Tại Sao Tôi Bỏ Qua Lời Khuyên Của Morgan Freeman Về Cách Sống Một Cuộc Sống Tốt

Đừng để bị lấn át bởi những nỗi sợ hãi trong tâm trí bạn. Hãy để những giấc mơ sâu trong bạn dẫn lối.” – Roy T. Bennett

Khi tôi còn là sinh viên năm cuối đại học, Chúa, hay giọng nói của Chúa (hay còn gọi là Morgan Freeman) đến trường của tôi để nói chuyện. Vào cuối buổi nói chuyện, tôi hướng về phía chiếc mic được đặt ở lối đi của khán phòng, hào hứng đặt câu hỏi cho tôi và để ngài ấy chia sẻ sự hiểu biết của mình với tôi.

“Xin chào, cảm ơn rất nhiều vì đã dành thời gian cho chúng tôi ngày hôm nay! Là một sinh viên năm cuối đại học đang cố gắng tìm ra những gì cần làm tiếp theo, tôi đã tự hỏi liệu ngài có lời khuyên nào dành cho tôi và những người khác ở vị trí của tôi không? ”

“Hãy làm theo trái tim mách bảo”

Tôi sẽ nói dối nếu tôi nói rằng tôi không thất vọng trước câu trả lời của ngài. “Hãy làm theo trái tim mách bảo” nghe có vẻ sáo mòn, và tôi cảm thấy như đây là điều người hàng xóm kế bên có thể nói với tôi. Đó chính là cảm giác “Hãy nói cho tôi biết điều gì đó mà tôi không biết”. Tôi đã mong đợi nhiều hơn nữa, đặc biệt là từ một người đàn ông đã đóng vai Chúa!

Thời gian đó là gần một thập kỷ trước. Bây giờ, với nhận thức sâu sắc, tôi có thể thấy rằng những từ đó chứa đầy sự phức tạp, và mặc dù một câu hỏi có vẻ đơn giản nhưng mọi người gặp khó khăn khi làm theo. Tại sao vậy?

Dựa trên những kinh nghiệm của tôi và những gì tôi đã chứng kiến, có một số lý do chính có thể giải thích như sau: Mặc dù biết chúng ta thực sự muốn gì, nhưng chúng ta vẫn để nỗi sợ hãi cản trở. Bất cứ khi nào nỗi sợ hãi xuất hiện, tâm trí của chúng ta, được thiết kế để bảo vệ chúng ta khỏi bất kỳ hình thức nguy hiểm nào, khi được nhận thức sẽ hoạt động mạnh mẽ át đi tiếng nói bên trong xuất phát từ trái tim chúng ta và thay vào đó, hợp lý hóa việc đi theo một con đường khác.

Đối với hầu hết mọi người, chúng ta từ bỏ ước mơ của mình và cuối cùng đi theo con đường “chắc chắn” – điều thường đi kèm với sự ổn định tài chính.

Trường hợp điển hình: Khi tôi còn là một sinh viên năm cuối đại học, điều tôi thực sự muốn làm là đăng ký vào trường luật để có thể trở thành một luật sư vì lợi ích cộng đồng.

Tôi đã tham gia (và rất thích thú) một số lớp học luật và thực tập tại Hiệp hội Trợ giúp Pháp lý, giúp khách hàng chống lại các vụ trục xuất bởi chủ nhà của họ. Tôi thấy công việc này vô cùng ý nghĩa và muốn tiếp tục. Tuy nhiên, là một sinh viên đại học có thu nhập thấp, tôi không biết làm thế nào để hài hòa giữa chi phí học luật với mức lương luật sư vì lợi ích công cộng, ngoài việc kỳ vọng rằng tôi sẽ ra ngoài và kiếm được nhiều tiền, bởi vì tôi đã học ở một trường học danh tiếng.

Đây là lúc bộ não của tôi khởi động và thuyết phục tôi rẽ hướng làm chuyên gia tư vấn. Tôi hợp lý hóa quyết định này bằng cách nói với bản thân rằng nghề nghiệp này sẽ giúp tôi tiếp cận với các ngành khác nhau và giúp tôi học hỏi, và sau hai năm, nếu muốn, tôi vẫn có thể nộp đơn vào trường luật. (Trong trường hợp bạn đang thắc mắc, tôi đã kết thúc việc ghét nghề nghiệp này và không bao giờ nộp đơn vào trường luật, mặc dù trong vài năm, tôi tự hỏi cuộc sống sẽ ra sao nếu tôi đi theo con đường đó.)

Trải qua trải nghiệm trên và suy ngẫm về câu trả lời của Morgan Freeman cho tôi, tôi muốn chia sẻ một số bước mà bạn có thể thực hiện để giúp bạn làm theo trái tim mình dễ dàng hơn:

1. Xác định giá trị của bạn và sống cuộc sống của bạn cho phù hợp

Khi bạn biết giá trị của bản thân là gì, bất cứ khi nào bạn đưa ra quyết định, bạn sẽ biết đó là quyết định đúng nếu nó phù hợp với các giá trị của bạn. Hãy dành một chút thời gian để suy nghĩ về những câu hỏi sau:

Ba đến năm giá trị nào là quan trọng đối với bạn? Bạn có thể lập danh sách các giá trị cốt lõi của bản thân.

Làm thế nào bạn có thể kết hợp các giá trị của mình vào cuộc sống hàng ngày?

Ví dụ: Một trong những giá trị cốt lõi của tôi là tự giác phát triển cá nhân. Đã có lúc tôi sợ hãi trước những cơ hội mới (ví dụ: theo đuổi nghề nghiệp chuyên gia tư vấn hợp đồng ở Zimbabwe). Trong những tình huống đó, khi quyết định phải làm gì, câu hỏi khai sáng của tôi là “Quyết định nào sẽ cho phép tôi phát triển?”

Tôi đã nói đồng ý với Zimbabwe, bất chấp nỗi sợ hãi khi đi du lịch một mình và ở lại đó trong khoảng thời gian dài tại một quốc gia đang phát triển mà tôi không hề quen thuộc. Tuy nhiên, khi lựa chọn nắm lấy cơ hội, tôi đã khám phá ra cách mà tôi đã thổi phồng nỗi sợ hãi trong tâm trí và kinh nghiệm của tôi ở Zimbabwe đã truyền cho tôi sự can đảm để mua vé một chiều đến Ấn Độ vài năm sau đó.

2. Làm những điều khiến bạn hạnh phúc

Điều này có vẻ như không lý trí; tuy nhiên, chúng ta thực sự rất dễ bỏ qua những điều mang lại niềm vui vì bị cản trở bởi những thứ khác trong cuộc sống (làm việc quá nhiều, chăm sóc người xung quanh, v.v.)

Khi bạn chủ động dành thời gian để làm những điều khiến mình hạnh phúc, bạn có thể tiếp cận đến trạng thái tâm trí khác, nơi những ý tưởng và cách suy nghĩ mới mẻ sẽ xuất hiện bởi vì trong trạng thái hạnh phúc của bạn, bạn không bị sa lầy bởi những lo lắng hàng ngày và những lo lắng xuất phát từ tâm trí.

Một số điều khiến tôi hạnh phúc bao gồm đi bộ đường dài, viết thư tay và chơi đùa với chó. Khi làm những điều này, tôi không chỉ hạnh phúc hơn mà còn có thêm cảm hứng làm việc. Những ý tưởng mới đến với tôi khi tôi để bản thân làm những việc mà tôi thích — hiện tượng này giống như hiệu ứng vòi hoa sen (hiệu ứng lý giải rằng bạn sẽ có những suy nghĩ đột phá hơn khi tắm).

3. Theo đuổi sở thích của bạn và thực hiện chúng từng bước một

Có lẽ bạn đang cân nhắc tham gia lớp học viết nào đó? Có lẽ bạn không chắc vì bạn không coi mình là một nhà văn và lo lắng rằng những người khác trong lớp sẽ giỏi hơn bạn. Bỏ qua tiếng nói phán xét và làm theo trực giác của bạn — hãy đăng ký lớp học đó!

Chúng ta dễ cảm thấy chán nản khi nhìn mọi người xung quanh mình đang đi trước chúng ta năm mươi bước về điều mà ta muốn theo đuổi và bạn nghĩ “Tại sao phải bận tâm?”. Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra rằng mọi người đều bắt đầu từ đâu đó. Nếu bạn không bắt đầu ngay hôm nay, thời gian vẫn sẽ trôi qua và một năm nữa, bạn sẽ ở chính xác vị trí của ngày hôm nay nếu bạn không cố gắng.

Bạn càng thực hiện nhiều bước tiến gần với những gì bạn nói, thì càng có nhiều khả năng chúng sẽ tổng hợp lại và tạo ra con đường mời gọi bạn đi theo.

Ví dụ: vào năm 2017, tôi lần nữa trải nghiệm lại yoga, một môn mà tôi đã thử lần đầu tiên vài năm trước, nhưng không thích. Từ từ, tôi xây dựng phương pháp tập luyện yoga của riêng mình — tôi đã tham gia các lớp học yoga, sau đó chuyển thành tham gia các khóa tu và lễ hội yoga. Trước đó không lâu, tôi có một mong muốn mạnh mẽ là được đến Ấn Độ để hoàn thành khóa Đào tạo Giáo viên Yoga (Yoga Teacher Training – YTT).

Tôi không biết kết quả sẽ thế nào từ YTT — tôi thậm chí còn không chắc liệu mình có muốn trở thành một huấn luyện viên yoga hay không. Tuy nhiên, tôi biết rằng, ít nhất, tôi muốn hoàn thành YTT cho chính mình vì đó là cách thể hiện sự trân trọng của tôi dành cho yoga! Qua quá trình thử thách với YTT, tôi phát hiện ra rằng tôi thực sự muốn dạy yoga cho người khác.

“Hãy làm theo trái tim mách bảo” là một cụm từ ngắn và đơn giản, nhưng nó có vẻ như một mệnh lệnh cao đối với nhiều người. Mong rằng ba bước này sẽ hướng dẫn bạn theo đuổi ước mơ trong trái tim mình.

———————————————————————

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!

  • Nguồn: tinybuddha.com
  • Người dịch: Chu Anh Trà
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Chu Anh Trà – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=85057

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Latest breaking 24h news around the world Internet Explorer Channel Network


Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER