Học Cách Sử Dụng Kỹ Năng Tư Duy Phản Biện
- Tính cởi mở: Các nhà tư duy phản biện cần phải nỗ lực để không thiên vị và cố gắng mở lòng đón nhận nhiều quan điểm. Sự cởi mở đối với thông tin đầy thách thức là nền tảng của tư duy phản biện.
- Phân tích: Phân tích thông tin để xác định độ tin cậy của nó và hiểu rõ nó để đưa ra các kết luận tiếp theo. Đây là một trong những khía cạnh quan trọng của tư duy phản biện.
- Diễn giải: Dành thời gian để diễn giải các phân tích, tổng hợp và giải mã ý nghĩa của thông tin liên quan.
- Giải quyết vấn đề: Khi bạn phân tích và diễn giải một vấn đề, bạn có thể đưa ra một hoặc nhiều giải pháp khả thi.
- Ra quyết định: Bằng cách đưa ra quyết định dứt khoát, bạn có thể đi đến kết luận dựa trên những dữ liệu mà bạn đã diễn giải.
- Giao tiếp hiệu quả: Bạn cần có khả năng giải thích một cách thuyết phục các kết luận của mình ( và quá trình suy nghĩ về chúng ) cho người khác.
- Cải thiện bản thân: Những người có tư duy phản biện giỏi thường phát triển thói quen tích cực cho tâm trí bằng cách phản ánh quá trình tư duy phản biện của chính họ và tìm cách cải thiện chúng.
Để phát triển kỹ năng tư duy phản biện cần thời gian, nhưng vẫn có những cách thức cụ thể để đẩy nhanh tiến trình. Để bắt đầu, hãy làm theo các bước sau:
- Xác định vấn đề: Cho dù đó là vấn đề cần giải quyết hay câu hỏi đang cần được trả lời, bắt đầu quá trình tư duy phản biện bằng cách xác định vấn đề trong tầm tay.
- Thu thập thông tin: Tích lũy càng nhiều nghiên cứu và dữ liệu về vấn đề này càng tốt. Đảm bảo tìm ra những nguồn thử thách niềm tin của chính bạn.
- Kiểm tra và xem xét kỹ lưỡng: Kiểm tra xem các nguồn thông tin của bạn có đáng tin cậy hay không, xác định khuynh hướng của chúng và đảm bảo rằng bất kỳ ý kiến nào cũng đã được kiểm duyệt chặt chẽ.
- Quyết định những gì có liên quan: Tìm ra những tranh luận thật sự liên quan đến vấn đề của bạn và đánh dấu lại phần thông tin mang lại hậu quả nhất.
- Tự đánh giá bản thân: Hãy hỏi bản thân bạn rằng: “ Liệu tôi có đang thiên vị khi tìm kiếm thông tin không? “
- Kết luận: Quyết định một hay nhiều kết luận khả thi. Đánh giá tính hợp lý của các kết luận và đánh dấu lại bất kỳ sai sót nào.
- Giải thích kết luận: Trình bày rõ ràng kết luận của bạn cho những bên liên quan.
Nguồn:
- Bài viết được tham khảo từ bài viết gốc: https://bit.ly/3ALfGgo
- Dịch giả: Nguyễn Thị Phương Thảo – CTV ban Nội dung
- Khi chia sẻ cần trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Dịch giả: Nguyễn Thị Phương Thảo – Nguồn: iVolunteer Vietnam”
_______________________________________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng hữu ích. Mong rằng sau bài viết này bạn đọc sẽ có cho mình những kiến thức bổ ích nhé.
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=32716
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com