6 Lý Do Tại Sao Bạn Không Nên Sợ Hãi Khi Thay Đổi Công Việc

‘’Tại sao bạn nghỉ việc? Bạn làm công việc đó chưa đến 2 năm.’’

‘’Tôi sẽ không chuyển đơn xin nghỉ việc đến khi tôi tìm được đề nghị công việc khác’’

‘’Tôi sợ rằng việc tôi từ bỏ công việc có thể ảnh hưởng tới cách mà ông chủ xem xét hồ sơ lý lịch của tôi’’

Nghe có vẻ quen? Mặc dù những người thuộc thế hệ Millennials được coi là những người bỏ công việc liên tục, nhưng họ không phải là thế hệ đầu tiên thay đổi công việc nhiều lần trong suốt cuộc đời làm nghề của mình. Tin hay không thì lứa tuổi Baby Boomers thay đổi công việc khoảng 11 lần trong khoảng thời gian 30 năm. Con số này được thống kê từ khảo sát năm 2015 của Cục Thống Kê Lao Động. Dựa trên nghiên cứu của họ, có vẻ như những người thuộc thế hệ trước cũng đang cố gắng tìm kiếm một sự nghiệp ưng ý bằng cách nhảy việc.

Bạn cảm thấy tội lỗi khi muốn từ bỏ? Bạn không chắc chắn về bước đi tiếp theo? Bạn đang cố gắng thử ngành mà bạn phù hợp? Hãy thư giãn – và đọc 6 lý do giải thích cho việc bạn không nên quá căng thẳng khi thay đổi công việc.

? 6 Lý Do Tại Sao Bạn Không Nên Sợ Hãi Khi Thay Đổi Công Việc

1. Thời đại đang thay đổi

Hãy đối mặt với nó, chỉ bởi vì bạn chuyển từ công việc này sang một công việc khác trong một năm không có nghĩa là bạn vô trách nhiệm. Nhiều thứ có thể ảnh hưởng đến thời gian bạn việc – và nó không nhất thiết về việc bạn hài lòng với công việc như thế nào. Bên cạnh đó, những người công nhân không cần thiết phải làm ở một nơi nữa, hoặc tuân theo lịch trình 9-5.

Đó là bởi vì đang có nhiều và nhiều công ty bổ sung linh hoạt các chính sách tuyển dụng. Ví dụ như, nếu bạn không thực sự muốn từ bỏ công việc của bạn nhưng bạn lo ngại về quãng đường đi làm dài, bạn có thể thương lượng với ông chủ của bạn. Người quản lý thông minh sẽ làm điều họ cần làm để giữ lại người nhân viên tốt. Tất cả điều bạn cần làm là can đảm nói ra điều bạn cần.

2. Những Người Chủ Ngày Nay Thì Cởi Mở Hơn

Ngược dòng thời gian trở lại, những người rời khỏi công ty của họ trước lễ kỷ niệm 5 năm của công ty được coi như kẻ phản bội. Không còn tồn tại nữa. Ngày nay, nhận định này đã được thoải mái hơn để thấy được khoảng trống hay là sự thay đổi trong công việc và trong sơ yếu lý lịch của ứng viên. Tuy nhiên, những gì họ đang tìm kiếm là cách bạn sử dụng những kinh nghiệm khác nhau của mình để phát triển như một con người và đóng góp tích cực cho vị trí trước đây của bạn.

Trên thực tế, nếu bạn nói chuyện với ông chủ của bạn về khả năng chuyển sang một công ty khác, anh ấy hoặc cô ấy có thể nói rõ ràng rằng cánh cửa sẽ mãi mãi rộng mở chào đón sự trở lại của bạn. Thậm chí những công ty lớn như Yahoo, cũng chứng kiến một lượng lớn nhân viên quay trở lại làm việc. Điều này là do các doanh nghiệp ngày nay coi trọng kiến ​​thức của người lao động – chứ không phải số năm làm việc của họ.

3. Học Hỏi Những Điều Mới Là Quan Trọng Hơn

Như đã đề cập, nhiều người quản lý ngày nay thì không quan trọng vấn đề khoảng trống trong lịch sử nghề nghiệp của bạn HOẶC thấy được một vài công việc được liệt kê trong 2 năm. Điều quan trọng với họ là nghe ĐIỀU mà bạn học được và CÁCH mà bạn sẽ sử dụng nó trong vị trí tương lai. Thêm vào đó, có một vài trường hợp khi bạn thực sự cần thay đổi công việc. (ví dụ khi chuyển đến tiểu bang mới hoặc quốc gia mới).

Có phải công việc hiện tại của bạn ngăn cản việc bạn học thêm điều mới? Hay những cuộc đàm phán nằm ngoài câu hỏi? Những kỹ năng nào khác bạn quan tâm? Công ty nào hay ngành nào có thể đáp ứng điều này? Hãy suy nghĩ kỹ. Nhớ rằng: đây là về tương lai của bạn.

4. Thực Tế Hơn

Đôi khi, việc rời khỏi công việc của bạn là lựa chọn tốt nhất. Điều này thường xảy ra khi bạn dời vị trí của mình vì hôn nhân hay khi bạn cần chăm sóc người thân bị ốm trong một thời gian. Cuộc sống cứ tiếp diễn- và khi nó xảy ra, công việc của chúng ta đứng thứ hai. Đó không phải là điềm xấu. Những người ông chủ có thể hiểu và sẽ cân nhắc kinh nghiệm và niềm đam mê hơn là khoảng trống của bạn trên hồ sơ lý lịch.

Nếu bạn tận dụng khoảng thời gian đó tốt, sẽ chẳng có lý do nào để sợ hãi. Bạn có thể tỏa sáng theo cách của chính bạn bằng cách nêu bật những điều tốt mà bạn đã hoàn thành trong ca làm việc (Ví dụ như:’’ Tôi đã học được nhiều điều trong quá trình làm người chăm sóc cho công ty X, một trong số đó là kỹ năng lập ngân sách. Tôi tự tin rằng điều này sẽ giúp tôi nếu tôi được cân nhắc cho vị trí ứng tuyển Y của công ty anh.’’)

5. Yêu Công Việc Giúp Bạn Trở Nên Năng Suất Hơn

Một trong những lý do chính khiến nhân viên thay đổi công việc của họ là bởi vì họ đang cố gắng tìm thấy sự ý nghĩa trong công việc. Nếu bạn là một trong số họ, có phải bạn nghĩ sẽ không công bằng với ông chủ của bạn nếu bạn tiếp tục làm việc ở nơi bạn không thích? Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi trường đại học của Warwick, những người nhân viên hạnh phúc hơn có năng suất cao hơn 12%. Và đoán xem – tiền thì KHÔNG phải là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự hài lòng của họ.

Tất nhiên, đừng chỉ từ bỏ bởi vì bạn có một ngày tồi tệ. Nó diễn ra với tất cả mọi người. Nhưng khi, bạn chú ý rằng bạn cảm thấy không có động lực và mất động lực trong việc của bạn, thì hãy cẩn thận! Bạn có thể cần đánh giá lại tình hình hiện tại của mình.

6. Bạn Cần Biết – Để Không Mắc Kẹt Khi Tự Hỏi

Trong nhiệm vụ tìm kiếm một “công việc phù hợp”, bạn có thể sẽ tự hỏi tất cả các loại “điều gì sẽ xảy ra” trước khi mạo hiểm thị trường việc làm.

‘’Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không thích nó sau 6 tháng?’’

‘’Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không được nhận? Tôi sẽ thất nghiệp một thời gian’’

‘’Điều gì sẽ xảy ra nếu họ không có cơ hội để thăng tiến?’’

Đây là vấn đề: bạn có thể tiếp tục hỏi những câu hỏi này HOẶC bạn có thể bắt đầu một câu việc mới. Bạn muốn chuyển việc vì bạn muốn biết nhiều thứ mới. Nhiều công ty ngày nay có khoảng thời gian thử việc, bạn có thể trải nghiệm làm việc ở đó vài tuần trước khi quyết định.

Nếu bạn lo lắng về việc thất nghiệp, hãy thử tìm kiếm những công việc phụ bạn có thể làm trong lúc này (ví dụ như nhà văn tự do, người phục vụ bán thời gian, nhà thiết kế web, v.v.). Ngay cả những người nổi tiếng cũng có những công việc kỳ quặc trước khi họ tìm được công việc phù hợp với mình. Điều này nghe có vẻ sáo rỗng, nhưng “bạn sẽ không bao giờ biết trừ khi bạn thử”, đúng vậy không?

? Thế giới đang chờ đợi

Không sao cả khi sợ hãi về những hậu quả có thể xảy ra khi chuyển đổi công việc. Nhưng thời thế đã thay đổi. Các nhà tuyển dụng hiện nay hiểu biết hơn, giao tiếp và cởi mở hơn. Cái thời mà nhân viên sẽ bị khiển trách vì nói sai sự thật không còn nữa. Cho dù bạn dự định thay đổi công việc để khám phá những cơ hội tốt hơn hay vì bạn muốn thử những kỹ năng mới, hãy sử dụng nỗi sợ đó làm bàn đạp cho bạn.

Thế giới rộng lớn và đang chờ đợi bạn – tất cả những gì bạn cần làm là quyết định.

Chúng tôi hi vọng bạn thích bài viết này.

————-

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích.

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=69224

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất
Top List in the World https://top-list-co.blogspot.com/