Cách Viết Hồ Sơ Xin Việc Cho Vị Trí Quan Hệ Công Chúng Trong 5 Bước

Những người làm công việc quan hệ công chúng là những người có trách nhiệm duy trì thương hiệu và hình ảnh của khách hàng hoặc chủ tuyển dụng họ. Việc tìm kiếm các nhà quản lý tuyển dụng cho vị trí này yêu cầu nhiều yếu tố, chẳng hạn như kinh nghiệm và thành tích trước đây của bạn. Để nhận được một vị trí về lĩnh vực quan hệ công chúng, bạn cần có một bản lý lịch ứng tuyển vị trí quan hệ công chúng ấn tượng để nêu bật những đóng góp tuyệt vời nhất của bạn.

?Sơ yếu lý lịch quan hệ công chúng là gì?

Sơ yếu lý lịch quan hệ công chúng là một bản hồ sơ dùng để ứng tuyển vào một vị trí như chuyên gia quan hệ công chúng. Bản hồ sơ này trình bày chi tiết kinh nghiệm làm việc và kỹ năng trước đây của bạn để nhà quản lý tuyển dụng có thể thấy tại sao bạn là một ứng viên sáng giá cho vị trí này. Nó cũng cung cấp cho nhà quản lý tuyển dụng thông tin liên hệ mà họ có thể dùng nếu muốn thảo luận về công việc này với bạn. Trên sơ yếu lý lịch quan hệ công chúng, bạn có thể nêu chi tiết những thứ như kinh nghiệm của bạn trong việc duy trì thương hiệu của khách hàng trước đây hoặc cách bạn sử dụng các kỹ năng giao tiếp của mình.

?Một bản hồ sơ ứng tuyển vị trí quan hệ công chúng cần những gì?

Với một bản hồ sơ ứng tuyển vị trí quan hệ công chúng, hãy bao gồm các phần sau:

Thông tin cơ bản

Trên mỗi bản sơ yếu lý lịch, hãy viết ra những thông tin cơ bản của bạn. Bao gồm tên đầy đủ, địa chỉ email và số điện thoại của bạn. Điều quan trọng là phải viết ra thông tin của bạn một cách chính xác, vì đây là những gì nhà tuyển dụng sẽ dùng nếu họ muốn liên hệ với bạn.

Kinh nghiệm làm việc

Trên sơ yếu lý lịch của bạn, bạn nên có một phần nêu chi tiết kinh nghiệm làm việc trước đây. Ưu tiên các kinh nghiệm làm việc liên quan đến công việc quan hệ công chúng. Tuy nhiên, nếu đây là công việc đầu tiên của bạn trong lĩnh vực quan hệ công chúng, bạn cũng có thể liệt kê bất kỳ công việc nào khác mà bạn đã làm trước đó. Trong phần kinh nghiệm làm việc, hãy bao gồm chức danh chính thức của bạn trong tổ chức, tên tổ chức và ngày bạn làm việc ở đó. Sau đó, hãy viết ra một số trách nhiệm mà bạn đã đảm nhiệm ở bên dưới phần thông tin cơ bản.

Tốt nhất, hãy liệt ra ba đến bốn công việc trước đây trong phần kinh nghiệm làm việc của bạn. Điều này giúp nhà tuyển dụng tiềm năng thấy rõ quá trình làm việc trước đây của bạn và vai trò mà bạn đảm nhiệm. Tuy nhiên, nếu bạn chưa đảm nhiệm nhiều cho vai trò này, chỉ cần liệt kê càng nhiều càng tốt. Nếu bạn đã đảm nhận nhiều việc cho vai trò này rồi thì hãy liệt kê các vị trí gần đây nhất của bạn.

Giáo dục

Trong phần giáo dục, liệt kê bất kỳ bằng cấp nào bạn có. Các vị trí quan hệ công chúng yêu cầu ít nhất phải có bằng tốt nghiệp trung học. Nhiều vị trí cũng tìm kiếm những ứng viên có bằng cử nhân, vì vậy hãy bao gồm điều này nếu bạn có. Nếu có bằng đại học, hãy liệt kê tên bằng cấp, cơ sở giáo dục nơi bạn nhận bằng và tháng và năm bạn tốt nghiệp. Nếu bạn có bất kỳ thành tích đặc biệt nào trong thời gian đó, chẳng hạn như là người đứng đầu bất kỳ tổ chức nào, bạn cũng có thể liệt kê những thành tích này.

Kỹ năng

Phần kỹ năng bao gồm cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm liên quan đến vị trí quan hệ công chúng. Ví dụ, bạn có thể liệt kê các kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và văn bản của mình, cùng với khả năng làm việc trong các dự án quy mô lớn. Liệt kê các kỹ năng tốt nhất bạn có và những kỹ năng có ích cho vị trí đang tuyển. Trong nhiều hồ sơ xin việc, phần kỹ năng chỉ đơn giản là một danh sách có dấu gạch đầu dòng các kỹ năng và đặc điểm của bạn.

Từ khóa chính

Thông thường, bạn nên đọc lại mô tả công việc và xác định các từ khóa. Từ khóa là những từ hoặc cụm từ được sử dụng trong mô tả công việc biểu thị các yêu cầu hoặc sở thích cụ thể mà nhà tuyển dụng muốn. Bằng cách xác định những từ khóa này, bạn có thể đưa chúng vào sơ yếu lý lịch của mình.

Điều này có thể cung cấp cho bạn hai lợi ích. Thứ nhất, đôi khi các nhà tuyển dụng sử dụng phần mềm tự động để quét hồ sơ đã nộp và tìm kiếm các từ khóa đó. Những sơ yếu lý lịch có chứa các từ khóa sau đó sẽ được gửi đến người quản lý tuyển dụng cho giai đoạn tiếp theo. Ngoài ra, việc sử dụng các cụm từ giống như mô tả công việc chứng tỏ bạn đã đọc kỹ tin tuyển dụng và bạn đáp ứng các yêu cầu cụ thể của họ.

?Cách viết hồ sơ cho vị trí quan hệ công chúng

Hãy làm theo các bước sau để có một bản hồ sơ cho vị trí quan hệ công chúng:

1. Tạo tiêu đề

Ở đầu bản sơ yếu lí lịch, hãy tạo một phần cho thông tin cơ bản của bạn. Phần này bao gồm thông tin liên hệ của bạn và hãy đặt nó ở trên cùng để người quản lý tuyển dụng nhanh chóng xác định bạn là ai. Tách tên của bạn và thông tin liên hệ của bạn thành các dòng khác nhau để dễ đọc hơn.

2. Thêm bản tóm tắt hoặc mục tiêu nghề nghiệp

Trên sơ yếu lý lịch của mình, bạn có thể viết một bản tóm tắt nghề nghiệp hoặc mục tiêu để giới thiệu bản thân với người quản lý tuyển dụng. Mục tiêu nghề nghiệp có thể bao gồm một khẳng định sứ mệnh, là một vài câu mô tả bạn là ai và loại vị trí bạn đang tìm kiếm. Nó giúp bạn làm nổi bật một số đặc điểm tốt nhất của mình đồng thời cung cấp cho người quản lý tuyển dụng thêm thông tin về bạn. Nếu bạn muốn viết phần này, hãy đặt nó bên dưới thông tin liên hệ của bạn chỉ trong một vài câu.

3. Tạo ra ba phần chính yếu của bản lí lịch

Phần lớn sơ yếu lý lịch của bạn là phần kinh nghiệm làm việc, học vấn và kỹ năng. Xác định thứ tự để đặt các phần này dựa trên cái nào tốt nhất để đại diện cho bạn. Ví dụ, nếu bạn có một lịch sử nghề nghiệp lâu dài, hãy đặt phần lịch sử công việc lên hàng đầu. Tuy nhiên, nếu bạn là sinh viên mới tốt nghiệp, bạn nên đặt phần học vấn của mình lên đầu tiên và làm nổi bật những thành tích học tập của bạn. Khi bạn quyết định thứ tự, hãy tạo tiêu đề cho từng phần chính.

4. Điền vào các thông tin

Sau khi viết xong ba phần chính hãy điền vào thông tin của bạn. Điều này bao gồm liệt kê kinh nghiệm làm việc trước đây của bạn, liệt kê danh sách các kỹ năng và nêu chi tiết bất kỳ bằng cấp nào bạn có. Khi xem qua từng phần, hãy đảm bảo bạn cung cấp thông tin chính xác và mô tả bản thân một cách tích cực nhất có thể.

5. Xem xét và chỉnh sửa

Trước khi gửi sơ yếu lý lịch của bạn, hãy dành thời gian để xem xét và chỉnh sửa nó. Kiểm tra độ chính xác và đảm bảo không có lỗi chính tả hoặc ngữ pháp nào. Bạn cũng có thể dùng thời gian này để thay đổi định dạng hoặc thứ tự các phần của mình, vì bạn có thể nghĩ ra được một bố cục khác hấp dẫn hơn. Nếu bạn có thể, hãy nhờ một thành viên trong gia đình, bạn bè hoặc đồng nghiệp xem lại sơ yếu lý lịch của bạn, vì họ có thể có lời khuyên để làm ấn tượng nó. Người quản lý tuyển dụng thường quyết định ấn tượng đầu tiên về bạn dựa trên sơ yếu lý lịch của bạn, vì vậy hãy dành thời gian xem xét và chỉnh sửa nó.

?Mẫu sơ yếu lý lịch cho vị trí quan hệ công chúng tham khảo

Dưới đây là một mẫu sơ yếu lí lịch cho vị trí quan hệ công chúng bạn có thể tham khảo:

[Tên đầy đủ]

[Địa chỉ email]

[Số điện thoại]

[Thành phố và tiểu bang]

Tóm tắt chuyên môn

[Một đến ba câu mô tả quá trình làm việc và kỹ năng trước đây của bạn]

Kinh nghiệm làm việc 

[Chức danh]

[Tổ chức]

[Ngày làm việc]

  • [Nhiệm vụ công việc]
  • [Nhiệm vụ công việc]
  • [Nhiệm vụ công việc]

[Chức danh]

[Tổ chức]

[Ngày làm việc]

  • [Nhiệm vụ công việc]
  • [Nhiệm vụ công việc]
  • [Nhiệm vụ công việc]

Kỹ năng

  • [Skill 1]
  • [Skill 2]
  • [Skill 3]
  • [Skill 4]

Học vấn 

[Tên bằng cấp]

[Tổ chức]

[Tháng và năm tốt nghiệp]

?Ví dụ về bản sơ yếu lí lịch cho vị trí quan hệ công chúng

Dưới đây là một ví dụ về sơ yếu lý lịch cho vị trí quan hệ công chúng sử dụng theo mẫu trên:

Marie Donaldson

MarieDonaldson@email.com

(555) 555-5555

San Diego, California

Tóm tắt chuyên môn 

Chuyên gia trong lĩnh vực quan hệ công chúng làm việc một cách chủ động với lịch sử quản lý thương hiệu ấn tượng. Tìm kiếm cơ hội mới để ứng dụng các kỹ năng trong việc quảng bá cái nhìn về thương hiệu và xây dựng danh tiếng vững chắc cho khách hàng.

Kinh nghiệm làm việc 

Chuyên viên quan hệ công chúng

Tổ chức Marshall

Tháng 12 năm 2016 đến tháng 9 năm 2021

  • Tự phán đoán để đưa ra các quyết định khó khăn trong các tình huống phức tạp
  • Phát hiện và phân tích các cơ hội tiếp thị
  • Cộng tác chặt chẽ với bộ phận tiếp thị để đảm bảo tính nhất quán của thương hiệu
  • Thường xuyên liên lạc với các công ty PR tư nhân và các ấn phẩm trực tuyến

Điều phối viên quan hệ công chúng

Pinnacle Company

Tháng 6 năm 2012 – tháng 11 năm 2016

  • Thực hiện nghiên cứu đối tượng khách và đối thủ cạnh tranh
  • Hỗ trợ xác định và triển khai nói chuyện trực tuyến về thương hiệu
  • Quản lý tất cả các yêu cầu báo chí bên ngoài
  • Giám sát đội ngũ tiếp thị để quảng bá cái nhìn về thương hiệu

Kỹ năng

  • Giao tiếp bằng lời nói và văn bản tuyệt vời
  • Cộng tác viên sôi nổi
  • Khả năng chủ động
  • Có tổ chức và hiệu quả
  • Có thể thực hiện đồng thời nhiều tác vụ khác nhau

Giáo dục

Cử nhân Khoa học trong quan hệ công chúng

Đại học California

Tháng 5 năm 2012

___________________________________

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!

  • Theo: indeed
  • Người dịch: Nguyễn Thị Vi
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thị Vi – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=76440

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Latest breaking 24h news around the world Internet Explorer Channel Network


Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER