Cách Xây Dựng Mối Quan Hệ Tốt Trong Công Việc
Bạn chắc hẳn đã nghe nói về tầm quan trọng của việc xây dựng những mối quan hệ tốt ở nơi mình công tác. Tuy nhiên, nó có thể không rõ ràng để biết một mối quan hệ trong công việc bao gồm những điều gì hay cách để xây dựng chúng là gì. Học nhiều hơn về các mối quan hệ công việc có thể giúp bạn phối hợp tốt hơn với các thành viên khác trong nhóm và tạo nên một môi trường làm việc tích cực hơn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích về định nghĩa của các mối quan hệ công việc, tại sao chúng lại quan trọng và cung cấp một số những mẹo nhỏ để giúp bạn xây dựng và duy trì những mối quan hệ hiệu quả.
?Mối quan hệ công việc là gì?
Mối quan hệ công việc là những kết nối mà bạn tạo ra với đồng nghiệp, và quản lý ở nơi làm việc của bạn. Mặc dù những mối quan hệ bạn xây dựng với đồng nghiệp hay quản lý có thể không thân mật bằng các mối quan hệ với gia đình và bạn bè, nhưng chúng vẫn rất quan trọng và cần thiết. Tất cả các công việc đều yêu cầu sự tương tác với người khác vào một thời điểm nào đó. Kể cả khi bạn là một tác giả tự do, người làm việc online một mình, bạn vẫn cần phải xây dựng những mối quan hệ với người khác để có môi trường làm việc hoàn hảo và để hoàn thành xuất sắc công việc của mình. Điều quan trọng cần nhận ra là mối quan hệ công việc khác biệt so với mối quan hệ cá nhân. Một mối quan hệ cá nhân bao gồm việc chia sẻ cảm xúc và sự thật, trong khi đó mối quan hệ công việc là một sự gắn kết nghiêm túc hơn và phục vụ cho mục đích cụ thể là đảm bảo năng suất và hiệu quả công việc của tổng thể các thành viên trong đội.?Tại sao việc xây dựng mối quan hệ công việc tốt lại quan trọng?
- Sự hiệu quả trong làm việc nhóm
- Nâng cao đạo đức nơi công sở
- Nâng cao hiệu suất và sự hài lòng công việc
- Nâng cao sự phát triển cá nhân
- Cách để xây dựng và duy trì các mối quan hệ công việc
Giao tiếp thường xuyên hơn
Hãy là người kiên định và đáng tin cậy
Tránh ‘buôn’ chuyện
Hỗ trợ những thành viên trong đội
Duy trì những tương tác tích cực
Biết rõ những chỉ dẫn của công ty
Hoàn thành công việc có chất lượng và đúng thời hạn
- Giao tiếp thường xuyên hơn
Một trong những khía cạnh quan trọng của việc tạo dựng mối quan hệ là những cuộc trao đổi hiệu quả, điều này đòi hỏi việc lắng nghe nhiều như việc nói. Nghĩa rằng là bạn nên lắng nghe một cách chủ động khi đồng nghiệp hay quản lý trao đổi với bạn, hãy xem xét những quan điểm của họ đưa ra trước khi trả lời và đưa ra ý kiến của mình.
Ngoài việc xem xét kỹ lưỡng những quan điểm của đồng nghiệp, bạn cũng nên cố gắng để hiểu hoàn cảnh và tình huống của người khác. Ví dụ, nếu một đồng nghiệp đang trải qua những khó khăn trong cuộc sống của họ, việc bạn lắng nghe họ có thể sẽ giúp ích, và cẩn thận trong cách bạn tương tác. Thêm vào đó, để ý tới việc giao tiếp phi ngôn ngữ, chẳng hạn như ngôn ngữ hình thể của thành viên khác trong nhóm, vì điều này có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc mà từ ngữ khó truyền tải được.
- Hãy là người kiên định và đáng tin cậy
Lòng tin là một yếu tố quan trọng trong bất kỳ mối quan hệ nào. Nếu bạn hứa với thành viên trong nhóm, đảm bảo rằng bạn sẽ hoàn thành nhiệm trong khoảng thời gian đã đưa ra. Bạn cũng nên cố gắng để thể hiện sự đáng tin của mình bằng việc chủ động hỗ trợ và giúp đỡ thành viên khác khi cần. Thêm vào đó, việc bạn cư xử một cách kiên định và nhất quán cũng quan trọng trong việc tạo dựng mối quan hệ. Xây dựng lòng tin với đồng nghiệp và các thành viên khác trong nhóm bao gồm việc bạn cư xử kiên định theo cách thể hiện mức độ đáng tin và sự sẵn lòng hỗ trợ.
- Tránh ‘buôn’ chuyện
Nếu bạn muốn duy trì những mối quan hệ tích cực trong công việc, việc tránh bàn tán là cần thiết. Nếu bạn nghe những bàn tán về đồng nghiệp khác, đừng tham gia vào, hoặc hãy cố gắng đổi chủ đề nhé.
Nếu bạn có vấn đề với đồng nghiệp, đầu tiên hãy cư xử lịch sự và trò chuyện thật lòng với người đó. Nếu nó không đem lại kết quả tốt, bạn có thể thiết lập cuộc hẹn với quản lý và đồng nghiệp để giúp bạn giải quyết vấn đề một cách minh bạch và chuyên nghiệp nhất.
- Hỗ trợ thành viên khác trong nhóm
Một trong những các tốt nhất để thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp là hãy giúp đỡ họ. Ví dụ nếu bạn đang làm việc ở vị trí cao hơn, hãy cố gắng để hướng dẫn và dạy bảo nhân viên tốt nhất bạn có thể. Luôn luôn khen ngợi đồng nghiệp và tập trung vào những thành quả họ đạt được hơn là những thất bại họ trải qua. Bằng cách này sẽ giúp bạn thiết lập văn hóa hay giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau ở chỗ làm, đồng thời sẽ khiến những đồng nghiệp tôn trọng và hỗ trợ bạn nhiều hơn.
- Duy trì những tương tác tích cực
Khi đối mặt với những hạn chót thời gian trong công việc hay những giờ làm căng thẳng, cố gắng giữ thái độ tích cực để khiến thành viên trong nhóm bạn có động lực làm việc hơn. Thay vì thể hiện sự lo lắng, bạn có thể tự khuyến khích bạn thân và đồng nghiệp bằng cách đưa ra động lực tích cực để tiếp tục công việc. Giữ phong thái tích cực sẽ khiến bạn trở thành một thành viên người mà những thành viên khác tìm đến để nhờ giúp đỡ, chỉ dẫn, từ đó tạo dựng nên các mối quan hệ công việc chất lượng.
- Biết rõ những chỉ dẫn của công ty
Điều quan trọng là cần biết những luật lệ ngầm hoặc những kỳ vọng liên quan tới những mối quan hệ công việc. Những rào cản này có thể phụ thuộc vào văn hóa của từng công ty. Chẳng hạn như một số công ty có thể sẽ khuyến khích một môi trường làm việc thông thường, trong khi những công ty khác lại mong đợi nhân viên làm việc một cách nghiêm túc hơn. Bạn nên luôn luôn nhớ rằng những mối quan hệ công việc rất khác biệt so với mối quan hệ cá nhân. Nếu bạn không nắm rõ được những chỉ dẫn, luật lệ của công ty, hãy nhớ luôn chuyên nghiệp và hỏi phòng ban nhân sự hoặc một người cố vấn/đồng nghiệp đáng tin cậy
- Hoàn thành công việc có chất lượng và đúng thời hạn
Đặc biệt là khi bạn ở trong một nhóm với các thành viên khác và có công việc liên quan, ảnh hưởng trực tiếp tới họ. Nếu bạn muốn tạo dựng những mối quan hệ tích cực, một trong những cách tốt nhất là hoàn thành công việc của mình một cách chất lượng nhất và đúng thời hạn nhất. Điều này thể hiện không chỉ sự chuyên nghiệp bạn có mà còn là sự tôn trọng bạn dành cho các thành viên khác cũng như bạn suy nghĩ tới người khác kể cả khi bạn hoàn thành những nhiệm vụ hằng ngày của mình.
——————————————————-
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
- Bài viết gốc: indeed.com
- Người dịch: Phan Thảo Nguyên
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Phan Thảo Nguyên – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=82641
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com