Chìa Khóa Của Hạnh Phúc Chính Là Cảm Giác Lo Lắng
Chúng ta có thể vùi lấp một cảm xúc, nhưng cái giá phải trả lại chính là mất đi một cảm xúc khác – tôi đã phải mất một khoảng thời gian dài để ngộ ra điều này. Trên chặng đường học cách phớt lờ đi cái nhìn của người khác về bản thân mình, học cách thiền định để tĩnh tâm, rèn luyện tinh thần, và học cách đối mặt với những nỗi đau; tôi bắt đầu đứng lên, mạnh mẽ vượt qua khó khăn, trở ngại.
Theo cách đó, tôi giữ nguyên những cảm giác khiến tôi căng thẳng khó chịu. Nó gần giống với việc thay vì bạn cứ cố gắng kéo ngón tay ra khỏi một đầu của trò chơi “bẫy ngón tay” (thứ chỉ khiến cho phần thân của bẫy càng hẹp hơn, và việc rút ngón tay ra là không thể), tại sao bạn lại không đẩy 2 ngón tay của bạn lại gần nhau để nới lỏng phần thân và cuối cũng có thể nhấc ngón tay ra.
Qua một thời gian dài, thứ sau cùng tôi nhận lại chỉ là sự cằn cỗi và vô cảm. Tôi đã từng thầm nghĩ, hạnh phúc thực sự không bao giờ thuộc về tôi, điều tuyệt vời đó chỉ dành cho những những ai may mắn; hoặc những người khác cũng chỉ đang nói dối rằng họ cũng hạnh phúc thôi.
Nhưng tôi đang từng bước tiến bộ trên chặng đường của mình, vượt qua nỗi sợ, nỗi lo lắng khiến những cảm giác tiêu cực đó tuôn trào trong tôi, thay vì mắc kẹt ở lại.
Tôi đã vượt lên những nỗi sợ về: thể chất, tinh thần, và cả cảm xúc. Tôi luôn ngồi lại, hít thở thật chậm, thả lỏng cơ thể, và cho phép những cảm giác khó chịu ở đó. Tôi cũng luôn nghĩ rằng: “Được thôi, buồn rầu cũng khó chịu thật đấy, mình có thể cảm nhận được nó trong tâm can. Nhưng, mình vẫn sẽ để sự buồn rầu đó tồn tại trong tâm trí mình.”
Và tôi sẽ ngồi lại, cảm nhận những xúc cảm đó thay vì tìm cách chống lại chúng. Tuy nhiên cường độ cũng dần giảm xuống, khi chúng ta biết cách bao dung với chính bản thân mình. Tôi đã cảm nhận được sự chuyển biến, đôi lúc nó còn hoàn toàn biến mất. Nó khiến cho tôi cảm thấy có thể kiểm soát nhiều hơn. Và thật trớ trêu thay, lấy lại quyền kiểm soát bằng cách chấp nhận buông tay?!
Cảm xúc của chúng ta có thể bị mắc kẹt lại chính trong cơ thể mình.
Khi phản ứng căng thẳng bị kích hoạt, nó sẽ phát tín hiệu để tiết ra hóoc-môn cortisol và adrenaline (hóoc-môn gây căng thẳng) để cung cấp “nguồn năng lượng” và động lực cho chúng ta chiến đấu. Khi nguy hiểm đã trải qua, nếu trong cơ thể vẫn còn tồn tại hóoc-môn adrenaline, chúng sẽ tự tiêu hủy đi phần còn lại.
Ví dụ khi bạn không may gặp một vụ tai nạn xe hơi, bạn có thể nhận thấy cơ thể mình sẽ run rẩy sau đó, hoặc có lẽ cười to (mà không phải là cười vui vẻ). Đây chính là cách để chúng ta tự kết thúc phản ứng căng thẳng chính mình.
Nhưng những người luôn tỏ ra mình ổn thường gián đoạn quá trình này. Họ bị căng thẳng trong công việc và luôn giấu kín cảm xúc để bản thân không yếu đuối. Họ trả qua sự mất mát, vì vậy họ không giám nở nụ cười khi cảm thấy vui vẻ, chỉ vì điều đó là không phù hợp với tình cảnh của mình. Họ cố vùi xuống cảm giác buồn đau, sợ hãi để quên đi nó.
Tất cả những điều này sau cùng chỉ khiến chúng ta chỉ bị mất đi sự kết nối với trải nghiệm đầy đủ các cung bậc cảm xúc. Bạn không thể phủ nhận sự sợ hãi mà không ngăn cản lại niềm vui. Bạn cũng không thể trốn tránh nỗi buồn mà không trốn tránh hạnh phúc.
Ngược đời thay, chỉ khi trải qua cảm xúc khó khăn mà không sợ hãi, không phán xét, chúng ta mới có thể tiến gần thêm một bước đến hạnh phúc.
Không có lo lắng, tôi sẽ khóc nhiều hơn.
Giờ đây, tôi không còn phải chịu đựng cảm giác của sự lo lắng. và chắc chắn rồi, tôi vẫn cảm thấy lo âu khi một điều gì đó quan trọng sắp diễn ra – điều này là vô cùng bình thường. Nhưng tôi chấp nhận sự lo lắng này diễn ra trong tâm trí tôi, thay vì chống lại hoặc vùi lấp nó.
Nói chung, tôi đã từng luôn luôn hi vọng mình có thể trở thành một người sống luôn thoải mái, và giờ đây điều đó đã trở thành hiện thực.
Và một điều thú vị nữa mà tôi mới phát hiện gần đây đó là tôi đã khóc nhiều như thế nào. Không phải khóc do buồn rầu, mà là những giọt nước mắt của sự hạnh phúc, niềm tự hào, sự đánh giá cao và cả lòng biết ơn.
Tôi xem tin tức mỗi ngày, và cuối cùng luôn có những mẩu truyện đẹp. Vì vậy, gần như mỗi ngày, khi tôi ngồi nhâm nhi một ly cà phê, tôi luôn mong chờ sự thay đổi đột ngột tràn đầy năng lượng lan tỏa trong khắp cơ thể mình. Để rồi mỗi khi theo dõi chương trình “America’s Got Talent”, tôi đã khóc, khi một ai đó đã có màn trình diễn tuyệt vời, cảm thấy vô cùng tự hào về họ – những người xa lạ mà tôi không quen biết.
Tôi yêu những cảm giác hạnh phúc chân thật với người khác, đó là thứ tôi chưa bao giờ đánh giá cao trước đây. Tôi không thể thể hiện cảm xúc được, ngay khi tôi biết chắc rằng đó là một điều thật tuyệt vời.
Nếu bạn cảm thấy mình vô cảm trước niềm hạnh phúc, hãy nhớ rằng, bạn vẫn có hy vọng nếu bạn sẵn sàng mở lòng đón tiếp mọi cung bậc cảm xúc. Có thể sẽ tốn một khoảng thời gian, nhưng đừng ngại vượt qua những cảm xúc tiêu cực phát sinh. Tức giận, thất vọng, xấu hổ, ghen tị, không có điều gì là xấu ở đây cả. Và chúng cũng sẽ không nuốt chửng bạn. Việc của bạn là chỉ cần mở lòng, cảm nhận chúng và trải qua một cách bình thường.
Tập thả lỏng cơ thể, tập trung vào hơi thở của bạn và để cho năng lượng của các cảm xúc tuôn trào khắp cơ thể. Hãy nhớ rằng, đây chỉ là một khoảnh khắc khiến bạn khó chịu và không thoải mái thôi. Nó cũng không gây hại lâu dài, và càng không “phá hủy” chính bản thân bạn. (Lưu ý: Nếu bạn cảm thấy thực sự không an tâm để thực hiện điều này, hãy tìm đến chuyên gia sức khỏe tâm lý để được giúp đỡ.)
Điều này cũng tương tự như câu chuyện “Mũi tên thứ hai”. Có một người lính bị trúng mũi tên và anh ta bị thương. Cơn đau sẽ diễn ra phải không? Khi người lính bắt đầu la hét lên trong sự tức giận, buồn bã, và nghĩ rằng chuyện này không nên xảy ra với mình, điều này thật quá bất công với anh ta và anh ta bắt đầu khóc lóc. Chính anh ta tạo ra sự đau khổ trên đỉnh của nỗi đau. Không chỉ chúng mũi tên khiến anh ta đau về thể xác, anh ta còn tự tạo ra một mũi tên khác khiến cảm xúc và tinh thần của anh ta đau gấp bội.
Nếu bạn cũng quan sát người lính này, bạn sẽ biết rằng, nếu anh ta chịu ngồi yên, hít thở thật sâu và thư giãn cơ thể, cơn đau có thể sẽ giảm bớt được phần nào. Chính sự kháng cự cơn đau, tạo ra nỗi đau về thể xác hơn khi cơ thể anh ta bị căng thẳng, và thêm cả nỗi đau về tinh thần khi anh ta chiến đấu với những điều đã xảy ra với mình.
Dưới đây là một vài tips giúp bạn xây dựng sự bền bỉ, vững vàng, giúp bạn biết thêm về “nghệ thuật buông bỏ” và trải qua những cảm xúc tiêu cực:
- Thư giãn cơ thể trong nước lạnh, thay vì hoảng loạn.
- Chống lại sự chê ỳ, giống như việc bạn ăn một chiếc bánh khi bạn biệt bạn không đói, hoặc động vào điện thoại khi bạn cảm thấy buồn chán.
- Hãy tập trung vào một việc duy nhất, thay vì dàn trải một lúc nhiều việc, đặc biệt là khi bạn cảm thấy lo lắng khi phải hoàn thành chúng.
Và khi bạn từng bước trải qua những cảm xúc mà đang hiện hữu trong tình cảnh này, hãy chắc rằng nói nhẹ nhàng với chính bản thân chúng ta.
Trên hành trình trải qua sự lo lắng, hoặc bất cứ cảm giác tiêu cực nào khiến bạn muốn dồn nén, hãy luôn nhớ rằng bạn có thể bắt gặp những điều thú vị, chẳng hạn như niềm vui, cả những giọt nước mắt, và tất cả chúng đều vô cùng trân quý!
——————————
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
- Bài viết gốc: TẠI ĐÂY
- Người dịch: Nguyễn Viết Cường
- Khi chia sẻ cần phải trích nguồn là “Người dịch: Nguyễn Viết Cường – Nguồn iVolunteer Việt Nam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=76717
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com