5 Phương Pháp Hiệu Quả Để Kiểm Soát Cảm Xúc
??? Dưới đây là 5 cách để kiểm soát cảm xúc trong mô hình 4 giai đoạn của Gross:
- Lựa chọn tình huống – liên quan đến việc thực hiện các hành động để đặt bản thân vào một tình huống mà bạn biết mình có khả năng sẽ trải qua hoặc không trải qua những cảm xúc nào, tùy thuộc vào những gì bạn muốn.
- Sửa đổi tình huống – diễn ra khi tình huống xảy ra, có thể là một tình huống căng thẳng tiềm ẩn và bạn tự mình chấp nhận để sửa đổi môi trường vật chất bên ngoài.
Một lần nữa, bạn đang kiểm soát tình hình và kế đến là cảm xúc của bạn.
- Triển khai có chủ ý – Không giống như hai tình huống đầu tiên mà bạn phải thay đổi môi trường, triển khai có chủ ý bao gồm việc hướng hoặc chuyển sự chú ý của một người vào/khỏi một tình huống cảm xúc. Đây là phiên bản nội bộ của việc lựa chọn tình huống, theo đó bạn thay đổi trọng tâm của mình hoặc chọn cách suy nghĩ về tình huống.
Ví dụ: Nếu bạn chuẩn bị thử vai cho một vở kịch cũng có nhiều diễn viên xuất sắc khác tham gia khiến bạn cảm thấy bị đe dọa, một cách để chuyển sự chú ý của bạn khỏi sự kém cỏi của chính mình là tập trung vào thành tích của bạn. Bạn có thể tập trung vào tài năng thiên bẩm, khả năng, sẵn sàng làm việc chăm chỉ của bản thân và do đó có ít thời gian để lo lắng về bất cứ điều gì khác.
Bằng cách thay đổi sự tập trung và chú ý, bạn đang kiểm soát phản ứng cảm xúc của mình.
- Thay đổi nhận thức – liên quan đến việc thay đổi cách bạn đánh giá tình huống để thay đổi ý nghĩa cảm xúc của nó.
Đôi khi, cho dù bạn đã áp dụng những chiến lược khác, bạn phải thay đổi ý nghĩa của một tình huống bằng cách đánh giá lại hoàn toàn nó. Nói cách khác, bạn phải điều chỉnh lại, hoặc nghĩ khác đi.
Ví dụ: Người quan trọng đối với bạn quên ngày sinh nhật của bạn và bạn bị tổn thương và thất vọng vì tin rằng họ không còn quan tâm, bạn có thể áp dụng một sự thay đổi nhận thức hoặc đánh giá lại tình hình. Có lẽ anh/cô ấy đã mất dấu ngày tháng, có nhiều vấn đề cấp bách hơn cần giải quyết hoặc đang bị phân tâm.
Bằng cách thay đổi suy nghĩ của mình trong trường hợp này, tuy bạn sẽ không thay đổi được tình hình, nhưng bạn sẽ thay đổi cách nó ảnh hưởng đến bạn.
- Điều chỉnh phản ứng – liên quan đến việc cố gắng tác động trực tiếp đến các phản ứng sinh lý, trải nghiệm hoặc hành vi.
Ví dụ: Tập thể dục, thiền hoặc đếm đến 10 khi bạn tức giận hoặc buồn bã có thể được sử dụng để giảm các khía cạnh sinh lý và trải nghiệm của cảm xúc tiêu cực. Mặc dù điều chỉnh phản ứng có hiệu quả tốt nhất khi nó được sử dụng kết hợp với một trong các chiến lược khác, nhưng nó không bao giờ là kém hữu ích.
Về vấn đề đó, Gross gợi ý rằng chỉ sử dụng một phản ứng sinh lý có thể dẫn đến việc kìm nén cảm xúc, từ đó có thể gây ra các vấn đề không mong muốn khác. Mặc dù vậy, hoạt động thể chất thường xuyên đã được chứng minh là có thể làm giảm cảm xúc đau buồn và cải thiện khả năng kiểm soát cảm xúc tổng thể.
Như bạn có thể thấy, mô hình 4 giai đoạn của Gross là mô hình mà bạn có thể áp dụng cho hầu hết các tình huống cảm xúc rắc rối trong thực tế. Việc bạn có thể sửa đổi quá trình suy nghĩ, đánh giá và phản ứng sẽ dẫn đến việc kiểm soát cảm xúc tốt hơn.
————————————————
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích.
Nguồn:
- Tác giả: Z. Hereford
- Link bài viết gốc: TẠI ĐÂY
- Dịch giả: Việt Nga
Khi chia sẻ cần trích dẫn đầy đủ tên tác giả và nguồn dịch là “Dịch giả: Việt Nga – Nguồn: iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=55019
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com