Cách Viết Hồ Sơ Six Sigma

Phương pháp Six Sigma có thể giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh, quy trình làm việc và lực lượng lao động của doanh nghiệp. Nếu bạn có chứng chỉ Six Sigma, sẽ rất hữu ích khi đề cập những chứng chỉ này trong sơ yếu lý lịch của bạn để nhà tuyển dụng thấy bạn đã có kinh nghiệm trong việc cải thiện hoạt động và quy trình của công ty. Học cách viết hồ sơ Six Sigma có thể giúp bạn thể hiện đúng trình độ cũng như làm nổi bật khả năng của mình.

✓ Six Sigma là gì? Lợi ích và cách triển khai - Tanca

?Hồ sơ 6 Sigma là gì?

Hồ sơ 6 Sigma là một tài liệu được sử dụng trong quá trình xin việc bao gồm chứng chỉ 6 Sigma chuyên môn và kinh nghiệm làm việc, kỹ năng cùng với trình độ học vấn của người đó. 6 Sigma là một kỹ thuật quản lý để đảm bảo chất lượng, và chứng chỉ 6 Sigma chứng minh bạn đã tham gia đào tạo đặc biệt trong khi phát triển chuyên môn. Các phương pháp 6 Sigma rất hữu ích để cải thiện hoạt động, quy trình làm việc hoặc nhân sự của một doanh nghiệp, vì vậy nhà tuyển dụng có thể cho rằng kiến thức này có giá trị. Hồ sơ 6 Sigma có thể bao gồm các chứng chỉ, kinh nghiệm chuyên môn và kỹ năng bạn có để cải thiện quy trình và quản lý dự án.

?Ai là người sử dụng Hồ sơ 6 Sigma?

Phương pháp 6 Sigma có vai trò quan trọng trong nhiều ngành nghề vì chúng có thể giúp cải thiện quản lý và chất lượng sản xuất. Các chuyên gia có thể tạo sơ yếu lý lịch 6 Sigma nếu chúng giúp việc thực hiện nhiệm vụ công việc dễ dàng hơn. Ví dụ, trưởng phòng nhân sự có thể yêu cầu chứng chỉ 6 Sigma để tối ưu hóa quy trình tuyển dụng và phát triển các sáng kiến để có thể giữ chân nhân viên. Dưới đây là các ngành nghề có thể yêu cầu chứng chỉ 6 Sigma:

  • Ô tô
  • Điện tử
  • Y tế
  • Sản xuất
  • Vận chuyển
  • Nguồn nhân lực
?Làm thế nào để viết Hồ sơ 6 Sigma

Dưới đây là các bước bạn có thể làm theo để giúp bạn viết Hồ sơ 6 Sigma:

1. Cung cấp thông tin liên lạc của bạn

Ở phần đầu của sơ yếu lý lịch, bạn có thể cung cấp thông tin liên lạc bao gồm tên đầy đủ, thành phố/ tỉnh nơi bạn sống, địa chỉ email và số điện thoại của bạn. Hãy nhớ cung cấp thông tin liên lạc chính xác để nhà tuyển dụng có thể liên hệ với bạn nếu họ có câu hỏi hoặc muốn lên lịch phỏng vấn với bạn.

Bạn cũng nên sử dụng email có tên chuyên nghiệp thay vì một email cá nhân để thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn. Ví dụ: một email chuyên nghiệp bao gồm tên thật của bạn thay vì biệt danh hoặc cụm từ không liên quan đến. Bạn có thể tạo một email chuyên nghiệp với tên đầy đủ hoặc tên viết tắt để sử dụng cho kinh doanh và công việc.

2. Viết tóm tắt tổng quát

Một bản tóm tắt tổng quát có thể làm nổi bật các kỹ năng và kinh nghiệm của bạn để cho nhà tuyển dụng thấy lý do tại sao bạn là ứng cử viên tốt nhất cho vị trí này. Khi viết tóm tắt tổng quát, bạn có thể đề cập đến chứng chỉ 6 Sigma và cách bạn ứng dụng chuyên môn của mình hoặc cách bạn đã giúp các công ty sử dụng phương pháp này. Bạn có thể làm cho bản tóm tắt tổng quát của bạn hấp dẫn hơn bằng cách sử dụng những động từ hành động và tính từ mạnh mẽ trong phần này.

3. Tạo một danh sách các kỹ năng của bạn

Tiếp theo, bạn có thể tạo ra một danh sách các kỹ năng liên quan của bạn để trình bày với nhà tuyển dụng. Sơ yếu lý lịch của bạn có thể tập trung vào các khả năng bạn đã phát triển liên quan đến phương pháp 6 Sigma. Ví dụ, khi bạn nhận được chứng nhận, bạn đã học được cách quản lý dự án một cách tinh gọn, thực hành kiểm soát chất lượng và cả phong thái lãnh đạo. Hãy cân nhắc thêm vào các kỹ năng chuyên môn liên quan đến vị trí bạn đang ứng tuyển và lĩnh vực nào của 6 Sigma được áp dụng khi chọn những kỹ năng đưa vào phần này.

4. Trình bày chi tiết kinh nghiệm làm việc của bạn 

Phần tiếp theo của sơ yếu lý lịch của bạn là phần tổng quan chuyên môn, bao gồm kinh nghiệm làm việc gần đây nhất của bạn. Đây là cơ hội để chia sẻ với nhà tuyển dụng những kinh nghiệm trước đây và trách nhiệm trong công việc của bạn để cho thấy rằng bạn có khả năng thực hiện tốt ở vị trí mà bạn đã ứng tuyển. Cân nhắc thêm ít nhất hai công việc có liên quan mà bạn đã làm và bạn đảm nhận trách nhiệm gì ở những công việc đó. Cố gắng đề cập đến các công việc mà bạn đã ứng dụng chứng chỉ 6 Sigma và cách bạn áp dụng kiến thức của mình.

Bạn cũng nên đề cập tới các chỉ số có thể định lượng mà bạn đã đạt được ở các vị trí trước đó, chẳng hạn như tỷ lệ phần trăm doanh số tăng lên hoặc cách cắt giảm chi tiêu. Nếu kinh nghiệm của bạn không liên quan trực tiếp đến vị trí bạn đang ứng tuyển, hãy cố gắng biến các kinh nghiệm trước đây của mình trở nên phù hợp nhất với công việc mới. Bạn cũng có thể sử dụng chứng nhận này để nhấn mạnh khả năng của mình vì phương pháp 6 Sigma đem lại lợi ích cho nhiều ngành nghề khác nhau.

5. Liệt kê trình độ học vấn và chứng chỉ của bạn

Các vị trí cấp cao thường yêu cầu một số chứng chỉ nhất định và nếu bạn đã được chứng nhận ở bất kỳ cấp độ nào của 6 Sigma, bạn có thể liệt kê chứng chỉ này trong phần cuối cùng của sơ yếu lý lịch. Ngay cả khi vị trí bạn đang ứng tuyển không yêu cầu chứng chỉ, bạn vẫn nên đưa vào bất kỳ chứng chỉ nào mà bạn có vì nó sẽ thể hiện sự ham học hỏi của bạn. Khi đề cập tới trình độ học vấn của mình, bạn nên liệt kê trình độ cao nhất đã đạt được nhưng cũng có thể nhắc tới những bằng đại học nếu bạn có.

?Mẫu sơ yếu lý lịch 6 Sigma

Khi viết sơ yếu lý lịch, bạn có thể sử dụng mẫu này làm tài liệu tham khảo:

[Tên của bạn] [Thành phố, Tỉnh] [Số điện thoại]

[Địa chỉ email]

Tóm tắt tổng quát

[Viết một bản tóm tắt đề cập đến những thông tin liên quan tới phương pháp 6 Sigma, kinh nghiệm và các bằng cấp khác mà bạn có cho vị trí công việc bạn đang ứng tuyển.]

Kỹ năng nổi bật

  • [Kỹ năng 1]
  • [Kỹ năng 2]
  • [Kỹ năng 3]
  • [Kỹ năng 4]

Tổng quan về chuyên môn [Chức danh] [Tên công ty]

  • [Ngày tháng làm việc]
  • [Nhiệm vụ công việc]
  • [Nhiệm vụ công việc]
  • [Nhiệm vụ công việc]

[Chức danh] [Tên công ty]

  • [Ngày tháng làm việc]
  • [Nhiệm vụ công việc]
  • [Nhiệm vụ công việc]
  • [Nhiệm vụ công việc]

Trình độ học vấn và chứng chỉ [Bằng cấp], [Tên trường đại học], [Năm tốt nghiệp]

[Các chứng nhận khác]

?Ví dụ về một hồ sơ 6 Sigma

Dưới đây là một ví dụ về cách bạn có thể đưa thông tin của mình vào sơ yếu lý lịch 6 Sigma:

George PerryDes Moines, Iowa546-927-1386

G.Perry@email.com

Tóm tắt tổng quát

Một người quản lý cải tiến quy trình Six Sigma ở trình độ đai Đen năng động với hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc thực hiện chiến lược, gia tăng sự hài lòng của khách hàng và khả năng lãnh đạo. Cố vấn và huấn luyện viên xuất sắc trong phương pháp Lean Six Sigma. Chuyên gia trong việc lên kế hoạch và đề xuất các sáng kiến ​​để cải thiện hiệu suất cũng như tăng cường hoạt động cho doanh nghiệp.

Kỹ năng nổi bật

  • Quản lý quy trình hoạt động
  • Đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng
  • Phương pháp Lean Six Sigma
  • Tiếp thị kỹ thuật số
  • Quản lý dự án
  • Huấn luyện và phát triển
  • Chăm sóc khách hàng

* Tổng quan về chuyên môn

Quản lý tiếp thị – Stevie’s Stews

2018 – Hiện tại

  • Tiết kiệm được 10%  ngân sách tiếp thị trong khi doanh số vẫn tiếp tục tăng
  • Quản lý đội ngũ bán hàng và đào tạo dịch vụ khách hàng
  • Cải thiện chiến lược chiến dịch để tăng doanh số bán hàng với mức độ tương tác cao trên mạng xã hội

Chuyên gia sáng tạo nội dung – MCM Marketing

2017-2018

  • Cải thiện quy trình để xây dựng chiến lược và sáng tạo nội dung cho các chiến dịch truyền thông xã hội
  • Tăng chỉ số ROI lên 15% đối với nội dung và quảng cáo trên mạng xã hội
  • Thực hiện quy trình phê duyệt để đảm bảo chất lượng và tính nhất quán đối với nội dung

Đại diện bộ phận chăm sóc khách hàng Wales Marketing

2015-2017

  • Triển khai các chiến lược dịch vụ để cải thiện sự hài lòng của khách hàng
  • Phát triển đường dây hỗ trợ chăm sóc khách hàng trực tuyến
  • Đào tạo đội ngũ chăm sóc  khách hàng, góp phần tăng 5% tỷ lệ giữ chân nhân viên

*Học vấn và chứng chỉ 

Bằng Cử nhân Khoa học về Marketing

Trường Cao đẳng Upstate Iowa, 2015

Bằng Digital Marketer

Chứng chỉ 6 Sigma đai Đen

?Một số mẹo khi viết Hồ sơ 6 Sigma

Dưới đây là một số mẹo bạn có thể sử dụng khi viết Hồ sơ 6 Sigma:

Liệt kê vắn tắt các kỹ năng và kinh nghiệm của bạn

Lên ý tưởng và lập danh sách các kỹ năng chuyên môn của bạn có thể giúp bạn các lựa chọn kỹ năng phù hợp và dễ dàng xác định khả năng nào là phù hợp nhất với công việc. Bạn cũng có thể lập một danh sách đầy đủ về kinh nghiệm làm việc của mình. Đối với một sơ yếu lý lịch, bạn có thể đề cập tới các công việc trước đây mà có sự liên quan nhất định đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển để cung cấp cho nhà tuyển dụng một cái nhìn tổng quát về kinh nghiệm chuyên môn của bạn. Một danh sách kinh nghiệm làm việc cho phép bạn chọn những công việc phù hợp nhất với sơ yếu lý lịch của mình.

Sử dụng các từ khóa trong mô tả công việc vào sơ yếu lích lịch

Nhiều nhà tuyển dụng sử dụng hệ thống theo dõi hồ sơ ứng viên (ATS) để tối ưu hóa việc xét duyệt hồ sơ và tìm kiếm những ứng viên chất lượng nhất. ATS là phần mềm tìm kiếm các sơ yếu lý lịch với các từ khóa thể hiện sự phù hợp của ứng viên với vị trí công việc. Sử dụng các từ khóa từ mô tả công việc trong sơ yếu lý lịch của bạn có thể giúp bạn vượt qua quá trình này.

Cố gắng sử dụng ngôn ngữ giống như cách công ty sử dụng trong mô tả của họ, chẳng hạn như kỹ năng, số năm kinh nghiệm và chứng chỉ. Hãy cân nhắc bổ sung các công việc trước đây trong sơ yếu lý lịch của bạn có sự tương đồng với vị trí công việc trong bản mô tả của công ty. Mặc dù sử dụng lại từ khóa có thể gia tăng cơ hội phỏng vấn của bạn, hãy đề cập tới thông tin chính xác nhất có thể. Các từ khóa phù hợp cũng có thể giúp xác định những kinh nghiệm và kỹ năng làm việc nào là phù hợp để thêm vào.

Kiểm tra lại sơ yếu lý lịch của bạn

Sau khi bạn hoàn thành sơ yếu lý lịch của mình, bạn  nên đọc lại nó để đảm bảo bạn viết đúng chính tả và ngữ pháp, cũng như tổng hợp chính xác thông tin công việc và cách liên lạc. Bạn có thể nhờ bạn bè hoặc thành viên gia đình đọc lại sơ yếu lý lịch của bạn. Việc gửi một bản sơ yếu lý lịch không có lỗi cho nhà tuyển dụng thấy sự chuyên nghiệp của bạn và thể hiện sự tỉ mỉ của bạn đến các chi tiết nhỏ, kinh nghiệm giao tiếp, đọc hiểu và phân tích cơ bản.

Căn khoảng cách ngang và dọc

Hãy căn đều những khoảng cách ngang và dọc để giúp sắp xếp thông hợp lý và gia tăng tính thẩm mỹ cho sơ yếu lý lịch của bạn. Ví dụ: bạn có thể liệt kê thông tin bằng cách sử dụng cột và hàng ngang. Định dạng cột phù hợp với việc liệt kê các kỹ năng và kinh nghiệm làm việc. Bạn cũng có thể tạo một cột phụ bên trái sơ yếu lý lịch để đề cập thông tin liên hệ và trình độ học của bạn. Trình bày sơ yếu lý lịch của bạn bằng cách sử dụng hàng ngang có thể tạo ra nhiều không gian hơn để bạn đề cập đến kinh nghiệm chuyên môn của mình, đây có thể là yếu tố chính để nhà tuyển dụng đánh giá xem bạn có phải là một ứng viên tiềm năng hay không.

Chọn một phông chữ dễ đọc

Phông chữ bạn chọn cho sơ yếu lý lịch của mình rất quan trọng vì nhà tuyển dụng thường đọc lướt sơ yếu lý lịch trước khi đọc chi tiết. Phông chữ dễ đọc có thể cho phép người đọc hiểu thông tin của bạn một cách nhanh chóng, ngay cả khi nhìn nhanh. Hãy sử dụng các phông chữ đơn giản, dễ nhìn và dễ đọc như Times New Roman hoặc Arial.

____________________________________

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!

  • Theo: indeed
  • Người dịch: Phạm Thị Thu Hiền
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Phạm Thị Thu Hiền – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=69582

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất
Top List in the World https://top-list-co.blogspot.com/