Cách Để Viết Mục Tiêu Sơ Yếu Lý Lịch Phát Triển Nguồn Nhân Lực
Ví dụ: “Mong đợi được làm việc với những nhà lãnh đạo phát triển tập đoàn và mở rộng kĩ năng trong chiến lược phát triển quy mô lớn. Làm việc để xây dựng một thành tích tạo dựng những chương trình giáo dục chắc chắn.”
3. Đặt ra những kì vọng của bạn cho vị trí công việc.
Ngoài những mục tiêu nghề nghiệp ra, mục tiêu của bạn bao gồm một bản trình bày về những kỹ năng và kinh nghiệm bạn mong là sẽ đạt được từ vị trí công việc. Hãy nhắc đến một hoặc hai nhiệm vụ hoặc kĩ năng mà bạn tận hưởng thực hiện hoặc lĩnh vực mà bạn muốn phát triển những kĩ năng tốt hơn. Nếu những mong đợi này trùng khớp với những giá trị và nghĩa vụ của vị trí công việc, nó sẽ cho thấy nhà quản lý tuyển dụng tính cách của bạn và niềm đam mê này sẽ làm cho bạn là một mảnh ghép phù hợp cho công ty.
Ví dụ: “Hào hứng trong việc thiết kế và thực hiện những chương trình giáo dục cá nhân hóa và thu nhập những ý kiến phản hồi những mục tiêu phát triển. Mong đợi được làm việc cộng tác với những chuyên gia nhân sự để tạo ra một thực tiễn tốt nhất và gia tăng sự phát triển của nhân sự.”
4. Nhắm vào sự kì vọng của người tuyển dụng
Một mục tiêu sơ yếu lý lịch cũng có thể trưng bày ra được sự sẵn sàng của bạn và khả năng đạt được sự kì vọng của vị trí bạn mong muốn. Tìm những từ khóa chính và nghĩa vụ quan trọng ở trong phần mô tả công việc mà khớp với những kĩ năng của bạn và đưa chúng vào trong phần mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Điều này cho thấy rằng bạn đã tìm hiểu về những yêu cầu của vị trí và cũng cho thấy rằng bạn có hứng thú trong việc thỏa mãn nhu cầu của người tuyển dụng. Vị trí phát triển nguồn nhân lực thường yêu cầu những nhiệm vụ khó khăn như giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định và đưa ra phản hồi. Nhắc tới những nhiệm này sẽ truyền đạt được cho quản lý tuyển dụng rằng bạn có thể khớp với yêu cầu của họ và phát triển những kĩ năng mới.
Ví dụ: “Có khả năng cung ứng và tiếp nhận phản hồi hoặc phê bình. Sẵn sàng đưa ra và thực hiện những quyết định và thủ tục.”
5. Nhắc tới những bằng cấp, chứng chỉ hoặc chứng nhận liên quan
Sơ yếu lý lịch của bạn bao gồm một phần liên quan tới học vấn, nhưng nó cũng hữu dụng để đề ra trong phần mục tiêu những bằng cấp, chứng chỉ hoặc chứng nhận liên quan mà bạn đã đạt được. Đưa ra thông tin này từ phần đầu của sơ yếu lý lịch của bạn cũng với bộ kỹ năng của bạn sẽ nhấn mạng được những thành tựu của bạn và làm bạn nổi bật trong những ứng cử viên không có bằng cấp tương tự với trình độ của bạn.
Ví dụ: “Một chuyên gia phát triển nguồn nhân lực chăm chỉ với bằng thạc sĩ trong ngành phát triển nguồn nhân lực và chứng chỉ trong huấn luyện nhân lực.”
6. Phù hợp với miêu tả công việc
Phần mục tiêu nghề nghiệp là được dành riêng cho ngành nghề mà bạn ứng cử vào. Đưa vào những chi tiết cụ thể như chức danh công việc chính thức, tên công ty và những chức năng chính của ngành nghề cho quản lý tuyển dụng thấy rằng sự quan tâm và nỗ lực của bạn trong việc ứng cử vào vị trí nhất định của họ. Đồng bộ những kỹ năng và mục tiêu nghề nghiệp của bạn cùng với những ý tưởng và giá trị được nhắc tới trong phần miêu tả công việc cho thấy rằng bạn phù hợp với văn hóa công ty như thế nào và giá trị nào bạn có thể đem tới cho vị trị này.
Ví dụ: “Người hoạt động theo nhóm làm việc để những sự đóng góp được lắng nghe và hiểu rõ. Mong muốn cộng tác và khuyến khích các cá nhân khi họ làm việc trong các quá trình phát triển và làm việc để đáp ứng nhu cầu cá nhân và phong cách học tập của họ. ”
Mẹo để viết một mục tiêu sơ yếu lý lịch phát triển nguồn nhân lực
Thực hiện theo các mẹo sau để có mục tiêu lý lịch phát triển nguồn nhân lực hiệu quả:
Viết ngắn gọn: Viết mục tiêu sơ yếu lý lịch của bạn từ hai đến bốn câu giúp thu hút sự chú ý của người quản lý tuyển dụng dễ dàng hơn. Các nhà quản lý đọc nhiều hồ sơ mỗi ngày thích xem qua các mục tiêu ngắn gọn và dễ đọc.
Trung thực: Khi bạn đề cập đến khả năng và đam mê của mình, hãy trung thực về kinh nghiệm, sự hiểu biết và trình độ kỹ năng của bạn. Nói quá về các kỹ năng của bạn hoặc không trung thực về nhiệm vụ ưu tiên của bạn có thể gây ra các vấn đề trong quá trình phỏng vấn hoặc giới thiệu và nhà tuyển dụng tôn trọng sự trung thực trong sơ yếu lý lịch.
Thể hiện bằng hành động: Sử dụng các động từ hành động có tác động xuyên suốt sơ yếu lý lịch của bạn và đặc biệt là trong mục tiêu sơ yếu lý lịch của bạn. Nó thể hiện cách bạn sử dụng các kỹ năng của mình để tạo ra kết quả cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có thể cung cấp cho họ giá trị và hiệu suất.
————————————————————————————
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
Bài viết gốc: www.indeed.com
Người dịch: Nhan Quỳnh Nhi
Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nhan Quỳnh Nhi – Nguồn iVolunteer Vietnam“
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=69455
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com