Những Yếu Tố Quan Trọng Cho Một Bản Hồ Sơ Xin Việc Hiệu Quả
- Số điện thoại của bạn
- Địa chỉ email của bạn
- Thành phố và tiểu bang nơi bạn hiện đang cư trú
Hãy chọn tùy chọn phù hợp nhất với mức kinh nghiệm hoặc tình hình nghề nghiệp của bạn. Cho dù bạn chọn cách nào, bạn sẽ đặt phần này ở đầu hồ sơ xin việc của mình, bên dưới thông tin liên hệ nhưng ở trên phần kinh nghiệm chuyên môn của bạn. Hãy luôn bao gồm thông tin phù hợp với công việc mà bạn đang ứng tuyển, vì điều này sẽ chứng minh bạn có đủ năng lực để đảm nhận các trách nhiệm của vai trò đó.
- Mục tiêu của hồ sơ xin việc: Một đến hai câu giới thiệu trình độ chuyên môn của bạn và nêu bật mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Điều này phù hợp nhất cho các ứng viên đầu vào hoặc các cá nhân muốn thay đổi nghề nghiệp.
- Bản tóm tắt chuyên môn: Một bản mô tả ngắn, khoảng ba đến năm câu, về đặc điểm, thành tích có liên quan và quan trọng nhất của bạn. Hãy làm bản tóm tắt khi bạn có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong nghề.
3. Kinh nghiệm chuyên môn
Kinh nghiệm chuyên môn là phần quan trọng nhất trong hồ sơ xin việc của bạn, vì vậy hãy đảm bảo nó thể hiện rõ ràng về trình độ của bạn. Hãy tránh tập trung vào các nhiệm vụ hoặc trách nhiệm mà bạn đã đảm nhiệm trong các công việc trước đây, thay vào đó hãy đưa ra các ví dụ về thành tích của bạn để chứng minh giá trị của bạn với tư cách là một nhân viên. Cố gắng bao gồm càng nhiều chi tiết có thể đo lường được, cho dù chúng là tỷ lệ phần trăm liên quan đến kết quả bạn đã tạo hay định lượng khối lượng công việc bạn đã hoàn thành trong một khoảng thời gian cụ thể.
Phần này nên bao gồm các thông tin sau:
- Chức vụ của bạn
- Tên người nhà tuyển dụng
- Vị trí của nhà tuyển dụng
- Ngày tháng làm việc
- Các gạch đầu dòng ngắn gọn về trách nhiệm và thành tích quan trọng của bạn trong vai trò
Theo nguyên tắc chung, chỉ được liệt kê 10 đến 15 năm kinh nghiệm nghề nghiệp gần nhất của bạn. Giới hạn số lượng công việc bạn liệt kê có thể giúp giữ cho hồ sơ xin việc của bạn ngắn gọn và tập trung vào kinh nghiệm phù hợp nhất của mình. Đồng thời, bạn có thể liệt kê các kinh nghiệm khác, chẳng hạn như thực tập, công việc bán thời gian, công việc tự do hoặc công việc tình nguyện, miễn là chúng liên quan đến các kỹ năng hoặc yêu cầu của vị trí mà bạn đang ứng tuyển.
4. Kỹ năng
Hồ sơ xin việc của bạn nên bao gồm một phần trình bày chi tiết các kỹ năng cụ thể của bạn có liên quan đến vị trí ứng tuyển. Đặt danh sách được đánh dấu đầu dòng này dưới phần tóm tắt hoặc trong một cột ở bên cạnh tài liệu. Trong hầu hết các tình huống, bạn không nên liệt kê quá 10 kỹ năng để tránh tạo ra sự lộn xộn trong hồ sơ xin việc của mình. Bạn có thể sử dụng bản mô tả công việc để xác định kỹ năng nào là cần thiết nhất cho công việc. Hãy nhớ kết hợp các từ khóa từ mô tả, điều này sẽ giúp bạn vượt qua hệ thống theo dõi người nộp đơn và giúp người quản lý tuyển dụng hiểu được trình độ của bạn dễ dàng hơn.
5. Học vấn
Phần học vấn của bạn thường nằm ở cuối sơ yếu lý lịch của bạn. Tuy nhiên, những sinh viên mới tốt nghiệp đại học có thể đặt phần này lên trên kinh nghiệm chuyên môn của họ. Phần này sẽ cung cấp cho người quản lý tuyển dụng những hiểu biết sâu sắc về trình độ và nền tảng giáo dục có liên quan của bạn. Một số nhà tuyển dụng có thể yêu cầu các ứng viên có bằng cấp hoặc đào tạo cụ thể, vì vậy hãy đảm bảo làm nổi bật những chi tiết đó.
Liệt kê các thông tin sau trong phần học vấn của bạn:
- Tên các trường đã học
- Địa chỉ của các trường đã học
- Các bằng cấp nhận được (bắt đầu từ nâng cao nhất)
- Các khóa học liên quan (tùy chọn)
- Các chứng chỉ liên quan
Phần học vấn của bạn có thể sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm nghề nghiệp của bạn. Một sinh viên tốt nghiệp đại học gần đây (trong vòng năm năm qua) có thể bao gồm năm tốt nghiệp hoặc điểm trung bình của họ, miễn là trên 3.5. Một khi bạn tốt nghiệp đại học, bạn cũng không cần phải đề cập đến học vấn trung học của bạn.
6. Trình bày có tổ chức
Một bản hồ sơ xin việc hiệu quả sẽ khiến người quản lý tuyển dụng đọc dễ dàng hơn, vì vậy mỗi phần phải có một tiêu đề riêng biệt và phải có đủ khoảng trắng giữa chúng để đảm bảo tài liệu của bạn trông không lộn xộn. Bạn cũng có thể sáng tạo với định dạng của mình bằng cách kết hợp một số màu sắc trong tiêu đề hoặc các tính năng thiết kế khác, nhưng bạn phải duy trì tính chuyên nghiệp và đưa ra lựa chọn phù hợp dựa trên phong cách của nhà tuyển dụng tiềm năng.
Hầu hết các ứng viên sử dụng định dạng trình tự thời gian đảo ngược, đó là khi bạn liệt kê kinh nghiệm chuyên môn của mình từ gần đây nhất đến xa nhất. Tuy nhiên, một số tình huống nghề nghiệp có thể yêu cầu bạn suy nghĩ về việc sử dụng định dạng chức năng hoặc kết hợp. Ví dụ: bạn có thể chuyển đổi loại hồ sơ xin việc của mình nếu bạn đang thực hiện một sự thay đổi đáng kể trong nghề nghiệp hoặc có khoảng cách về việc làm.
7. Hiệu đính
Một hồ sơ xin việc tốt sẽ không có bất kỳ lỗi chính tả hoặc các lỗi ngữ pháp. Nhớ rằng hãy luôn đánh giá tài liệu của bạn nhiều lần và nhờ người khác đọc để họ có thể nhận ra những điều bạn không hề để ý. Một hồ sơ xin việc không có lỗi chứng minh rằng bạn có thể tạo ra công việc chất lượng, đồng thời cho thấy rằng bạn chú ý đến từng chi tiết. Nếu bạn bao gồm các liên kết trong hồ sơ xin việc của mình, hãy nhấp thử vào chúng để đảm bảo chúng đến đúng vị trí — điều này sẽ tránh gây ra bất kỳ sự thất vọng nào cho người đọc.
8. Các yếu tổ bổ sung
Các yếu tố sau là tùy chọn nhưng có thể được kết hợp ở bên cạnh hoặc cuối sơ yếu lý lịch để thể hiện các tiêu chuẩn độc đáo của bạn với tư cách là một ứng viên:
- Giải thưởng và danh hiệu: Bạn có thể liệt kê những thành tích này trong phần kinh nghiệm của mình hoặc đánh dấu chúng một cách riêng biệt. Chúng phải liên quan đến vị trí ứng tuyển để thể hiện khả năng chuyên môn của bạn. Đặc biệt, sẽ hiệu quả hơn nếu bao gồm bất kỳ sự công nhận nào trong toàn ngành mà bạn đã nhận được.
- Ngôn ngữ: Nếu bạn thành thạo nhiều hơn một ngôn ngữ và tin rằng chúng có thể là lợi thế cho vị trí ứng tuyển, hãy bao gồm chúng cùng với mức độ thông thạo của bạn.
- Lời chứng thực: Bạn có thể muốn giới thiệu lời chứng thực của khách hàng hoặc người quản lý ấn tượng như một bằng chứng chứng minh giá trị mà bạn cung cấp. Đảm bảo rằng nó ngắn gọn và không chiếm quá nhiều dung lượng trong tài liệu của bạn.
- Ấn phẩm: Nếu bạn đã viết cho hoặc xuất hiện trên các ấn phẩm nổi tiếng, bạn hãy bao gồm một liên kết nếu có thể hoặc tiêu đề của tác phẩm của bạn. Bạn cũng có thể đề cập đến bất kỳ lần xuất hiện nói chuyện quan trọng nào mà bạn đã thực hiện. Những chi tiết này có thể chứng minh rằng bạn có kiến thức chuyên môn trong ngành của mình.
- Hoạt động và sở thích: Chỉ đề cập đến sở thích của bạn ngoài công việc nếu chúng có vẻ phù hợp với vị trí. Chúng có thể giúp chứng minh sự quan tâm của bạn đến vai trò này hoặc cung cấp thêm kinh nghiệm có liên quan không được đề cập trong các phần khác của bạn. Ví dụ: nếu bạn đang nộp đơn vào một công ty bán thiết bị thể dục, bạn có thể đề cập rằng bạn là một người đam mê cử tạ.
———————————————————–
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Bài viết gốc: https://media.ivolunteervietnam.com/the-key-components-of-a-great-resume.html
- Người dịch: Nguyễn Ngọc Anh
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Ngọc Anh – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=80743
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com