9 Điều Bạn Không Nên Nói Trong Buổi Phỏng Vấn
5. Các câu hỏi về chính sách nghỉ mát và đặc quyền của nhân viên
Không có gì sai khi muốn biết thêm thông tin về các lợi ích trong quá trình ứng tuyển- trước khi chấp nhận đề nghị làm việc. Nhưng hỏi về những thứ như kỳ nghỉ trong giai đoạn phỏng vấn trước đó có thể ngụ ý rằng bạn mong muốn được nhận về hơn là đóng góp. Một cuộc phỏng vấn xin việc là thời gian để chứng minh giá trị mà bạn sẽ mang lại cho tổ chức và thảo luận về những đóng góp của bạn sẽ như nào. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng rất có thể sẽ tự đưa chủ đề lên.
6. “Xin lỗi, tôi phải nhận cuộc gọi này.”
Việc gián đoạn cuộc phỏng vấn để trả lời cuộc gọi được coi là thô lỗ và thiếu chuyên nghiệp. Trừ trường hợp khẩn cấp, điện thoại của bạn nên ở chế độ tắt tiếng và được cất đi.
7. Các cụm từ và từ có hàm ý tiêu cực
Bạn có nói về vấn đề hoặc thách thức không? Bạn có tập trung vào những thất bại hay cơ hội trải nghiệm? Ngôn ngữ nói lên rất nhiều điều về tư duy, giá trị của bạn và cách bạn giải quyết các tình huống khó khăn. Người phỏng vấn luôn chú ý đến nội dung hàm ý của cuộc trò chuyện và họ sẽ chọn ra những cụm từ và từ có hàm ý tiêu cực, có khả năng coi chúng là mối bận tâm.
8. “Tôi là một người cầu toàn.”
Câu trả lời này có thể dễ đoán như câu hỏi “Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?” Nó đã được sử dụng ở mức độ mà giờ đây nó có khả năng gửi đi thông điệp rằng bạn là người vô dụng, thiếu tư duy sáng tạo và chỉ là những thông tin bạn tìm thấy trên mạng. Để chuẩn bị cho câu hỏi phỏng vấn thường gặp này, hãy nghĩ đến những điểm yếu thực sự của bạn và chọn một điểm yếu không khiến bạn bị thiệt(ví dụ: thảo luận về các sự tức giận của bạn có thể không phải là một ý tưởng tuyệt vời). Sau đó, hãy suy nghĩ về những cách mà điểm yếu đó thực sự mang những điểm mạnh tiềm ẩn và cách bạn đã làm việc để cải thiện nó và tận dụng nó như một lợi thế của mình.
9. “Bạn có những vai trò nào khác?”
Tham vọng và mong muốn thăng chức nhanh có thể là một phẩm chất đáng kinh ngạc. Nhưng khi bạn đang phỏng vấn cho một vai trò cụ thể và bạn đã hỏi về các vai trò hiện có hoặc cơ hội thăng tiến khác, điều đó có thể khiến bạn như không hài lòng về vị trí mà mình đang ứng tuyển. Hãy nhớ rằng các nhà tuyển dụng muốn tránh tỷ lệ nghỉ việc cao và trong khi các công ty lớn luôn tìm cách phát triển các nhân tài nhưng không có được những người xuất sắc, họ cũng cân nhắc về quy trình phỏng vấn như một cách để xác định liệu một ứng viên có cống hiến hết mình cho vị trí được giao. Nếu bạn không muốn làm hỏng cơ hội nhận được việc làm của mình, hãy tìm những cách mang tính xây dựng hơn để có được thông tin về các cơ hội phát triển.
———————————————————–
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
- Theo: theladders.com
- Người dịch: Bùi Thu Phương
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Bùi Thu Phương- Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=86836
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com