Cách Viết CV Cho Vị Trí Quản Lý Bán Lẻ Kèm Theo Mẹo Và Ví Dụ
?Giám đốc bán lẻ là gì?
Giám đốc bán lẻ là người chuyên giám sát các hoạt động chung tại các địa điểm bán hàng như cửa hàng, quản lý và hướng dẫn nhân viên về mục tiêu bán hàng và các trách nhiệm liên quan khác. Tùy thuộc vào công ty mà họ làm việc, họ có thể quản lý một số phòng ban trong một cửa hàng và đảm bảo rằng tất cả chúng đều hoạt động theo tiêu chuẩn của công ty. Họ cũng có thể làm việc thường xuyên với khách hàng và xử lý việc trả hàng, trả lời các câu hỏi liên quan đến chính sách cửa hàng hoặc kiểm tra hồ sơ hàng tồn kho để tìm một mặt hàng có kích thước, màu sắc hoặc kiểu máy thay thế. Một số nhà quản lý bán lẻ đã có kinh nghiệm bán lẻ trước đây và nhà tuyển dụng có thể sẽ quan tâm đến quá trình làm việc, các kinh nghiệm có liên quan của ứng viên hơn là nền tảng học vấn của họ.?Cách viết CV quản lý bán lẻ
Hãy xem xét làm theo các bước sau khi bạn viết sơ yếu lý lịch cho vị trí quản lý bán lẻ:- CV chức năng: CV chức năng nêu các kỹ năng và năng lực của ứng viên ở đầu, vì vậy đây là một cách tuyệt vời để liệt kê những điều khiến bạn trở thành ứng viên đủ tiêu chuẩn và duy nhất cho vai trò này. Định dạng này có thể có lợi cho bạn nếu bạn có kinh nghiệm chuyên môn hạn chế hoặc chỉ mới lấy được bằng đại học.
- CV theo trình tự thời gian: CV theo trình tự thời gian bắt đầu với kinh nghiệm chuyên môn của bạn, cho phép bạn mô tả chức danh và nhiệm vụ công việc của mình cho từng vai trò trước khi thảo luận về các kỹ năng hoặc nền tảng học vấn của bạn. Nếu bạn đang tìm kiếm một vị trí mới trong cùng một ngành, điều này có thể cho phép bạn thể hiện kiến thức chuyên môn của mình trong lĩnh vực đó.
- CV kết hợp: CV kết hợp là một bố cục linh hoạt cho phép bạn làm nổi bật cả năng lực liên quan và nền tảng chuyên môn của bạn. Điều này có thể có lợi cho bạn nếu bạn có quá trình làm việc đa dạng hoặc nhiều kỹ năng liên quan đến ngành để bạn có thể nêu bật tất cả thông tin liên quan đến vị trí tương lai của mình.
4. Thêm một bản giới thiệu ngắn gọn
Bước tiếp theo là viết một bản tóm tắt chuyên môn ngắn cung cấp cái nhìn tổng quan về kinh nghiệm trong ngành, nền tảng giáo dục và các kỹ năng độc đáo của bạn. Những câu giới thiệu này thường có từ một đến ba câu nhằm mục đích rõ ràng và dễ đọc. Hãy nhắc tới những điểm mạnh nhất và then chốt nhất để người quản lý tuyển dụng thấy rằng bạn đủ tiêu chuẩn cho vai trò này và có thể mang lại nhiều giá trị cho công ty của họ. Có nhiều cách giới thiệu mà bạn có thể lựa chọn, bao gồm:
- Mục tiêu nghề nghiệp: Phần giới thiệu này cho phép bạn tập trung vào mục tiêu và tham vọng của mình, đồng thời mô tả những gì bạn hy vọng đạt được trong vai trò mới. Hãy nêu rõ vị trí bạn đang ứng tuyển, sau đó là phần ngắn gọn về các kỹ năng và kinh nghiệm liên quan của bạn và điều gì khiến bạn trở thành một ứng viên sáng giá.
- Hồ sơ chuyên nghiệp: Hồ sơ chuyên nghiệp cho phép bạn đề cập về những thành tích nghề nghiệp, kinh nghiệm và các giải thưởng liên quan đến ngành của mình. Đây có thể là một phần giới thiệu hữu ích cho những người đã đạt được nhiều cột mốc quan trọng khác nhau trong suốt sự nghiệp của họ và đang ứng tuyển vào một vai trò trong cùng lĩnh vực.
- Tóm tắt trình độ: Loại tóm tắt chuyên môn này cho phép bạn làm nổi bật các kỹ năng quan trọng, chứng chỉ và các khóa đào tạo hoặc khen thưởng khác khiến bạn trở thành ứng viên đủ tiêu chuẩn. Điều này có thể giúp bạn chứng minh rằng bạn đáp ứng các yêu cầu và mong muốn của nhà tuyển dụng.
5. Làm nổi bật các kỹ năng và khả năng của bạn
Bên dưới phần giới thiệu của CV, bạn có thể đưa vào danh sách các kỹ năng liên quan đến vai trò trong việc quản lý bán lẻ. Tùy thuộc vào phong cách nội dung CV mà bạn đã chọn, bạn có thể sắp xếp các kỹ năng của mình theo chủ đề hoặc giới thiệu chúng riêng lẻ. Cân nhắc liệt kê nhiều khả năng khác nhau, bao gồm cả kỹ năng cứng, mềm và liên quan đến ngành của bạn. Một số kỹ năng chung cho các nhà quản lý bán lẻ bao gồm:
- Kỹ năng giao tiếp: Là người quản lý của một cửa hàng bán lẻ, bạn sẽ phải tương tác với nhiều người, bao gồm khách hàng, thành viên của nhóm bán hàng và người giám sát của bạn. Điều này có nghĩa là kỹ năng giao tiếp là vô cùng quan trọng và cần thiết để có thể giao tiếp rõ ràng và hiệu quả với các quản lý bộ phận khác cũng như khách hàng.
- Khả năng lãnh đạo: Các nhà quản lý bán lẻ thường ở các vị trí lãnh đạo, quản lý, giám sát nhân viên trong việc giải quyết các mối quan tâm của khách hàng và đào tạo các chuyên viên bán hàng mới. Điều này có nghĩa là một chuyên viên đủ tiêu chuẩn cho vai trò này có thể giữ cho các bộ phận khác nhau trong cửa hàng của họ hoạt động hiệu quả đồng thời tạo động lực cho nhóm của họ.
- Giải quyết vấn đề và giải quyết xung đột: Những cá nhân này có thể xử lý các vấn đề hoặc xung đột nảy sinh giữa các nhân viên của họ hoặc tạo ra các giải pháp sáng tạo cho những thách thức nảy sinh trong cửa hàng. Sẽ rất có lợi nếu cá nhân đó có các kỹ năng giải quyết vấn đề và giải quyết xung đột sắc bén để hoàn thành trách nhiệm nghề nghiệp của mình.
- Kỹ năng tổ chức: Người quản lý bán lẻ phải có trách nhiệm giám sát một số nhân viên, tạo và theo dõi quá trình làm việc của họ, giao cho họ nhiệm vụ hàng ngày và tạo mục tiêu bán hàng cho từng người. Để quản lý những điều này, đòi hỏi người quản lý phải có kỹ năng tổ chức cao và phải biết cách phân chia cũng như sắp xếp thứ tự ưu tiên thời gian của mình.
- Hợp tác và làm việc nhóm: Những cá nhân này có thể làm việc cùng với các nhà lãnh đạo và quản lý khác trong công ty. Điều này có nghĩa kỹ năng làm việc cộng tác và chia sẻ ý tưởng của họ với những người quản lý khác về các phương pháp hay nhất hoặc đưa ra phản hồi của họ về các giải pháp hoạt động và chiến lược là rất cần thiết.
6. Đề cập những kinh nghiệm chuyên môn của bạn
Tiếp theo, bạn có thể thêm nền tảng chuyên môn và kinh nghiệm làm việc của mình để làm nổi bật các vai trò trước đây và nó sẽ hỗ trợ bạn như thế nào cho vị trí này. Đối với mỗi vị trí bạn liệt kê, hãy bao gồm chức danh công việc trước đây của bạn, công ty hoặc tổ chức bạn đã làm việc, địa chỉ và ngày làm việc. Bên dưới thông tin này, bạn có thể thêm một danh sách ngắn có dấu đầu dòng về những thành tích chính của bạn hoặc nhiệm vụ công việc cho từng vị trí. Đây là cơ hội để làm nổi bật năng lực và khả năng của bạn và cho người quản lý tuyển dụng thấy rằng bạn có thể mang lại giá trị cho doanh nghiệp của họ.
7. Thêm trình độ học vấn của bạn
Ngoài quá trình làm việc của bạn, các nhà tuyển dụng tiềm năng cũng có thể quan tâm đến nền tảng giáo dục của bạn. Mặc dù hầu hết không yêu cầu bằng cao đẳng hoặc bằng cử nhân để trở thành nhà quản lý bán lẻ, nhưng bạn vẫn nên cân nhắc việc liệt kê trình độ học vấn cao nhất của mình.
Bằng cao đẳng hoặc bằng cử nhân về quản lý bán lẻ có thể cho người đọc thấy rằng bạn cam kết với sự nghiệp của mình và đã được đào tạo chuyên môn liên quan. Khi bạn đưa thông tin này vào CV của mình, hãy liệt kê tên bằng cấp và chuyên ngành của bạn, tên viện hoặc trường đại học bạn đã theo học, địa điểm và ngày nhập học của bạn.
8. Làm nổi khả năng ngoại ngữ
Mặc dù hầu hết các nhà tuyển dụng có thể không yêu cầu ứng viên nói nhiều hơn một ngôn ngữ, nhưng việc thêm các ngôn ngữ bổ sung vào CV có thể gây ấn tượng với họ. Điều này có thể cho phép bạn giao tiếp với nhiều khách hàng hơn, cải thiện sự hài lòng của khách hàng đối với cửa hàng nói chung. Bạn có thể xem xét thêm chúng vào nếu có và bao gồm cả mức độ thông thạo của bạn.
9. Chú ý chính tả, ngữ pháp và sự rõ ràng
Sau khi hoàn thành bản nháp đầu tiên của bản CV, hãy đọc lại để tìm các lỗi về chính tả, ngữ pháp và đảm bảo nội dung rõ ràng. Đọc to thành tiếng cho chính mình nghe để xem liệu có câu nào có vẻ khó hiểu không và để đảm bảo rằng bạn đang cung cấp tất cả các thông tin cần thiết. Bạn cũng có thể gửi CV của mình cho đồng nghiệp hoặc bạn bè đáng tin cậy để nhận được ý kiến đóng góp và phản hồi của họ.
?Mẹo viết CV quản lý bán lẻ
Nếu bạn yêu thích và muốn theo đuổi vị trí giám đốc bán lẻ, có một số mẹo có thể giúp bạn tạo một bản CV ấn tượng và hiệu quả, chẳng hạn như:
Thêm nhiều kinh nghiệm có liên quan: Khi tìm kiếm một nhà quản lý bán lẻ, nhà tuyển dụng có thể ưu tiên kinh nghiệm chuyên môn hơn là giáo dục hoặc đào tạo chính thức, vì vậy hãy liệt kê nhiều vị trí công việc trước đây và mô tả công việc đó, nó có thể hỗ trợ gì cho vị trí bạn đang ứng tuyển này.
Chỉ bao gồm các từ khóa thích hợp: Mặc dù tin tuyển dung có thể có nhiều từ khóa liên quan đến yêu cầu và kỹ năng của nhân sự mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm, nhưng hãy nhớ rằng chỉ nên dùng những từ khóa áp dụng cho khả năng và kinh nghiệm của bạn. Điều này giúp đảm bảo bạn có thể chắc chắn về thông tin được liệt kê trong CV của bạn nếu bạn nhận được vị trí.
Sử dụng động từ hành động: Khi bạn mô tả trách nhiệm nghề nghiệp hoặc thành tích của mình, hãy cân nhắc sử dụng động từ hành động để truyền đạt kinh nghiệm của bạn giúp thể hiện sự nhiệt huyết và tự tin với nội dung bạn chia sẻ. Điều này cũng có thể giúp người đọc hiểu được trách nhiệm trước đây của bạn và hiểu giá trị mà bạn có thể mang lại cho công ty của họ.
?Mẫu Kèm Theo
Dưới đây là một mẫu bạn có thể làm theo khi viết CV quản lý bán lẻ của mình:
- Thông tin liên lạc
[Họ và tên] [Số điện thoại]
[Địa chỉ email]
- Giới thiệu
[Viết từ một đến ba câu về mục tiêu nghề nghiệp, số năm kinh nghiệm trong ngành và thành tích nghề nghiệp của bạn]
- Kỹ năng
[Kỹ năng liên quan đến ngành hoặc vị trí]
[Kỹ năng liên quan đến ngành hoặc vị trí]
[Kỹ năng liên quan đến ngành hoặc vị trí]
- Kinh nghiệm làm việc
[Chức vụ của bạn] [Tên doanh nghiệp hoặc tổ chức] [Vị trí]
[Ngày tháng làm việc]
[Thành tích hoặc nhiệm vụ công việc]
[Thành tích hoặc nhiệm vụ công việc]
[Thành tích hoặc nhiệm vụ công việc]
[Chức vụ của bạn] [Tên doanh nghiệp hoặc tổ chức] [Vị trí]
[Ngày tháng làm việc]
[Thành tích hoặc nhiệm vụ công việc]
[Thành tích hoặc nhiệm vụ công việc]
[Thành tích hoặc nhiệm vụ công việc]
- Học vấn
[Tên bằng] [Trường đại học, cao đẳng hoặc tổ chức bạn đã theo học] [Địa chỉ]
[Ngày nhập học]
- Ngoại ngữ
[Các ngôn ngữ khác mà bạn nói] – [Mức độ thành thạo]
Ví dụ
Tham khảo ví dụ CV quản lý bán lẻ này trước khi bạn viết:
- Thông tin liên hệ
Chelsea Smith
ĐT: 555-555-5555
Email: Chelsea.Smith@email.com
- Giới thiệu
Giám đốc bán lẻ theo định hướng mục tiêu với hơn bảy năm kinh nghiệm trong ngành. Quản lý một đội ngũ bán hàng gồm 35 nhân viên và vượt dự kiến doanh số từ 8% trở lên mỗi quý. Mong muốn cung cấp dịch vụ khách hàng chất lượng và quản lý hiệu quả các thành viên trong nhóm của mình.
- Kỹ năng
Theo dõi và giám sát chi tiết
Giao tiếp bằng văn bản và bằng lời nói
Quản lý thời gian
Kỹ năng lãnh đạo
- Kinh nghiệm làm việc
Quản lý chi nhánh – Comfort First Footwear Fort Collins, CO
Tháng 6/2016 – hiện nay
– Ghi lại xu hướng tiêu dùng và đặt hàng phù hợp để cải thiện sự hài lòng của khách hàng
– Tạo lịch làm việc hàng tuần cho 35 nhân viên
– Giải đáp thắc mắc của khách hàng và phát triển các giải pháp chiến lược dài hạn để giảm thiểu sự cố của khách hàng
Trợ lý quản lý cửa hàng – Mills Accessory Emporium Boulder, CO
Tháng 8/2014 – tháng 5/2016
– Theo dõi và ghi lại các giao dịch bán hàng
– Xử lý hàng hóa đến và thực hiện kiểm kê kho hàng quý
– Giám sát việc tuyển dụng nhân viên và đào tạo nhân viên mới
- Học vấn
Cử nhân Nghệ thuật trong kinh doanh và quản lý bán lẻ – Trường Đại học Kinh doanh Eastern Michigan Anarbor, MI
Tháng 5/ 2010 – tháng 8/2014
- Ngoại ngữ
Thông thạo tiếng Pháp
——————————————————————————————————–
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Bài viết gốc: indeed.com
- Người dịch: Nguyễn Như Quỳnh
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Như Quỳnh – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=74656
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com