ấn phẩm hoặc bài thuyết trình của bạn
Trong CV của bạn, bạn có thể trích dẫn các ấn phẩm mà bạn là tác giả. Bạn có thể vừa sử dụng phong cách trích dẫn của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA) hoặc phong cách trích dẫn của Hiệp Hội Ngôn ngữ hiện đại (MLA). Nếu bạn không chắc chắn về phong cách trích dẫn nào nên sử dụng, hãy cân nhắc việc hỏi giáo sư hoặc chuyên gia trong lĩnh vực Nếu bạn từng thuyết trình, bạn cũng có thể liệt kê trong phần này với tên, thời gian và mô tả về bài thuyết trình đó. Bạn cũng có thể liệt kê các đề án mà bạn đã hoàn thành, như một bài báo cáo.
7. Viết thêm những kỹ năng vật lý của bạn
Nếu bạn đang theo đuổi sự nghiệp vật lý, sẽ rất hữu ích nếu bạn liệt kê những kỹ năng bạn đã học được trong suốt quá trình học tập. Điều này có thể cho thấy được những điểm mạnh và sở thích của bạn, đặc biệt nếu chúng liên quan đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Dưới đây là một số kỹ năng có thể đưa vào trong CV nếu chúng thích hợp với bạn:
- Tính toán
- Giải quyết vấn đề
- Cộng tác
- Độc lập
- Phân tích
- Quản lý thời gian
- Tổ chức
- Giao tiếp
Mẫu CV chuyên ngành vật lý
Dưới đây là một mẫu CV chuyên ngành vật lý giúp bạn tạo lập cho bản thân mình:
[Tên đầy đủ][Thành phố, Bang][Số điện thoại][Địa chỉ email công việc]
[Hồ sơ cá nhân, nếu có]
Tóm tắt nghề nghiệp
[Tóm tắt về giáo dục vật lý, kỹ năng và mục tiêu sự nghiệp]
Học vấn [Tên tổ chức giáo dục][Năm tốt nghiệp]
[Loại bằng] trong Vật lý
[Chi tiết về các đề án hoặc hoạt động ngoại khoá]
[Chi tiết về các đề án hoặc hoạt động ngoại khoá]
[Chi tiết về các đề án hoặc hoạt động ngoại khoá]
Kinh nghiệm [Chức vụ][Ngày bắt đầu]-[Ngày kết thúc]
[Tên công ty]
[Miêu tả về trọng trách công việc]
[Miêu tả về trọng trách công việc]
[Miêu tả về trọng trách công việc]
Các ấn phẩm và bài thuyết trình
[Trích dẫn ấn phẩm theo định dạng APA hoặc MLA]
[Ngày và tên bài thuyết trình], [Mô tả bài thuyết trình]
Kỹ năng
[Kỹ năng liên quan đến vật lý]
[Kỹ năng liên quan đến vật lý]
[Kỹ năng liên quan đến vật lý]
[Kỹ năng liên quan đến vật lý]
Ví dụ cho CV chuyên ngành vật lý
Dưới đây là một ví dụ của CV cho chuyên ngành vật lý giúp bạn tham khảo toàn bộ nội dung và định dạng cho CV của mình:
Jane DoeChicago, Illinois123-444-5555
Janedoe@email.com
Tóm tắt nghề nghiệp
Sinh viên chuyên ngành vật lý chưa tốt nghiệp tập trung tới nhiệt động lực học và vật lý hạt nhân, tìm cách phát triển kỹ năng kỹ thuật và phát triển lý thuyết thông qua tiến hành các thí nghiệm và nghiên cứu.
Học vấn: North University, 5/2021
Cử nhân khoa học ngành vật lý
- Hoàn thành hơn 40 giờ các môn học về nhiệt động lực học, vật lý nguyên tử hiện đại và hoá học vô cơ
- Tiến hành dự án nghiên cứu để khoa vật lý xem xét
- Giữ vai trò đồng chủ tích cho CLB Vật lý trường Đại học North
- Tham gia hội vinh danh vật lý của Đại học North
Kinh nghiệm: Thực tập sinh vật lý, 5/2020-8/2021
Tổ chức Vật lý Jones
- Hỗ trợ đồng nghiệp những nghiên cứu của họ về vật lý hạt nhân
- Cộng tác với các thực tập sinh khác về một dự án để cho thấy những gì đã học được trong quá trình thực tập
- Đến các tổ chức vật lý khác với đồng nghiệp để lấy mẫu
- Sắp xếp mẫu cho nhóm nghiên cứu
- Chuẩn bị bản báo cáo kỹ thuật nháp
Ấn phẩm và bài thuyết trình
- Doe,J.(2019). “Vật lý hạt nhân và Khí hậu”. Đại học North
- Bài thuyết trình về vật lý và nhiệt động lực học, 11/2020, khám phá về những điều cơ bản của vật lý và nhiệt động lực học và chúng quan trọng với việc hiểu về khí hậu như thế nào.
Kỹ năng
- Phân tích
- Tổ chức
- Tính toán
- Nghiên cứu
- Tư duy phản biện
- Chú ý đến chi tiết
- Khả năng phát triển lý thuyết
- Thí nghiệm
Lưu ý: Không có tổ chức nào được đề cập trong bài báo này là tổ chức chi nhánh của Indeed.
—————————————————————————————-
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
- Bài viết gốc: indeed.com
- Người dịch: Nguyễn Hoàng Dung
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Hoàng Dung – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=71653
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com