60 Từ Khoá Dành Cho Hồ Sơ Xin Việc Của Giáo Viên
Tại sao từ khoá trong sơ yếu lý lịch giáo viên lại quan trọng?
Từ khoá trong hồ sơ xin việc là những thuật ngữ miêu tả kỹ năng, kinh nghiệm và phẩm chất mà nhà quản lý tuyển dụng tìm kiếm từ các ứng cử viên. Thông thường, bạn có thể xác định các từ khoá bằng cách xem các bài đăng tuyển và phần mô tả công việc dạy học. Nó bao gồm những chức vụ, kinh nghiệm giáo dục và mức độ sử dụng phần mềm thành thạo hoặc phong cách dạy học cụ thể. Sử dụng những từ khoá và cụm từ cụ thể này xuyên suốt hồ sơ xin việc dạy học của bạn có thể phần nào cho thấy rằng bạn có những năng lực cần thiết cho vai trò ấy. Những từ khoá cũng giúp ích cho quá trình sàng lọc của các nhà quản lý tuyển dụng. Một số nhà tuyển dụng sử dụng phần mềm quản lý hồ sơ ứng viên để chắt lọc từ những hồ sơ mà họ nhận được, và việc sử dụng những từ khoá từ các bài đăng tuyển dụng cũng có thể giúp bạn được thông qua. Kể cả khi các nhà quản lý tuyển dụng đang rà soát hồ sơ, những từ khoá có thể thu hút được sự chú ý và giúp họ thấy bạn phù hợp với các tiêu chí mà họ mong muốn.Cách sử dụng các từ khoá trong hồ sơ giáo viên
Khi ứng tuyển công việc giảng dạy, bạn có thể áp dụng những bước sau đây để giúp bạn xác định được những từ khoá nên được sử dụng trong hồ sơ của bạn:1. Xác định kĩ năng và năng lực bạn đang sở hữu
2. Xem phần mô tả công việc
Khi tìm kiếm một công việc bạn muốn ứng tuyển vào, hãy đọc phần mô tả thật kỹ để xác định các từ khoá và cụm từ bạn nên cho vào trong hồ sơ xin việc của bạn. Những từ khoá này thường chỉ những phẩm chất, kỹ năng và trình độ mà nhà tuyển dụng tìm kiếm. Ngoài việc tìm kiếm những ứng cử viên có một số kinh nghiệm dạy học nhất định, nhà tuyển dụng cũng có thể phác hoạ qua cho bạn về những kĩ năng và đặc điểm mà họ mong muốn. Ví dụ, họ có thể đang tìm kiếm những ứng cử viên nhiệt huyết với tổ chức hoặc có kỹ năng giao tiếp. Họ cũng đưa ra những tiêu chí về một số nhiệm vụ tiêu biểu của công việc, và bạn có thể sử dụng tất cả những chi tiết ấy như những từ khoá tiềm năng. Một khi bạn xác định được các từ khoá tiềm năng, bạn có thể đánh dấu chúng trong bài đăng tuyển công việc hoặc lập ra một danh sách riêng. Ở bước tiếp theo, bạn có thể so sánh chúng với những kỹ năng và kinh nghiệm mà bạn có để xác định từ khoá nào nên được viết trong hồ sơ của bạn. Việc sử dụng các từ khoá được dùng bởi các nhà tuyển dụng có thể minh chứng cho sự phù hợp của bạn với vai trò và thu hút sự quan tâm từ họ.3. Điều chỉnh trình độ của bạn cho phù hợp với yêu cầu từ nhà tuyển dụng
Nếu bạn lập ra những danh sách về kĩ năng, kinh nghiệm và những từ khoá trong phần đăng tuyển công việc, hãy so sánh 2 danh sách này với nhau. Một số chi tiết trong danh sách có thể trùng lặp với nhau hoàn toàn. Mặt khác, bạn có thể tìm cách để đồng nhất hai danh sách đó với những từ khóa được đề cập trong phần mô tả công việc. Ví dụ, bạn nhận thấy rằng trước đó mình từng là một giáo viên tiểu học, phụ trách việc lên kế họach lớp học và trách nhiệm quản lý lớp học như nhà tuyển dụng đề cập. Việc so sánh hai danh sách đó với nhau có thể giúp bạn nhận ra những năng lực liên quan của bạn, cho phép bạn chọn ra từ khoá giúp ích cho hồ sơ xin việc của bạn. Kể cả nếu như kinh nghiệm trước đó của bạn không tương thích với yêu cầu từ nhà tuyển dụng một cách hoàn toàn, bạn có thể sử dụng những từ khoá để thể hiện sự liên quan của chúng với vai trò mới này và kỹ năng có thể chuyển đổi mà bạn sử dụng. Từ đó, bạn có thể mô tả năng lực của mình theo cách mà từ đó cho thấy, bạn là một ứng cử viên tiềm năng cho công việc.4. Sử dụng các từ khoá xuyên suốt hồ sơ xin việc
Khi bạn đã xác định được những từ khoá liên quan, bạn có thể bắt đầu sử dụng chúng xuyên suốt những phần khác nhau của bộ hồ sơ. Bạn có thể thường xuyên sử dụng những từ khoá này để miêu tả những công việc trước đây trong phần kinh nghiệm nghề nghiệp hoặc có thể liệt kê ra các từ khoá cũng như cụm từ trong phần kỹ năng. Bạn có thể đánh dấu những từ khoá quan trọng cụ thể trong phần tóm tắt hoặc phần định hướng nghề nghiệp của hồ sơ xin việc. Vì phần này nằm ở vị trí đầu tiên của hồ sơ, nó có thể cho thấy năng lực của bạn ngay lập tức đối với những nhà tuyển dụng tiềm năng. Nếu từ khoá bao gồm các chứng chỉ, bạn có thể thêm những chi tiết này vào phần học vấn và đào tạo.Nếu có thể, hãy sử dụng các dạng khác nhau của từ khoá nhằm đảm bảo rằng phần mềm quản lý hồ sơ ứng cử viên sẽ hiểu được thuật ngữ đó. Những dạng từ biến thể này có thể bao gồm những thuật ngữ và từ viết tắt của chúng – như là ‘Bachelor of Science (B.S) degree in elementary education’ (Cử nhân Khoa học trong Giáo dục tiểu học). Tương tự, bạn cũng có thể diễn đạt những từ khoá này theo cách khác cho các phần khác nhau trong hồ sơ xin việc. Ví dụ, “quản lý lớp học” có thể diễn tả một kĩ năng, nhưng bạn cũng có thể dùng để nói về trách nhiệm của bạn trong một công việc trước đó như “Quản lý lớp học với 20 học sinh cấp 2”.
5. Điều chỉnh hồ sơ xin việc của bạn đối với mỗi cơ hội việc làm
Bạn có thể áp dụng quy trình này bất cứ khi nào bạn ứng tuyển cho một công việc mới và điều chỉnh hồ sơ xin việc của bạn sử dụng các từ khoá cụ thể từ bài đăng tuyển. Nếu bạn thấy nó hữu ích, bạn có thể bắt đầu với một bản mẫu và chỉnh sửa các phần, sử dụng từ khóa liên quan mà bạn đã xác định. Bằng việc nộp hồ sơ đã qua điều chỉnh, bạn có thể chứng minh cho các nhà tuyển dụng rằng bạn có kinh nghiệm và kỹ năng giúp bạn hoàn thành công việc một cách hiệu quả.
Hơn nữa, nó cũng cho thấy sự hứng thú của bạn trong một công việc cụ thể vì bạn đã cố gắng để chỉnh sửa hồ sơ của bạn theo những gì nhà tuyển dụng yêu cầu. Dù cho nhà tuyển dụng tự mình xem hồ sơ của bạn hay họ sử dụng phần mềm quản lý hồ sơ ứng viên thì những từ khoá đó cũng có thể giúp thu hút được sự chú ý. Họ có thể ưu tiên một ứng viên phù hợp với những từ khoá cũng như năng lực cụ thể mà họ đã xác định hơn là một người không phù hợp.
60 từ khoá để đưa vào hồ sơ xin việc giáo viên
Các từ khoá có thể thể hiện nhiều khía cạnh của năng lực dạy học của bạn, bao gồm thế mạnh nghề nghiệp và kinh nghiệm liên quan đến mảng giáo dục. Một khi bạn đã xác định được những từ khoá liên quan cho vị trí công việc mong muốn, bạn có thể kết hợp chúng vào các phần khác nhau trong hồ sơ xin việc. Ví dụ, bạn có thể thêm những từ khoá này trong phần tóm tắt nghề nghiệp, kinh nghiệm nghề nghiệp và phần kỹ năng của bạn. Danh sách sau đây sẽ cho bạn nhiều ví dụ về những từ khoá và cụm từ có thể cân nhắc để sử dụng chúng trong hồ sơ của mình:
Kinh nghiệm liên quan đến giáo dục
Các nhà tuyển dụng sẽ đặt ra các yêu cầu khác nhau cho kinh nghiệm dạy học mà họ tìm kiếm từ các ứng cử viên. Họ có thể tìm những giáo viên với kinh nghiệm giảng dạy những môn học nhất định hoặc có phong cách dạy học cụ thể. Những từ khoá giống nhau cũng có thể bao gồm trong các chứng chỉ dạy học, giấy phép hoặc trình độ học vấn của bạn. Bạn có thể kết hợp những từ khoá này trong nhiều phần xuyên suốt hồ sơ xin việc, như phần tóm tắt hoặc mục tiêu, phần kinh nghiệm và kỹ năng nghề nghiệp. Ví dụ, bạn có thể sử dụng những từ như “giáo dục tiểu học”, “quản lý lớp học” và “phụ huynh-giáo viên” trong phần tóm tắt.
“Một nhà giáo dục tận tâm với 5 năm kinh nghiệm trong việc giảng dạy cấp bậc tiểu học. Áp dụng hiệu quả kỹ thuật quản lý lớp học và xây dựng mối quan hệ bền vững giữa phụ huynh và giáo viên được công nhận.”
Dưới đây là một số ví dụ của những từ khoá liên quan đến giáo dục bạn có thể sử dụng trong hồ sơ của bạn khi có thể:
- Quản lý lớp học
- K-12 (hệ thống giáo dục)
- Giáo dục tiểu học hoặc THCS
- Giáo dục đặc biệt
- Hướng dẫn lấy học sinh làm trung tâm
- Sự tham gia của phụ huynh
- Học tập có tính tương tác
- Phát triển chương trình học
- Phong cách học/hướng dẫn
- Học tập có tính cộng tác
- Dạy học phân hóa
- Học tập từ xa
- Phân tích/quản lý hành vi
- Lên kế hoạch lớp học
- Học thực hành
- Quản lý/ chiến lược kỷ luật
- Đánh giá giáo dục
- Kế hoạch học tập cá nhân hoá (IEP)
- Phương pháp dạy học
- Công nghệ hướng dẫn
- Mức độ phát triển
- Người giám hộ cho học sinh
- Hướng dẫn phòng học
- Liên ngành
Kỹ năng và phẩm chất nghề nghiệp
Bạn cũng có thể kết hợp những kỹ năng và đặc điểm nghề nghiệp tổng quát để chứng minh cho năng lực của bạn đối với vị trí công việc. Những kỹ năng này nên nâng cao khả năng của bạn trong việc thực hiện trách nhiệm và nhiệm vụ giảng dạy một cách hiệu quả. Một lần nữa, bạn có thể kết hợp những từ khoá này xuyên suốt hồ sơ, như phần kinh nghiệm và kỹ năng nghề nghiệp. Ví dụ, bạn có thể sử dụng thuật ngữ “thông thạo 2 ngôn ngữ” trong phần giới thiệu định hướng nghề nghiệp của hồ sơ như thế này:
“Một giáo viên song ngữ nhiệt huyết tìm kiếm cơ hội giảng dạy ngôn ngữ và văn hoá Tây Ban Nha cho học sinh ở trường Trung cấp Mortimer”
Dưới đây là một số ví dụ cho phẩm chất và kỹ năng nghề nghiệp mà bạn có thể tham khảo để đưa vào hồ sơ xin việc của mình:
- Nói trước đám đông
- Sáng kiến
- Chính trực
- Kỹ năng lãnh đạo
- Tính linh hoạt
- Sự nhẫn nại
- Tổ chức
- Giao tiếp qua chữ viết và giọng nói
- Song ngữ
- Giải quyết vấn đề
- Bao quát
- Giải quyết xung đột
- Lập mục tiêu
- Tư duy phân tích
- Tư duy phát triển
- Cộng tác và tinh thần làm việc nhóm
- Kế hoạch chiến lược
- Tính sáng tạo
- Quản lý thời gian
- Sự kiên nhẫn
Những động từ hành động
Những động từ hành động diễn tả hành động; việc sử dụng các từ khoá độc đáo và gây tác động mạnh có thể thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Việc kết hợp thêm các động từ miêu tả và biểu đạt giúp làm rõ thành tựu của bạn và khiến bạn đặc biệt hơn so với những ứng viên khác. Bạn có thể sử dụng những động từ hành động để bắt đầu câu hoặc làm cho nhiệm vụ của bạn trở nên rõ ràng hơn, khi miêu tả về những vai trò đảm nhận trước đó trong phần kinh nghiệm nghề nghiệp. Ví dụ, bạn có thể sử dụng động từ ‘điều chỉnh’ trong phần kinh nghiệm làm việc của bạn khi miêu tả một trong những trách nhiệm của bạn:
“Những phương pháp hướng dẫn và dạy học được điều chỉnh để phù hợp với phong cách học linh động và mong muốn của học sinh’
Dưới đây là một số ví dụ về những động từ hành động liên quan đến giáo dục mà bạn có thể thêm vào hồ sơ của bạn nhằm tạo nên tác động mạnh:
- Huấn luyện
- Hỗ trợ
- Cố vấn
- Phát triển
- Khuyên răn
- Hướng dẫn
- Đào tạo
- Phân tích
- Tạo động lực
- Tối đa hoá
- Lập ra
- Kết hợp
- Giám sát
- Chứng minh
- Khuyến khích
- Điều hành
——————————————————————————
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
- * Bài viết gốc: indeed.com
- * Người dịch: Nguyễn Hoàng Dung
- * Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Hoàng Dung – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=70439
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com