Tại Sao Đánh Giá Mọi Người Lại Thực Sự Là Về Bạn Mà Không Phải Là Người Khác?
Hiện tại, sau tám năm, tôi biết rằng chồng tôi im lặng trong bữa tối hôm đó vì anh ấy cần nhiều thời gian hơn với những người mới trước khi thực sự thoải mái. Anh ấy không như suy nghĩ của tôi là anh ấy thô lỗ. Ngược lại, tôi biết anh ấy rất quan tâm đến tôi và bạn bè của tôi, anh ấy chỉ thể hiện điều đó theo một cách khác.
Khi tôi hiểu ra, tôi biết rằng phán xét của tôi thực sự không chút liên quan đến anh ấy – tất cả đều là tôi. Khi đánh giá bạn trai của mình, tôi nhận ra rằng hầu hết tất cả là tôi đã đánh giá bản thân mình. Sự phán xét của tôi không bao giờ là về anh ấy – mà là về tôi.
Sự thấu hiểu này không chỉ mang lại cho tôi nhiều lòng trắc ẩn, ít phán xét hơn và gần gũi hơn trong mối quan hệ của chúng tôi, nó còn mang lại cho tôi một góc nhìn mới và những giá trị mới giúp cuộc sống tốt đẹp hơn.
Dưới đây, bạn sẽ tìm thấy các bước mà tôi đã làm theo
1. Xác định: Bạn có nhận định gì về một người nào đó?
Bước đầu tiên là nhận thức (các) đánh giá mà bạn đưa ra về người khác. Trong trường hợp của tôi, đó là những suy nghĩ như “Anh ấy thô lỗ và vụng về”, “Tôi giỏi hơn anh ấy trong việc tương tác xã hội” và “Có lẽ chúng tôi không hợp nhau? Tôi cần một người có thể tương tác xã hội ”. Thông thường, những lời phán xét bao gồm cảm giác rằng bạn là người vượt trội, rằng bạn biết hoặc cư xử tốt hơn những người khác.
Chỉ cần nhận thức được những đánh giá bạn đang đưa ra (mà không cần đánh giá bản thân vì đã vượt trội trong khía cạnh đó). Đây là bước đầu tiên trong việc chuyển đổi đánh giá.
2. Tự hỏi bản thân: Thay vào đó, người này phải là người như thế nào?
Trong tình huống cụ thể, hãy tự hỏi bản thân xem người kia nên làm như thế nào hoặc hành động như thế nào. Theo bạn, cách cư xử tốt nhất trong tình huống đó là gì? Hãy trung thực và viết chính xác những gì bạn nghĩ đến, đừng kìm hãm bản thân.
Trong trường hợp của tôi, tôi muốn bạn trai của mình tham gia đầy đủ vào các cuộc trò chuyện. Tôi muốn anh ấy là người nói nhiều, quan tâm và hiếu kỳ về bạn bè của tôi.
3. Tiến sâu hơn: Điều gì khiến cách thức này đặc biệt?
Hãy hiếu kỳ và tự hỏi bản thân, tại sao là nên suy nghĩ hoặc hành động theo cách của bạn? Nếu một người không hành động theo cách đó, thì điều đó báo hiệu điều gì về người đó? Hậu quả của việc không thực hiện hoặc hành động theo cách bạn mong muốn là gì?
Đối với tôi, các kỹ năng xã hội chuyển thành các cách cư xử phù hợp. Tôi từng nghĩ rằng những người cư xử không “đúng”, theo quan điểm của tôi vào thời điểm đó, là không được dạy dỗ tốt bởi cha mẹ của họ. Tôi cho rằng họ là không thú vị và không đóng góp cho nhóm. (Bây giờ, tôi biết rõ hơn, nhưng sẽ biết thêm nữa trong tương lai).
4. Nhận thức: Đánh giá của bạn đến từ giá trị cơ bản nào?
Hãy tự hỏi bản thân xem những giá trị và niềm tin cơ bản nào đang thúc đẩy các đánh giá của bạn. Câu chuyện bạn đang tự kể về tình huống cụ thể nào? Hãy hoàn toàn trung thực ở bước này.
Trong trường hợp của tôi, đó là: Không kết nối với xã hội là tiêu cực và đồng nghĩa với sự yếu kém. Không có kỹ năng xã hội là một điều khó xử và kỳ lạ. Điều đó có nghĩa là bạn kém hơn — kém về năng lực, kém ề kỹ năng, kém thông minh hơn, và cuối cùng là kém xứng đáng hơn. (Để làm rõ, đây là lời phán xét và sự bất an đến từ tôi, và rõ ràng không phải là sự thật).
Xuyên suốt từ quá trình lớn lên, tôi đã học được rằng các kỹ năng xã hội được đánh giá cao. Tôi được dạy để trở nên nói nhiều, tham gia vào các tương tác xã hội và kết nối tốt. Nếu bạn không đáp ứng được những kỳ vọng này, bạn sẽ cảm thấy mình kém cỏi và kém xứng đáng hơn.
5. Đưa ra lựa chọn: Giữ hay thay thế các giá trị của bạn?
Khi bạn đã xác định các giá trị và niềm tin cơ bản của mình, bạn phải đưa ra lựa chọn: Giữ hoặc thay thế chúng. Và những câu hỏi quan trọng là: Giá trị và niềm tin của bạn có phục vụ bạn hay không? Chúng có phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức và nguyện vọng của bạn không?
Tôi đã chọn để thay thế các giá trị của mình. Thay vì đánh giá con người dựa trên các kỹ năng xã hội, tôi đã chọn thay thế giá trị đó bằng sự chấp nhận, tôn trọng, tính hiếu kỳ và bình đẳng. Tôi không muốn đánh giá ai đó về màu da, giới tính hoặc sắc tộc của họ, tôi không muốn đánh giá ai đó dựa trên cách họ cư xử trong xã hội.
Thay vào đó, tôi đã có một lựa chọn tỉnh táo để chấp nhận và tôn trọng tất cả mọi người về con người của họ. Và hãy hiếu kỳ và tử tế, bởi vì theo kinh nghiệm của tôi, mỗi người bạn gặp đều có thể dạy bạn điều gì đó.
Chuyển đổi sự phán xét thành lợi ích của bạn
Nhìn lại bữa tối đó với bạn trai của tôi, tôi đã gần như rơi vào bẫy, tham gia vào một cuộc chiến mà tôi sẽ làm tổn thương bạn trai của mình và tạo ra sự xa cách giữa chúng tôi. Phải can đảm lắm mới xoay thế phán xét mà tôi đang chỉ về phía anh ấy và thay vào đó là hướng nó về phía tôi.
Tôi nhận ra rằng các giá trị và niềm tin tiềm ẩn của tôi để lại hậu quả, không chỉ đối với những người thân thiết, mà còn với cả bản thân. Chúng ngụ ý rằng nếu ai đó có một ngày tồi tệ và không cảm thấy muốn tương tác, điều đó là không ổn, rằng những người khác và tôi không được phép là chính mình và thể hiện một cách chân thật nhất vốn có (nói nhiều hay không).
Tôi nhận ra rằng nguồn gốc những giá trị mà sự phán xét của tôi không chỉ khiến tôi đánh giá người bạn trai của mình mà chúng còn khiến tôi đánh giá chính bản thân mình. Tôi không được phép chỉ xuất hiện trong bữa ăn và không làm gì. Tôi nhận ra rằng tuổi thơ của tôi đã mang lại cảm giác bất an và bếp bênh. Chắc chắn, tôi đã học được cách tương tác và trở thành trung tâm của sự chú ý. Nhưng cảm giác đau đớn tiềm ẩn đã ở đó. Tôi phải là một nghệ sĩ giải trí. Tôi phải luôn tươi cười và có tâm trạng vui vẻ. Tôi đã phải hiếu kỳ và đặt câu hỏi cho người khác.
Nếu không, tôi sẽ bị lạc lõng. Tôi cảm thấy rằng tôi chỉ được chấp nhận khi tôi vui vẻ, hướng ngoại và nhiệt tình. Điều đó thật căng thẳng và nó không khiến tôi cảm thấy an toàn.
Ngoài ra, thật ngạc nhiên, một khi tôi ngừng phán xét người bạn trai của mình, anh ấy trở nên xã giao và nói nhiều hơn tại các cuộc gặp gỡ xã hội. Tại sao? Bởi vì trước đây anh ấy có lẽ đã cảm thấy cái nhìn dò xét của tôi, và điều đó khiến anh ấy càng khó chịu và sống nội tâm hơn. Khi tôi ngừng phán xét, anh ấy cảm thấy được chấp nhận và tôn trọng. Và điều đó, giúp anh ấy dễ dàng là chính mình hơn, ngay cả trong các cuộc tụ họp có tính xã hội.
Điểm mấu chốt là: Khi bạn đánh giá ai đó, điều đó luôn quay trở lại với bạn. Tôi phát hiện ra bởi khi tôi đánh giá người khác, tôi cũng rất khắt khe với bản thân. Một khi tôi càng chiêm nghiệm điều này, tôi càng trở nên tha thứ, bao dung và yêu thương bản thân mình hơn.
Lần tới khi bạn thấy mình đang phán xét người khác, hãy dừng lại và suy ngẫm. Hãy làm theo năm bước và nhớ: đó là chìa khóa để trở nên trung thực, tinh tế, nhạy cảm.
Giải phóng bản thân khỏi xiềng xích của sự phán xét và cho phép bao dung, giàu lòng trắc ẩn và giải thoát — cho cả bản thân và người khác. Bạn sẽ làm được!
———————————————————————-
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Nguồn: tinybuddha.com
- Người dịch: Chu Anh Trà
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Chu Anh Trà – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=83083
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com