Ngôn Ngữ Nào Ít Phổ Biến Nhất Trên Thế Giới?
?SỰ BIẾN MẤT CỦA NGÔN NGỮ
Có 4 loại ngôn ngữ đang nằm trong khả năng bị lãng quên hoàn toàn trong một vài thế hệ.☀️TIẾNG S’AOCH: 10 NGƯỜI NÓI
Sự biến mất nhiều ngôn ngữ diễn ra chóng mặt liên tiếp tại Campuchia – đất nước có 19 ngôn ngữ đang đối mặt với nguy cơ biến mất khỏi quốc gia này. Một trong số đó, tiếng S’aoch, chỉ còn 10 người nói trôi chảy nó ở ngôi làng của 110 người. Nền văn hóa vững chắc này đã bị tàn phá bởi dân Khmer Đỏ vào những năm 1970. Chế độ cộng sản đã bắt những người S’aoch ra khỏi lãnh thổ của họ và nhốt họ vào các trại lao động; cấm họ nói ngôn ngữ của họ và triệt tiêu nền văn hóa và tôn giáo của họ theo kế hoạch, phá vỡ mối liên kết giữa linh vật của họ với truyền thống của vùng đất. Những người sống sót, hiện không có khả năng tự cung tự cấp, đã chạy đến khu vực bờ biển để bán sức lao động của họ, bị kết án vì sự nghèo đói và nguy cơ biến mất nền văn hóa của họ. Việc phủ nhận ngôn ngữ và truyền thống của họ đã hoàn toàn bị đồng hóa bởi thành viên của nhóm người tự nhận là Taowk, nghĩa là “không có giá trị”. Họ thể hiện rằng không muốn duy trì loại ngôn ngữ này vì nó không có uy tín.
☀️TIẾNG NJEREP: 4 NGƯỜI NÓI
Ngôi làng Mambila của Somie ở tỉnh Adamawa, Cameroon, là ngôi nhà của một số ít người có thể nói một vài từ và câu bằng tiếng Njerep. Họ không còn là “người bán nói”, mà là “người ghi nhớ” của một ngôn ngữ mà nó đang trong giai đoạn thất truyền, đụovư dùng chủ yếu cho các lời chào, câu hát, chuyện cười và chia sẻ những bí mật. Tài liệu được công bó vào năm 200 đã cho thấy chỉ có 4 người vào cuối những năm 1990 sử dụng tiếng Njerep ở nhà và chỉ duy nhất người lớn tuổi trong nhóm là Mial có thể trò chuyện bằng nó.
Trong một bài hát được các nhà nghiên cứu lưu giữ lại, Mial đã lượt bỏ những chủ đề thông thường, truyền thống như những sự kiện được truyền miệng- nhằm phàn nàn rằng tuổi trẻ tỏ vẻ coi thường và khinh thường tiếng Njerep. chê cười nó bất kể khi nào Mial sử dụng nói khi trò chuyện. Điều này giải thích cho sự biến đổi liên tục được các nhà nghiên cứu quan sát, rất ít người ưa chuộng sử dụng tiếng Njerep bởi hiện nay người nói ưa chuongj các ngôn ngữ khác. Người thứ năm, được cho là người nói tiếng Njerep trôi chảy nhất đã chết vào năm 1998.
?CÁC NGÔN NGỮ CHỈ CÒN DUY NHẤT MỘT NGƯỜI NÓI
Một số ngôn ngữ trong tình trạng thất lạc. Bản đồ “Những ngôn ngữ sắp biến mất trên Thế Giới” của UNESCO đã liệt kê ra 18 ngôn ngữ chỉ còn sử dụng bởi duy nhất một người, trong số đó có Apiaka, Diahoi và Kaixana ở Brazil; Patwin, Pazeh, Tolowa và Wintu-Nomlaki ở Hoa Kỳ; Dampal và Take ở Indonesia; và Bikya và Bishuo ở Cameroon- 2 ngôn ngữ cuối này không được ghi chép lại từ năm 1986 nên tình trạng hiện tại của họ là không xác định được.
?BẢO TỒN CÁC NGÔN NGỮ HIẾM GẶP
Trong bối cảnh bị lãng quên ở mức đáng quan tâm này, niềm hy vọng tiếp tục xuất hiện với sự thành lập của các tổ chức và dự án giúp bảo tồn những gì còn sót lại. Vào giữa những năm 1990, các nhà ngôn ngữ học đã tranh giành các tài liệu ngôn ngữ trước mức độ tuyệt chủng thực tế. Được báo động bởi sự suy tàn của nhiều ngôn ngữ- và việc trang bị các công nghệ kỹ thuật số đã giúp mọi người có thể đăng ký, thu nhập, lưu trữ, phân tích và phổ biến thông tin một cách hiệu quả – họ đã tiến hành gây quỹ, sáng tạo các dự án, gây áp lực cho các nhà sáng lập và xây dụng các nhà tổ chức để tránh và sửa chữa càng nhiều thiệt hại nhất có thể.
☀️Chương Trình Tài Liệu về Các Ngôn Ngữ Sắp Bị Biến Mất
Tổ chức Chương Trình Tài Liệu về Các Ngôn Ngữ Sắp Bị Biến Mất được thành lập vào năm 2002 với mục đích bảo tồn các ngôn ngữ có nguy cơ bị biến mất. Nó không chỉ là dự án cá nhân được phát triển bởi các học giả, nó còn cung cấp các khóa đào tạo tại Luân Đôn và trên thế giới để hỗ trợ chuẩn bị các phương pháp cần thiết cho công việc nghiên cứu. Tổ chức đã được quyên góp bởi hơn 300 dự án khác nhau, hầu hết diễn ra ở khu vực Châu Phi-cận Sahara, Nam Á, Trung Đông, Trung và Nam Mỹ.
Một trong số dự án đó là tài liệu của Graziano Sava về tiếng Ongota. Sava đã đến ngôi làng chỉ giao tiếp bằng ngôn ngữ chuyển đổi Ts’amakko. Nghiên cứu của anh ấy đã thu âm lại trực tiếp tiếng Ongota, nó thậm chí đã truyền cảm hứng cho một bộ phim tài liệu giúp Sava thể hiện được sự tương tác và hạn chế của những người đã cố gắng kiên nhẫn để giao tiếp với anh ta.
☀️Viện Nghiên Cứu Các Ngôn Ngữ Sắp Bị Biến Mất
Sáng kiến này đã được tiến hành vào năm 2005 và đã phát triển thành các dự án ở 15 đất nước khác nhau. Phương thức của họ bao gồm đào tạo người bản ngữ thu âm lại các từ ngữ và các cụm từ bằng ngôn ngữ của họ. Những thông tin này sẽ được sử dụng để sáng tạo “Từ Điển Nói” với hàng nghìn từ và hình ảnh. Trao quyền cho người dân địa phương, tổ chức cung cấp cho họ những kỹ năng để trở thành trợ lý nghiên cứu và đại diện cho ngôn ngữ của họ.
Tổ chức tin tưởng vào quyền sở hữu trí tuệ của cộng đồng. Họ gửi bản sao của nhugnwx tài liệu họ thu nhập được cho cộng đồng mà họ nghiên cứu, và cho phép họ đưa ra quyết định cuối cùng về những gì có thể tiết lộ công khai. Họ còn làm ra từ điển trực tuyến (nó có hơn 100 bản để mượn miễn phí)
☀️Dịch Vụ Bảo Tàng Người Bản Ngữ Mỹ/Hawaiian
Viện Bảo Tàng và Dịch Vụ Thư Viện ở Mỹ chịu trách nhiệm về chương trình liên bang này. Sáng kiến này nhằm mục đích cung cấp nguồn tài trợ cho các bộ lạc, ngôi làng, tập đoàn và các tổ chức để duy trì những truyền thống, kiến thức và ngôn ngữ. Một dự án được tài trợ bởi một chương trình là dữ liệu cho bản từ điển được lưu giữ cho Quốc gia Ấn Độ Quinault. Một dự án khác được phát triển từ một triển lãm tương tác thường xuyên tại Bảo tàng Quốc gia Seneca-Iroquois có tên là “Lời Cảm Tạ”, lưu giữ các bản ghi âm của các thành viên quốc gia Seneca nói tiếng Seneca.
Chương trình này được tổ chức bởi Viện Smithsonian, được phát triển như các sáng kiến khác, bao gồm lễ hội film thường niên với những bộ phim đại diện cho các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới và những nỗ lực giúp khôi phục nó. Những nỗ lực của họ đã mang lại những kết quả tích cực như sự hồi sinh của ngôn ngữ được nói bởi bộ lạc Miami của Oklahoma thông qua tài liệu chữ được thu nhập cách đây 1 thế kỷ.
☀️Liên Minh Các Ngôn Ngữ Có Nguy Cơ Biến Mất
Đặt trụ sở chính tại thành phố New York, Liên minh Các Ngôn ngữ có Nguy cơ Biến Mất tập trung vào cộng đồng ngôn ngữ trong chính thành phố New York – ngôi nhà của hơn 800 ngôn ngữ. Bạn có thể đọc những cuộc phỏng vấn mở rộng của chúng tôi với Trợ lý Giám đốc của Liên Minh, Ross Perlin.
Wikitongues là một phong trào tình nguyện nhằm giáo dục thế giới về sự đa dạng ngôn ngữ và trang bị cho cộng đồng các công cụ để hồi sinh và duy trì các ngôn ngữ đang bị đe dọa. Đối với một người làm việc gần gũi với các ngôn ngữ và đời sống văn hóa đang đứng trên bờ vực của sự tuyệt chủng, giám đốc và đồng sáng lập Daniel Bögre Udell hy vọng và lạc quan hơn rất nhiều so với những gì bạn có thể mong đợi. Đây là những gì anh ấy phải nói về ngã tư thú vị này mà chúng ta đang ở với tư cách là một loài trong một tập podcast của chúng tôi, Multilinguish.
?MỘT CÂU CHUYỆN THÀNH CÔNG: SỰ HỒI SINH CỦA HAWAIIAN
Hướng đi này đặt ra câu hỏi: có những thành công vang dội nào trong quá trình hồi sinh những ngôn ngữ? Vâng, vâng, Đây là một ví dụ nâng cao…
Câu chuyện của Hawaiian có mối liên kết chặt chẽ với quá trình thuộc địa hóa. Ngôn ngữ còn không được viết lại cho đến khi một người Hawaiian gốc sống tại Anh Quốc viết ra cuốn sách của riêng mình về chính tả, ngữ pháp và từ điển cho ngôn ngữ này. Vào những năm 1820, một tiêu chuẩn dành cho ngôn ngữ viết được áp dụng rộng rãi tại Hawaii. Chẳng bao lâu sau đó, Hawaii đã xuất bản tờ báo của riêng mình và công bố bản dịch Kinh Thánh của riêng mình. Vào những năm 1840, các trường học vào ban ngày được khánh thành và Bộ Giáo Dục Hawaii được thành lập. Việc tiến hành hệ thống hóa việc đọc và viết dẫn đến tăng tỷ lệ biết chữ ở Hawaii trong một khoảng thời gian ngắn- nhưng nó cũng gây tổn hại đến sự phân chia chủng tộc và giai cấp. Tiếng Anh, ngôn ngữ của giáo dục, trở nên uy tín và tiếng Hawaiian dần mất sự ảnh hưởng văn hóa. Một loạt các sự kiện thành công khác đã khiến tiếng Hawaiian bị cấm vào năm 1896, đỉnh điểm là sự sáp nhập Hawaiian thực hiện bỏi Hoa Kỳ vào năm 1898. Tình trạng này đạt đến một tỷ lệ kỳ lạ khi tiếng Hawaiian trở thành một ngoại ngữ tại trường Đại Học Hawaii mới vào năm 1922
Nhưng các học viện, giáo viên và học giả bắt đầu đánh giá lại ngôn ngữ này vào những năm 1950, nghiên cứu nền văn hóa và những truyền thống của người Hawaii, biên soạn một cuốn từ điển phong phú, truyền cảm hứng cho học sinh học ngôn ngữ ấy (ngôn ngữ mà ông bà của họ thường nói), thúc đẩy sinh viên đại học tham gia các lớp học tiếng Hawaii, phát sóng các chương trình radio và nhiều nỗ lực khác- -thành công đáng kể nhất là tiếng Hawaii được công nhận trở lại là ngôn ngữ chính thức như tiếng Anh vào 1978. Sau đó các ngôi trường dạy tiếng Hawaii được thành lập và thông qua những luật lệ mới để ngôn ngữ này được sử dụng chính thức và phổ biến. Đến những năm 1990, các trang web ở Hawaii bắt đầu xuất hiện và sau 100 năm bị gián đoạn, học sinh tốt nghiệp trung học bằng tiếng mẹ đẻ của họ – tiếng Hawaii.
Ở thế kỷ 21 đã có sự xuất hiện của các chương trình Thạc Sĩ và Tiến Sĩ về Ngôn ngữ và Văn học Hawaii, được biên soạn bằng cả tiếng Anh và tiếng Hawaiian. Hội đồng Giáo dục của Bang Hawaii hiện cam kết thúc đẩy hoàn toàn ngôn ngữ thật tâm huyết. Hawaii đã hoàn toàn tái hiện.
?SỐ LƯỢNG CÁC NGÔN NGỮ HIẾM GẶP ĐANG GIA TĂNG
Tiếng Hawaii không phải là ngôn ngữ duy nhất được hồi sinh. Tiếng Maori ở New Zealand và tiếng Hebrew ở Israel cũng đặt được những thành công vang dội trong khi tiếng Cornish ở Anh Quốc thể hiện sự phát triển đầy hứa hẹn như một ngôn ngữ “đánh thức”
Việc lưu giữ lại những ngôn ngữ không chỉ đơn giản là ghi danh chúng lên tường như những con bướm. Các nhà ngôn ngữ học coi sự đa dạng ngôn ngữ giống như sự đa dạng sinh học. Sự tuyệt chủng của các loài động thực vật khiến chúng ta giảm khả năng tồn tại, giống như sự tuyệt chủng của các ngôn ngữ chưa được nghiên cứu đã đóng cánh cửa của những kiến thức về ngọn ngành, môi trường và những hiểu biết sâu sắc về tâm trí con người mà chúng ta hiện chưa được hiểu rõ.
Việc bảo tồn các kiến thức là dấu hiệu thành công cho việc hồi sinh các nền văn hóa bị suy thoái và lãng quên. Do đó, chúng ta không nên nói ngôn ngữ đó “đã chết” khi mà tư liệu về chúng đã được lưu giữ. Nó chỉ bị ngủ quên trong giây lát hoặc bị đóng băng ở một nơi nào đó, chờ đợi một thời điểm được khai sáng lần nữa khi mà sự độc đáo và vẻ đẹp của họ được tôn vinh thay vì bị miệt thị.
________________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: babbel
- Người dịch: Phạm Thư Lê
- Khi chia sẻ phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Phạm Thư Lê – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=97841
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com