Kinh Nghiệm Nghề Nghiệp Không Liên Quan: Khi Nào Và Làm Thế Nào Để Đưa Vào Hồ Sơ Của Bạn
Thông tin liên quan và không liên quan
Khi chuẩn bị hồ sơ xin việc, hãy đánh giá tất cả những thông tin bạn có và xác định liệu nó liên quan đến công việc hay không. Một hồ sơ xin việc đều có giới hạn độ dài, chính vì thế nó rất quan trọng để ưu tiên những thông tin liên quan hay những thông tin có thể trực tiếp chứng minh được sự phù hợp của bạn đối với vị trí ứng tuyển. Điều này bao gồm những kĩ năng không đặc biệt yêu cầu cho công việc mà bạn đang tìm kiếm hoặc công việc bạn làm trước đó ở một ngành nghề khác. Chứng chỉ và bằng cấp trong các lĩnh vực không liên quan đến công việc ứng tuyển cũng đôi khi có thể rơi vào loại thông tin không liên quan.Khi nào bạn nên đưa kinh nghiệm công việc không liên quan vào hồ sơ xin việc?
Dưới đây là một số trường hợp khi bạn có thể lựa chọn đưa những kinh nghiệm và kĩ năng công việc không liên quan vào trong hồ sơ xin việc:Khi bạn có những kĩ năng có thể chuyển đổi
Những công việc không liên quan thường đòi hỏi những kinh nghiệm có thể chuyển đổi từ việc này sang việc khác. Nếu một cơ hội công việc trước đây cho phép bạn phát triển hoặc thể hiện những kỹ năng mà bạn cảm thấy quan trọng đối với công việc bạn đang muốn ứng tuyển, việc đưa chúng vào trong hồ sơ xin việc của bạn có thể tạo ra cơ hội để thảo luận về những kĩ năng đó. Ví dụ, một ứng viên ứng tuyển vào vị trí quản lý ở một công ty tài chính có thể nói về những kinh nghiệm của họ với vai trò là một trợ lý điều hành tại một nhà hàng vì nó đều cho thấy được khả năng lãnh đạo của họ.Khi có những nhiệm vụ tương đồng
Khi những kinh nghiệm đó quan trọng
Nếu bạn có kinh nghiệm công việc trước đây không trực tiếp phù hợp với công việc bạn mong muốn, và những kinh nghiệm đó bạn cảm thấy chúng thực sự quan trọng thì bạn có thể đưa chúng vào hồ sơ xin việc của bạn. Ví dụ, một người từng là cộng tác viên bán hàng ứng tuyển cho vị trí văn phòng hành chính có thể đưa công việc này của họ vào bởi chúng có những con số biểu hiện tốt. Một nhà tuyển dụng có thể coi sự thể hiện tốt này trong vai trò kinh doanh như là một dẫn chứng cho đạo đức nghề nghiệp cũng như sự thành thành của ứng viên.Khi bạn mới tham gia vào lực lượng lao động
Đối với những ứng viên tham gia vào lực lượng lao động, bạn có thể chưa có những kinh nghiệm công việc quan trọng để đưa vào trong hồ sơ xin việc ủa mình. Trong những tình huống như thế, việc đưa vào bất kì kinh nghiệm việc làm nào bạn có là điều có lợi, thậm chí cả khi nó không trực tiếp liên quan đến vị trí mà bạn tìm kiếm. Ví dụ, một sinh viên mới tốt nghiệp cao đẳng có thể đưa những công việc họ từng làm ở cấp 3 hoặc đại học và trình bày chi tiết về những kỹ năng được sử dụng trong những công việc đó.Khi sự thiếu sót tạo ra khoảng trống trong hồ sơ xin việc của bạn
Mặc dù việc đưa vào mọi vị trí bạn đảm nhận khi tạo lập hồ sơ xin việc là không cần thiết, nhiều ứng viên muốn cho thấy những công việc ổn định trong hồ sơ của họ. Nếu bạn đảm nhận một công việc không liên quan tới công việc ứng tuyển trong một thời gian dài, loại bỏ nó sẽ tạo ra khoảng trống. Trong khi một nhà tuyển dụng tiềm năng có thể cho bạn cơ hội để giải thích về khoảng trống đó trong hồ sơ xin việc của bạn, thay vào đó, bạn có thể đưa mục này vào với một số gạch đầu dòng giải thích để duy trì tính liên tục trong công việc của bạn.Cách liệt kê những kinh nghiệm nghề nghiệp không liên quan vào hồ sơ xin việc trong 5 bước
Nếu bạn có những kinh nghiệm việc làm không liên quan mà bạn mong muốn được đưa vào trong hồ sơ xin việc, hãy cân nhắc 5 bước này:1. Đọc phần mô tả công việc
Phần danh sách công việc có thể là nguồn tham khảo có giá trị cho việc xác định kỹ năng nào là quan trọng nhất đối với nhà quản lý tuyển dụng và cách để đưa những kinh nghiệm nghề nghiệp không liên quan vào một bộ hồ sơ. Hãy chú ý đến những nhiệm vụ và kỹ năng cụ thể được đề cập trong phần danh sách công việc. Tập trung vào những yếu tố có thể áp dụng để đưa kinh nghiệm liên quan và không liên quan vào trong hồ sơ.2. Cân nhắc về năng lực của bạn
Khi đánh giá được những thông tin nên đưa vào trong hồ sơ xin việc, một yếu tố cần xem xét nữa chính là những kỹ năng và kinh nghiệm nào bạn tin rằng chúng có thể bộc lộ được khả năng của bạn rõ ràng nhất. Điều này có thể giúp bạn xác định được những kĩ năng và kinh nghiệm bổ sung gián tiếp phù hợp với công việc hoặc có thể thúc đẩy nguyện vọng nghề nghiệp của bạn. Số lượng bằng cấp liên quan mà bạn sở hữu cũng có thể giúp bạn xác định liệu có nên đưa những kinh nghiệm công việc không liên quan vào hay không hoặc nếu bạn có đủ kinh nghiệm liên quan để điền vào hồ sơ xin việc của bạn.
3. Hãy bắt đầu với tất cả kinh nghiệm của bạn
Một cách đơn giản để viết hồ sơ xin việc trước khi xác định kinh nghiệm nào là liên quan hay không liên quan mà bạn có chính là bắt đầu viết vào tất cả những công việc trước đây bạn làm. Việc này sẽ đưa ra một bản mẫu để từ đó điều chỉnh hồ sơ xin việc sao cho phù hợp với bất kì công việc nào bạn muốn ứng tuyển. Nếu bạn có kinh nghiệm nghề nghiệp lâu dài, điều này có thể khiến hồ sơ xin việc bạn có độ dài vượt quá với mục tiêu ban đầu khi bạn viết ra chi tiết.
4. Xác định những yếu tố có giá trị của những công việc không liên quan
Khi thêm vào những gạch đầu dòng để miêu tả những công việc không liên quan vào trong hồ sơ, hãy ưu tiên xác định lĩnh vực của công việc mà bạn làm phù hợp nhất với yêu cầu của vị trí mới. Thông qua việc xác định những kĩ năng cũng như trách nhiệm tương đồng với yêu cầu của công việc mới, bạn có thể biến một công việc không liên quan sang một kinh nghiệm liên quan. Thu hút sự chú ý bằng những thành tựu cụ thể ở công việc trước đây cũng là một cách hay để biến vị trí không liên quan thành một điểm cộng đối với hồ sơ xin việc của bạn. Công việc yêu cầu những kỹ năng khác hẳn so với những gì vai trò mới yêu cầu vẫn có thể hiện được điểm tích cực của bạn, như tính thích nghi và có tổ chức.
5. Loại bỏ những chi tiết không cần thiết
Sau khi viết hồ sơ xin việc, hãy kiểm tra lại độ dài của nó. Các nhà tuyển dụng tiềm năng đều mong muốn bạn có thể giới hạn hồ sơ xin việc của bạn trong vòng từ 1 hoặc 2 trang. Nếu hồ sơ xin việc của bạn dài hơn, xem xét các chi tiết dưới mỗi công việc được liệt kê để xác định những gì bạn có thể loại bỏ. Bạn có thể loại bỏ chỉ những chi tiết nhỏ lẻ của một công việc hoặc cả công việc đó.
—————————————————————————————-
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
- Bài viết gốc: indeed.com
- Người dịch: Nguyễn Hoàng Dung
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Hoàng Dung – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=70289
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com