Cách Liệt Kê Hiệu Quả Các Kỹ Năng Trên Sơ Yếu Lý Lịch

Thông thường một loạt danh sách các kỹ năng cụ thể nào đó được trình bày trong sơ yếu lý lịch là những thông tin vô cùng giá trị đối với các nhà tuyển dụng. Mục kỹ năng này đề cập mức độ hiểu biết và của các ứng viên khi hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông cũng như là kinh nghiệm từ những công việc trước đó có liên quan đến công việc hiện tại bây giờ. Tuy nhiên, bài viết này sẽ bật mí cho các bạn biết đến việc làm thế nào để liệt kê các kỹ năng này một cách nổi bật và phù hợp nhất với vị trí bạn đang ứng tuyển.

?Tại sao việc liệt kê các kỹ năng trong sơ yếu lý lịch lại quan trọng?

Kỹ năng là một trong những phần quan trọng nhất của sơ yếu lý lịch. Bên cạnh trình độ học vấn, kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn thị việc có một danh mục riêng để nói kỹ năng của ứng viên sẽ giúp các nhà tuyển dụng dễ dàng biết người đó có khả năng đặc biệt gì một cách nhanh chóng. Nếu danh sách này thâu tóm càng nhiều kỹ năng, khả năng cao là bạn sẽ được đánh giá cao hơn vì bạn có thể làm được nhiều việc hơn những ứng viên bình thường.

?Cách liệt kê các kỹ năng của bạn trên sơ yếu lý lịch

Chọn mọi kỹ năng một cách cẩn thận và liệt kê chúng một cách trình tự. Sau đây là thứ tự các bước để liệt kê các kỹ năng của bạn trên sơ yếu lý lịch:

  • Hiểu rõ các kỹ năng gây ấn tượng với nhà tuyển dụng trong ngành của bạn.
  • Liệt kê tất cả các kỹ năng đặc biệt của bạn.
  • Loại bỏ các kỹ năng không cần thiết.
  • Xem xét mô tả công việc và các từ khóa liên quan đến kỹ năng.
  • Gạch đầu dòng lập thành danh sách dựa trên những gì bạn tìm thấy
  • Cung cấp các ví dụ cụ thể mang tính xác thực

1. Hiểu rõ các kỹ năng gây ấn tượng với nhà tuyển dụng trong ngành của bạn

Tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực của bạn và xác định kỹ năng nào được nhà tuyển dụng đánh giá cao nhất. Với tất cả các kỹ năng cần thiết đã thu thập được, hãy tìm thêm các kỹ năng khác mang tính tổng quát và toàn diện hơn. Với tất cả các kỹ năng cần thiết đã thu thập được, hãy đọc qua danh sách của bạn và tìm ra kỹ năng nào bạn sử dụng nhiều nhất.

2. Liệt kê tất cả các kỹ năng đặc biệt của bạn

Xem qua danh sách bạn đã thu thập và xác định các kỹ năng hàng đầu của bạn. Điều này có nghĩa là mặc dù bạn có thể có một danh sách dài các kỹ năng nhưng hãy ưu tiên những kỹ năng mà bạn mạnh nhất. Có rất nhiều kỹ năng khác nhau để có thể điền vào sơ yếu lý lịch, tuy nhiên có hai loại chính bao gồm kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Cả hai loại kỹ năng này đều rất quan trọng, ứng viên nên gộp chung vào mục kỹ năng trong sơ yếu lý lịch.

3. Loại bỏ các kỹ năng không cần thiết

Sau khi đã thu hẹp danh sách các kỹ năng đặc biệt của mình, công việc bây giờ là chỉnh sửa lại danh sách cho phù hợp. Hãy xem xét chức vụ cụ thể mà bạn đang tìm kiếm và xác định các kỹ năng cần thiết cho chức vụ đó. Việc cuối cùng là loại bỏ bất kỳ kỹ năng nào trong danh sách không liên quan trực tiếp vị trí công việc của bạn .

4. Xem xét mô tả công việc và các từ khóa liên quan đến kỹ năng

Tương tự như bước trước, hãy đọc qua mô tả công việc thực tế cho ví trí mà bạn quan tâm. Cân nhắc lựa chọn từ ngữ của họ và cách họ mô tả các chức năng nhất định. Ví dụ: nếu mô tả giải thích rằng ứng viên phải thích ứng với môi trường thay đổi liên tục, thì khả năng thích ứng là một kỹ năng mà bạn nên đưa vào sơ yếu lý lịch của mình.

5. Gạch đầu dòng lập thành danh sách dựa trên những gì bạn tìm thấy

Ở giai đoạn này, bạn cần liệt kê các kỹ năng công việc cụ thể có liên quan nhất tới công việc mà bạn đang ứng tuyển rồi chuyển sang các kỹ năng phụ. Bước tiếp theo là phân loại và gộp các kỹ năng này theo nhóm. Hầu hết mọi người chọn gạch đầu dòng như một cách sắp xếp thông tin của họ. Danh sách ngắn thường rút gọn chỉ còn một cột duy nhất và danh sách dài hơn sẽ trở thành hai hoặc ba cột. Bạn có thể lựa chọn liệt kê chúng theo thứ tự bảng chữ cái, theo mức độ liên quan hoặc theo thứ tự kinh nghiệm.

6. Cung cấp các ví dụ cụ thể mang tính xác thực

Mặc dù không bắt buộc nhưng một số người sẽ cung cấp các ví dụ cụ thể về các kỹ năng vừa trình bày trong hồ sơ xin việc của mình. Làm như vậy sẽ giúp bản thân cũng như sơ yếu lý lịch của bạn trở nên giá trị, nâng cao cơ hội thành công khi xin việc. Ví dụ: bạn có thể giải thích rằng bạn đã cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình bằng cách trình bày ý tưởng mới với một khách hàng phức tạp. Bạn đã thuyết phục họ mua các dịch vụ bổ sung, tăng khoản thanh toán dịch vụ hàng tháng của họ lên 20% và thúc đẩy thêm 10% lưu lượng truy cập vào trang web của họ hàng ngày. Thêm các ví dụ như vậy bên dưới danh sách các kỹ năng để giải thích hoặc bổ sung thêm một vài thông tin cụ thể, rõ ràng là điều rất cần thiết.

?Các câu hỏi thường gặp

Danh sách sau cung cấp các câu hỏi thường gặp liên quan đến các kỹ năng trong sơ yếu lý lịch:

  • Bạn nên đưa vào sơ yếu lý lịch của mình bao nhiêu kỹ năng?
  • Những gì được coi là một kỹ năng?
  • Làm thế nào để bạn xác định những kỹ năng bạn có?
  • Một số kỹ năng chung mà tất cả các nhà tuyển dụng tìm kiếm là gì?

1. Bạn nên đưa vào sơ yếu lý lịch của mình bao nhiêu kỹ năng?

Số lượng kỹ năng bạn đưa vào sơ yếu lý lịch của mình là do bạn quyết định. Hãy xem xét các kỹ năng phù hợp nhất trong ngành của bạn cùng với những gì một nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Nếu tổng kết lại bạn liệt kê được 10 kỹ năng, thì hãy chỉ liệt kê 10 kỹ năng đó. Tuy nhiên, một khi bạn đạt đến phạm vi 25-30, sơ yếu lý lịch của bạn sẽ trở nên lộn xộn.Trên sơ yếu lý lịch mục kỹ năng này thường đứng sau mục kinh nghiệm công việc, nằm ở một cột riêng nên không gian dành cho nó không được nhiều, vì vậy hãy chọn kỹ năng của bạn một cách cẩn thận.

2. Những gì được coi là một kỹ năng?

Kỹ năng có rất nhiều loại chẳng hạn như các các nhóm kỹ năng về kiến thức chuyên môn và năng lực làm việc. Có các kỹ năng cứng, thường là kỹ năng kỹ thuật theo ngành cụ thể và kỹ năng mềm, thường là kỹ năng giữa các cá nhân hoặc các đặc điểm tính cách như giao tiếp hiệu quả và đáng tin cậy.

3. Làm thế nào để bạn xác định những kỹ năng bạn có?

Khi xác định bộ kỹ năng của riêng bạn, hãy xem xét trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc của bạn. Nghĩ về các dự án hoặc bài báo bạn đã hoàn thành ở trường và các nhiệm vụ, thiết bị hoặc ứng dụng bạn đã từng làm. Tự hỏi bản thân để biết xem mình đã có trong tay những kỹ năng gì khi tham gia vào các hoạt động đó. Nếu bạn xuất sắc trong việc viết bài, thì bạn có kỹ năng giao tiếp bằng văn bản đặc biệt và kỹ năng nghiên cứu tiềm năng cũng rất tốt. Nếu bạn đã làm việc với một loại ứng dụng nhất định, chẳng hạn như QuickBooks, thì chắc chắn bạn đã có kỹ năng ghi sổ và nhập dữ liệu.

4. Một số kỹ năng chung mà tất cả các nhà tuyển dụng tìm kiếm là gì?

Các ứng viên tốt không chỉ có các kỹ năng cụ thể cho công việc mà còn có kinh nghiệm làm việc nhóm chung trong môi trường làm việc. Một số kỹ năng chung mà hầu hết các nhà tuyển dụng tìm kiếm bao gồm:

  • Giao tiếp bằng lời nói và văn bản
  • Giải quyết vấn đề
  • Cơ quan
  • Khả năng lãnh đạo
?Các ví dụ về kỹ năng trong từng mục khác nhau

Tính chất công việc từng ngành khác nhau đòi hỏi các bộ kỹ năng liên quan phải khác nhau. Dưới đây là một số chia sẻ về các kỹ năng chung, cần thiết mang tính đặc thù và trọng tâm nhất của một số ngành hot mà nhà các tuyển dụng yêu cầu .

1. Y khoa

Các chuyên gia y tế yêu cầu một danh sách các kỹ năng cứng để thực hiện nhiệm vụ hàng ngày. Những kỹ năng đó khác nhau tùy thuộc vào từng bộ phận của khoa, tuy nhiên, họ thường tập trung vào những kỹ năng sau:

  • Kỹ năng giao tiếp và liên hệ bằng văn bản thành thạo lưu loát để nói chuyện với bệnh nhân
  • Kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp giữa các cá nhân để làm việc với trợ lý và các nhân viên y tế khác
  • Kỹ năng phân tích để xác định các mối quan tâm về sức khỏe ở bệnh nhân
  • Kỹ năng máy tính để ghi thông tin và quản lý máy móc và ứng dụng liên quan đến sức khỏe

2. Lập trình

Các chuyên gia lập trình có bộ kỹ năng rất độc đáo, bao gồm sự hiểu biết thấu đáo về các ngôn ngữ lập trình phức tạp. Các kỹ năng khác bao gồm:

  • Tiếp thu nhanh và áp dụng linh hoạt các ý tưởng mới
  • Nắm chắc kiến thức toán cao cấp
  • Kỹ năng viết tốt để báo cáo các vấn đề về mã
  • Sự nhanh nhẹn và sáng tạo để xử lý các vấn đề phức tạp về mã

3. Văn phòng

Nhiều nhân viên văn phòng chia sẻ nhóm các kỹ năng chung bất kể bộ phận cá nhân nào cũng cần phải có. Một số kỹ năng của họ bao gồm:

  • Quản lý hồ sơ và thủ tục giấy tờ
  • Sổ sách kế toán
  • Giao tiếp mạnh mẽ, trao đổi thông tin thành thạo bằng văn bản và giữa các cá nhân
  • Kinh nghiệm nâng cao với các thiết bị như máy tính, máy in và máy fax
  • Kỹ năng nâng cao trong các ứng dụng phổ biến như Microsoft Word và PowerPoint
?Các mẫu ghi phần kỹ năng

Có nhiều cách khác nhau để mọi người định dạng phần kỹ năng của mình. Danh sách sau đây mô tả một số phương pháp cụ thể:

1. Danh sách gạch dấu đầu dòng

Danh sách dấu đầu dòng là cách phổ biến nhất mà mọi người định dạng phần kỹ năng của họ. Chúng có thể chia thông tin thành một danh sách hoặc nhiều cột:

  • [Kỹ năng 1]
  • [Kỹ năng 2]
  • [Kỹ năng 3]

1. Dấu đầu dòng mở rộng

Một số người mở rộng dựa trên các gạch đầu dòng của họ, đi vào chi tiết hơn về từng kỹ năng. Do thông tin bổ sung, đây thường là danh sách dấu đầu dòng một cột:

  • [Kỹ năng 1]: [Giải thích về số năm kinh nghiệm bao gồm chứng chỉ bổ sung hoặc thông tin liên quan khác]

2. Phân loại

Những người có bộ kỹ năng đa dạng thường chia danh sách của họ thành các danh mục. Điều này giúp nhà tuyển dụng quan tâm đến các bộ kỹ năng, năng lực phức tạp nhiều hơn:

[Loại 1]

  • [Kỹ năng 1]
  • [Kỹ năng 2]

[Loại 2]

  • [Kỹ năng 1]
  • [Kỹ năng 2]
?Phần ví dụ 

Danh sách ví dụ sau đây cho thấy các mẫu ở trên chứa đầy thông tin về công việc cụ thể dành cho ngành điều dưỡng:

1. Gạch đầu dòng

  • Nhận thức văn hóa
  • Sự chú ý đến chi tiết
  • Tư duy phản biện
  • Quản lý thời gian
  • Giao tiếp giữa các cá nhân

2. Dấu đầu dòng mở rộng

  • Nhận thức về văn hóa: Hơn 4 năm kinh nghiệm với nhiều chủng tộc, nguồn gốc và tôn giáo khác nhau, hiểu biết vừa phải về quan điểm của họ về quy trình điều dưỡng và y tế
  • Giao tiếp mạnh mẽ bằng miệng và bằng văn bản: Hơn 6 năm trong cơ sở y tế làm việc với bệnh nhân và các chuyên gia khác
  • Khả năng thích ứng: Hơn 2 năm kinh nghiệm trong các phòng cấp cứu, thích ứng với việc thay đổi lịch trình và các trường hợp khẩn cấp theo yêu cầu

3. Phân loại

Chung

  • Nhận thức văn hóa
  • Sự chú ý đến chi tiết
  • Tư duy phản biện

Phần mềm

  • HealthOne
  • MediWorks 2.0

___________________________________

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!

  • Theo: indeed
  • Người dịch: Nguyễn Thu Phương
  • Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thu Phương – Nguồn: iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=69546

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Latest breaking 24h news around the world Internet Explorer Channel Network


Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER