Những Điều Nên Làm Và Không Nên Làm Khi Viết Phần Mục Tiêu Trong Sơ Yếu Lý Lịch
Hãy điều chỉnh phần mục tiêu trong sơ yếu lý lịch của bạn sao cho phù hợp với công việc mà bạn đang ứng tuyển với mục đích cho các nhà tuyển dụng nhìn nhận rõ bạn là người phù hợp nhất với công việc đó như thế nào. Hãy bao gồm các phần thông tin chi tiết và cụ thể về các kỹ năng liên quan đến vị trí đang tuyển dụng của bạn, việc này có thể giúp sơ yếu lý lịch của bạn nổi bật giữa các ứng viên. Khi bạn xem xét phần thông tin chi tiết nào nên đưa vào phần này, thì bạn hãy xem tin tuyển dụng để đánh giá kỹ năng và kinh nghiệm nào của bạn phù hợp nhất với nhu cầu của vị trí.
3. Nhấn mạnh các từ khóa từ danh sách việc làm
Nhiều nhà tuyển dụng dựa vào trí tuệ nhân tạo và các phương pháp theo dõi ứng viên nhằm sàng lọc ứng tuyển sáng giá cho các vị trí. Hãy nhấn mạnh các từ khóa và cụm từ nhất định trong sơ yếu lý lịch của bạn, việc này có thể giúp hồ sơ của bạn vượt qua các hệ thống sàng lọc đó và chuyển đến người quản lý tuyển dụng để xem xét nhanh nhất. Bạn nên xem lại tin tuyển dụng để tìm các cụm từ và từ khóa cụ thể phù hợp với kỹ năng và kinh nghiệm của bạn, đồng thời đưa những cụm từ và từ khóa và nhấn mạnh những từ đó ở trong phần mục tiêu.
4. Điều chỉnh các mục tiêu phù hợp với các mục tiêu của công ty hay tổ chức ứng tuyển
Phần mục tiêu trong sơ yếu lý lịch cũng là nơi dùng để mô tả mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Điều chỉnh mục tiêu của bạn phù hợp với mục tiêu công ty hay tổ chức mà bạn ứng tuyển có thể cho nhà quản lý tuyển dụng thấy bạn là người phù hợp hơn với văn hoá công ty . Ví dụ: nếu công ty bạn đang ứng tuyển có mục tiêu kết nối với khách hàng hiệu quả hơn, bạn có thể mô tả mục tiêu của mình là tương tác với khách hàng theo cách tích cực và khiến khách hàng hài lòng về mặt lâu dài. Bạn cũng có thể đưa ra những kinh nghiệm cụ thể bạn sẵn có nhằm giúp bạn hướng tới mục tiêu này trong tương lai.
5. Vạch ra giá trị của bạn
Phần mục tiêu trong sơ yếu lý lịch của bạn cũng là nơi bạn trình bày các giá trị mà bạn có thể đem đến cho công ty và tổ chức ứng tuyển, đồng thời thể hiện bạn phù hợp với vị trí đó. Khi viết phần mục tiêu, bạn hãy xem xét vai trò và cách thức chuyên môn mà bạn cho rằng phù hợp với vị trí đó và có thể mang lại lợi nhuận cho công ty hay tổ chức. Bạn hãy xem xét về cách bạn sẽ thể hiện mình là ứng viên lý tưởng cho công việc như thế nào. Ví dụ bạn có thể đưa ra số năm kinh nghiệm mà bạn đã làm việc trong ngành, bằng cấp mà bạn đạt được tạo nên sự khác biệt và những thành công cụ thể bạn đạt được trong cuộc đời nghề nghiệp của mình.
6. Trình bày các nguyện vọng phù hợp với vị trí
Khi tuỳ chỉnh phần mục tiêu trong lý lịch của bạn, hãy xem xét các cơ hội phát triển có sẵn đối với những làm việc trong vai trò đó và trong tổ chức cụ thể đó. Bạn hãy mô tả các nguyện vọng phù hợp với con đường sự nghiệp tiềm năng. Ví dụ: nếu mục tiêu của bạn là làm biên tập viên của một nhà xuất bản nhưng bạn lại ứng tuyển vào vị trí biên soạn cho một tạp chí, thì bạn hãy cân nhắc nêu trong phần này một cách đơn giản bằng cách nêu rõ mục tiêu của bạn là chuyển sang vị trí biên tập viên.
Những việc không nên làm khi viết phần mục tiêu trong sơ yếu lí lịch
Trước khi bạn hoàn thành phần mục tiêu trong sơ yếu lý lịch của mình, hãy xem lại những điều không nên làm dưới đây để đảm bảo rằng phần này của bạn không bao gồm bất kỳ khía cạnh khó hiểu hoặc thừa bất kì một khía cạnh nào:
1. Không sử dụng ngôn ngữ rời rạc
Một số từ và cụm từ nhất định rời rạc hơn những từ và cụm từ khác, vì vậy hãy cân nhắc ngôn ngữ bạn sử dụng trong phần mục tiêu của mình. Những động từ mạnh có thể tạo ấn tượng sâu sắc hơn cho người đọc so với những động từ không khiến bạn nghe có vẻ như đang tham gia vào một nhiệm vụ. Ví dụ: thay vì nói rằng bạn đã giúp dẫn đầu một sáng kiến mới trong tổ chức của mình, hãy nói rằng bạn đã khởi chạy một chương trình đào tạo tập trung vào dịch vụ khách hàng để cải thiện tỷ lệ hài lòng của khách hàng lên 25%. Ngôn ngữ mạnh thể hiện sự tự tin của bạn vào bản thân và những gì bạn có thể mang lại cho vị trí bạn ứng tuyển.
2. Không trình bày các ví dụ quá cụ thể
Hãy tránh đi sâu quá vào các khía cạnh rõ ràng trong lịch sử nghề nghiệp hoặc kỹ năng của bạn. Ví dụ trình bày một loạt trải nghiệm của bạn với nền tảng email thường được sử dụng hoặc ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn là tiếng Anh. Vì phần mục tiêu sơ yếu lý lịch đã bị hạn chế về phạm vi không gian, nên tốt nhất bạn nên viết phần này hướng đến các yếu tố và khía cạnh khác biệt mà thể hiện được giá trị bạn mang lại.
3. Không sử dụng quá nhiều biệt ngữ kỹ thuật
Quá nhiều biệt ngữ kỹ thuật trong sơ yếu lý lịch của bạn, đặc biệt là trong phần mục tiêu, có thể khiến hồ sơ của bạn khó đọc. Các lá đơn ứng tuyển được xét duyệt qua những nhà tuyển dụng hoặc bộ phận nhân sự, những người có thể không hiểu các thuật ngữ kỹ thuật được sử dụng trong chuyên môn. Hãy sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu cho bất kỳ ai, cho dù họ có làm việc trong ngành hay không.
4. Đừng quên đọc rà soát trước khi gửi
Trước khi bạn gửi sơ yếu lý lịch cùng với đơn xin việc cho vị trí ứng tuyển, hãy nhớ đọc lại nó thêm một lần nữa. Bạn có thể nhờ một người bạn hoặc thành viên gia đình đọc qua nó cho bạn, vì những người này có thể nhận thấy những khía cạnh mà bạn đã bỏ lỡ, chẳng hạn như lỗi đánh máy hoặc thiếu liên kết. Sau khi bạn hoàn thành giai đoạn đọc rà soát, bạn có thể cảm thấy tự tin khi gửi đơn ứng tuyển và lí lịch của mình đến công ty hay tổ chức mà bạn ứng tuyển.
———————————————————————————–
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Bài viết gốc: indeed.com
- Người dịch: Nguyễn Lê Diễm Quỳnh
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Lê Diễm Quỳnh – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=78975
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com