16 Lỗi Thường Gặp Và Cách Khắc Phục Trong Thư Xin Việc Không Yêu Cầu Kinh Nghiệm
Bạn nên tránh mắc lỗi thư xin việc để miêu tả chính xác khả năng của bạn và chứng minh bạn chính là một nhân viên tiềm năng. Bằng cách viết một bức thư xin việc chỉn chu, bạn có thể cho hội đồng tuyển dụng thấy rằng bạn là người cẩn thận trong từng chi tiết nhỏ, có tổ chức và hiểu giá trị chuyên nghiệp mà bạn có thể mang đến. Với điều này, bạn có thể tăng cơ hội thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng và đảm bảo bạn sẽ được phỏng vấn vị trí mà bạn quan tâm. ?16 lỗi thường gặp trong thư xin việc không yêu cầu kinh nghiệm và cách khắc phục
Có nhiều lỗi khác nhau mà các ứng viên thường mắc phải khi viết thư xin việc. Dưới đây là một vài ví dụ về những lỗi và mẹo để khắc phục chúng trong quá trình tìm kiếm việc làm của bạn: 1. Độ dài không phù hợp
Các ứng viên thường viết thư xin việc quá dài hoặc ngắn. Khi viết, hãy cố gắng ngắn gọn bằng cách giới hạn số trang từ một nửa đến một trang. Từ đó, bạn có thể tập trung vào việc sử dụng ngôn ngữ một cách rõ ràng và trực tiếp để mô tả khả năng của mình.
Sử dụng cụm từ quá phức tạp để mô tả kỹ năng và kinh nghiệm làm việc của bạn trong một lá thư xin việc có thể gây khó hiểu cho những nhà tuyển dụng. Do đó, hãy cố gắng khắc phục việc viết dài dòng bằng cách giữ cho câu từ của bạn đơn giản và mạch lạc. Thêm vào đó, thực hành viết các câu ngắn để người đọc có thể đọc dễ dàng hơn. 3. Thiếu các ví dụ cụ thể
Các ứng viên thường không chọn đưa ra các ví dụ cụ thể về những thành công trong quá khứ ở thư xin việc. Mặc dù vậy, việc đưa ra các ví dụ có thể giúp bạn cung cấp bằng chứng về thành tích và khả năng của mình. Để tránh lỗi này, hãy cân nhắc bổ sung một vài dữ liệu có giá trị về kinh nghiệm chuyên môn để chứng minh khả năng của bạn. 4. Thông tin tưởng chừng liên quan mà lại không liên quan
Vì các ứng viên mới ra trường thường có ít kinh nghiệm nên họ có thể mắc lỗi khi đưa thông tin không liên quan về quá trình học tập vào thư xin việc. Mặc dù vậy, cung cấp những chi tiết liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển vẫn rất hiệu quả. Khi nhắc tới kinh nghiệm đại học của bạn, hãy cố gắng chọn lọc và liệt kê những thông tin về các hoạt động, trách nhiệm và vị trí lãnh đạo bộc lộ khả năng hòa nhập trong một môi trường chuyên nghiệp thay vì điểm tổng kết hoặc các lớp học bạn đã tham gia. 5. Ngôn ngữ không chuyên nghiệp
Thông thường, các ứng viên mới ra trường sử dụng ngôn ngữ không chuyên nghiệp khi mô tả khả năng cũng như những gì họ có thể cung cấp cho các nhà tuyển dụng tiềm năng. Khi viết, hãy cố gắng nhớ rằng thư xin việc chính là cơ hội để bán bản thân và giá trị chuyên môn của bạn. Hãy sử dụng ngôn ngữ có thể mô tả khả năng của bạn và cách bạn dự định vận dụng tối đa các kỹ năng của mình để đáp ứng mong đợi của nhà tuyển dụng. 6. Chủ đề nhạy cảm
Các chủ đề nhạy cảm như vấn đề cá nhân như lý do tại sao bạn nghỉ việc hoặc sự lo lắng về khả năng của mình trong thư xin việc có thể khiến người nhà tuyển dụng không hài lòng. Cố gắng tránh bất kỳ chủ đề không thoải mái khi viết thư xin việc. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc làm nổi bật thông tin phù hợp với vị trí bạn ứng tuyển, ví dụ như những thành tựu đã đạt được và năng lực của bạn. 7. Sự lặp lại
Các ứng viên mới ra trường có thể mắc lỗi trong việc lặp lại thông tin từ sơ yếu lý lịch sang thư xin việc. Nhà tuyển dụng thường đọc sơ yếu lý lịch của bạn trước thư xin việc, vì vậy hãy tận dụng thư xin việc như một cơ hội bổ sung để kết nối điểm mạnh của mình và yêu cầu của học. Điều này có thể giúp bạn chứng minh lý do tại sao bạn là ứng viên phù hợp.
8. Sáo rỗng
Các ứng viên mới ra trường thường mô tả khả năng của mình dựa trên những cụm từ và thành ngữ nhàm chán. Ngôn ngữ như vậy hiếm khi thể hiện nhiều giá trị đối với nhà tuyển dụng khi họ cố gắng đánh giá kỹ năng của bạn. Hãy cố gắng viết cụ thể hơn với ngôn từ và đưa ra ví dụ thực tế về cách bạn đã thành công trong quá khứ.
9. Lỗi chính tả
Bỏ qua việc kiểm tra lại thư xin việc có thể dẫn đến nhiều lỗi ngữ pháp hoặc lỗi đánh máy. Các lỗi này có thể khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn không cẩn thận đối với những chi tiết nhỏ và thiếu sự kỉ luật. Do đó, bạn nên soát lại thư xin việc vài lần hoặc nhờ một người bạn đáng tin cậy kiểm tra hộ để đảm bảo không có lỗi.
10. Thông tin không liên quan
Là một ứng viên mới ra trường, chắc hẳn bạn đã có kinh nghiệm ở nhiều lĩnh vực và vai trò khác nhau nhưng lại không liên quan đến vị trí bạn đang ứng tuyển. Với vấn đề này, bạn phải bỏ qua mong muốn liệt kê những thông tin như vậy trong thư xin việc vì nó gần như không liên quan. Thay vào đó, hãy cố gắng thay đổi trọng tâm thư xin việc bằng cách đề cập tới những kỹ năng bạn có được qua những trải nghiệm mà bạn có thể áp dụng cho công việc đó.
11. Thông tin không chính xác
Khi ứng tuyển vào nhiều vị trí mở tại cùng một thời điểm, các ứng viên mới ra trường có thể mắc những lỗi như thông tin sai lệch về công ty hoặc nhầm lẫn về vị trí công việc bởi sự thiếu cẩn trọng trong những chi tiết đó. Hãy cố gắng kiểm tra lại các chi tiết như tên tổ chức, tên của người nhận và tiêu đề chính xác của công việc mà bạn đang đăng ký. Trong khi điều này có thể làm cho quá trình viết của bạn lâu hơn, các thông tin chính xác có thể chứng minh khả năng tỉ mỉ của bạn.
12. Quá tự tin
Trong khi một số ứng viên phải đối diện với vấn đề hạ thấp giá trị của bản thân, một vài người khác lại quá tâng bốc khả năng của mình khiến nhà tuyển dụng cho rằng họ quá tự tin. Hãy cố gắng sống thực tế với khả năng của mình trong khi vẫn cân nhắc về giá trị bạn có thể đưa cho công ty. Điều này có thể giúp bạn duy trì tính chân thực cũng như cho phép nhà tuyển dụng đánh giá chính xác năng lực của bạn.
13. Mẫu thư xin việc giống nhau cho các công việc
Ứng viên mới ra trường thường sử dụng mẫu thư xin việc có sẵn để ứng tuyển cho nhiều công việc ở cùng một thời điểm. Mặc dù vậy, bạn nên điều chỉnh thư xin việc phù hợp với từng vai trò và công ty mà bạn ứng tuyển. Thông qua đó, bạn sẽ thể hiện được những năng lực cụ thể mà có thể đáp ứng được các yêu cầu riêng biệt của từng nhà tuyển dụng hoặc giúp thúc đẩy mục tiêu của công ty.
14. Thông tin không chân thực
Khi viết thư xin việc, các ứng viên nên thể hiện sự quan tâm đến vị trí công việc hoặc sự háo hức khi có thể làm việc cho một công ty cụ thể nào đó. Vì vậy, bạn nên trung thực khi giải thích lý do tại sao bạn lại thấy hấp dẫn với công việc thay vì nói dối về sự đam mê của bạn. Nhà tuyển dụng có thể nhận ra liệu một ứng viên có nói thật hay không, và việc thành thật như vậy có thể là điểm cộng cho bạn.
15. Ngôn ngữ trang trọng
Ứng viên mới ra trường thường cố gắng sử dụng ngôn ngữ quá trang trực khi viết thư xin việc để thể hiện sự tinh tế và thông minh của mình. Nếu sử dụng những từ ngữ mạnh và đúng ngữ pháp trong bài viết có thể giúp ý và câu từ của bạn rõ ràng, trực tiếp hơn thì việc sử dụng ngôn ngữ trang trọng thường không cần thiết và có thể biến bạn thành một người cứng nhắc. Ví dụ, khi chào hỏi ở phần đầu thư xin việc, hãy bỏ qua những danh xưng như ” quý ngài ” hoặc ” quý cô “, thay vào đó hãy sử dụng tên thật của nhà tuyển dụng hoặc tên chức vụ của họ.
16. Thiếu đi sự nhiệt tình
Như đã đề cập ở trên, thể hiện sự quan tâm của bạn về vị trí công việc hoặc với công ty bạn ứng tuyển là chìa khóa khi viết thư xin việc. Các ứng viên mới tốt nghiệp thường quên đi việc phải bày tỏ đam mê với công việc, điều này có thể khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn chưa thực sự hiểu rõ về công việc đó. Hãy cố gắng bày tỏ lý do công việc đó hấp dẫn bạn và loại công việc bạn muốn thực hiện nếu bạn được chọn vào công ty.
________________________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: indeed
- Người dịch: Phạm Thị Thu Hiền
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Phạm Thị Thu Hiền – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=68978
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com