7 Câu Hỏi Phỏng Vấn Dành Cho Các Ứng Viên Tiềm Năng

Nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ có thể nghĩ rằng việc tìm kiếm nhân viên thay thế có thể đơn giản như việc soạn thảo một bản mô tả công việc và văn hóa làm việc toàn diện, đăng công khai và đợi thông báo tại hộp thư.Họ cũng thường cho răng lượng thông tin khi đó là đủ để các ứng viên có thể thực hiện một số bước ban đầu và tự lựa chọn trước khi nộp đơn. Hướng đi này khiến các nhà quản lý tuyển dụng đôi khi bỏ qua một số phương pháp chủ quan có thể (và nên) được triển khai để nhận định chính xác các ứng viên tốt nhất có thể phù hợp cho các tiêu chí tuyển dụng.

Điều này không hề phóng đại. Một câu nói nổi tiếng từ Joe Kraus, đối tác của Google Ventures mà tôi thường xuyên nghe nhắc lại trong giới khởi nghiệp: “Chi phí thuê một người tồi còn lớn hơn nhiều so với việc bỏ lỡ một người tốt”. Cho dù ý định là thuê một người mới vào nghề hay giữ vai trò cấp cao trong tổ chức của bạn, việc đảm bảo sự “phù hợp nhất” về kỹ năng, tính khí và sự phù hợp văn hóa đều có tầm quan trọng tương đương.

Tôi thường cố vấn nên theo đuổi các phương pháp khám phá sự hòa hợp giữa tính cách cá nhân và văn hóa công ty . Trong khi nhiều mô hình dựa vào hành vi và hồ sơ cá nhân, tôi đã dành hai thập kỷ để phát triển một loạt các câu hỏi liên tục giúp đưa ra một số đặc điểm mấu chốt cho một cuộc phỏng vấn. Dưới đây là bảy trong số chúng, với các ví dụ về cách chúng hoạt động.

1. Câu hỏi khai thác vào kinh nghiệm tại mỗi văn hóa làm việc trong quá khứ . Từ đó suy luận về môi trường làm việc mà họ phù hợp hay không

Ví dụ: Công ty của chúng tôi chú trọng việc hình thành văn hóa phù hợp . Bạn có thể chia sẻ chi tiết về quãng thời gian bạn ở trong môi trường làm việc độc hại, và ban lãnh đạo đã xử lý tình huống này như thế nào? Mô tả thời điểm bạn ở trong một môi trường làm việc tuyệt vời và những gì cấp quản lý đã làm đúng.

2. Giải mã cách quản lý mà ứng viên mong muốn sẽ đảm bảo sự hòa hợp về  cách quản lý

Ví dụ: Nhận hướng dẫn từ lãnh đạo là một phần quan trọng của bất kỳ cấu trúc công việc nào. Mô tả bạn cách mà bạn mong muốn được quản lý và mô tả hình mẫu nhà lãnh đạo lý tưởng phù hợp với phong cách làm việc của bạn.

3. Hiểu được động cơ và kỳ vọng lâu dài

Ví dụ: Chúng tôi tin tưởng vào sự duy trì lâu dài và vì vậy chúng tôi thận trọng với mỗi ứng viên mà chúng tôi giới thiệu. Nếu bạn định cam kết giúp xây dựng công ty này lâu dài, điều gì khiến bạn hạnh phúc và có động lực

4. Quan điểm của họ về việc tự nhận thức về các mục tiêu và nhu cầu phát triển cá nhân

Ví dụ: Tất cả chúng ta đều có những thách thức mà chúng ta đang nỗ lực để vượt qua. Nếu bạn phải đánh giá những thách thức của mình, đâu sẽ là lĩnh vực mà bạn sẽ tập trung để phát triển và tìm kiếm sự hỗ trợ để cải thiện?

5. Năng lực giao tiếp và khả năng chịu đựng đối với mỗi cách làm việc khác nhau

Ví dụ: Tất cả chúng ta đều có phong cách giao tiếp và phối hợp khác nhau. Phương pháp nào phù hợp với bạn nhất để cập nhật thông tin mới trong công việc và phong cách giao tiếp ưa thích của bạn để phối hợp với ban lãnh đạo và các bên liên quan là gì?

6. Xác định khả năng và sự sẵn sàng để bảo vệ cho các ý tưởng và quan điểm của họ

Ví dụ: Bạn đã có cơ hội xem lại thông tin công ty của chúng tôi. Nếu bạn được yêu cầu đưa ra một phương pháp sáng tạo để chúng tôi tăng doanh thu hoặc giảm chi phí, bạn có thể đề xuất những phương án nào?

7. Tìm hiểu “chủ đề cấm”, chẳng hạn như những nghĩa vụ tuân theo đạo đức

Ví dụ: Mục tiêu của chúng tôi là có nhân viên là người thúc đẩy mạnh mẽ công ty và tin tưởng vào sứ mệnh và mục tiêu. Bạn có thể đưa ra những điều lệ buộc bạn phải xem xét lại cam kết của mình với công ty và có khả năng rời đi không?

Mặc dù không có gì đảm bảo rằng bất kỳ ứng viên nào sẽ là người phù hợp nhất, nhưng những câu hỏi này sẽ làm tăng khả năng tìm được một nhân viên lâu dài để tăng cường và củng cố lực lượng lao động của bạn.

Bài báo này ban đầu xuất hiện trong Entrepreneur.

————————————————————

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích

  • Theo: theladders.com
  • Người dịch: Bùi Thu Phương
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Bùi Thu Phương- Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=87262

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Latest breaking 24h news around the world Internet Explorer Channel Network


Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER