Kỹ Năng Tay Nghề: Định Nghĩa Và Ví Dụ
Các công việc liên quan đến điện có thể nguy hiểm và có thể yêu cầu một chuyên gia có trình độ. Tuy nhiên, có một số nhiệm vụ liên quan đơn giản mà một người thợ đa nghề có thể hoàn thiện. Các công việc điện bạn có thể đảm nhiệm khi ở vị trí người thợ đa nghề bao gồm xác định vị trí và sử dụng hộp cầu chì, lắp đặt cầu dao, thay thế công tắc đèn hoặc gắn thiết bị chiếu sáng.
Cài đặt và sửa chữa thiết bị
Lắp ráp và bảo trì các thiết bị thông thường như máy giặt, máy sấy và máy rửa bát là những công việc thông thường và đòi hỏi sự kết hợp của các kỹ năng như sửa ống nước, điện, động cơ và làm mộc.
Bảo trì sản phẩm nội thất và ngoại thất
Bảo trì vật dụng là một đề tài rộng và có thể bao gồm bất cứ việc gì từ công việc thường ngày như dọn dẹp, cho đến những công việc phức tạp hơn như tẩy mặt sàn, sơn lại và đánh bóng những bức tường bị ăn mòn hoặc hư hỏng và thay thế mặt sản và thảm. Bảo trì ngoại thất có thể bảo gồm duy trì cảnh quan, làm sạch rãnh nước và sửa chữa các vết nứt và các hố trên bề mặt lát đá.
Cách để cải thiện các kỹ năng tay nghề
Các người thợ đa nghề có thể cải thiện các kỹ năng cơ bản trên thông qua kinh nghiệm, đào tạo nghề hoặc học nghề. Có các kỹ năng và chuyên môn rộng hơn làm tăng số lượng công việc mà bạn có đủ điều kiện. Những nhiệm vụ lớn hơn, phức tạp hơn, như tư sửa toàn bộ nhà bếp và phòng tắm, cũng mang lại lợi ích kinh tế lớn hơn. Để cải thiện các kỹ năng tay nghề của bạn, hãy cân nhắc thực hiện các bước sau:
1. Đăng ký một khóa đào tạo
Các trường dạy nghề và cao đẳng cộng đồng có thể có nhiều lựa chọn để đào tạo và nâng cao các loại kỹ năng của người thợ. Bạn có thể tìm thấy danh mục khóa học của một trường gần bạn trên trang web hoặc trực tiếp tại văn phòng tuyển sinh. Một lớp học sẽ là cơ hội tốt để học hỏi từ một giảng viên chuyên nghiệp, tạo mối quan hệ với những người khác trong lĩnh vực của bạn và có thể truy cập vào những thiết bị và vật liệu. Xác định các ngành nghề cụ thể mà bạn muốn cải thiện, chẳng hạn như hàn hoặc đi đường điện, và tham gia một lớp giới thiệu.
2. Học việc với một người thợ đa nghề có kinh nghiệm
Học việc là giai đoạn tốt khi một người mới theo học một người thợ có kinh nghiệm để học hỏi từ họ khi làm việc. Phương pháp học tập này có thể đặc biệt hữu ích vì nó cung cấp kinh nghiệm, kiến thức và cả thu nhập. Bạn có thể tự mình sắp xếp học việc bằng cách gọi những người thợ trong lĩnh vực và hỏi liệu họ có đồng ý hướng dẫn bạn không hoặc bạn có thể tìm thấy các chương trình học việc được quảng cáo online.
3. Tìm nguồn để tự học
Có nhiều nguồn để một người thợ có thể tự học và cải thiện kỹ năng của mình. Hãy cân nhắc việc tự học để có giải pháp hiệu quả về chi phí và cho phép bạn được lựa chọn lĩnh vực mình quan tâm và giải quyết các vấn đề cụ thể phát sinh trong công việc. Bạn có thể tìm thấy sách hướng dẫn, bài viết trực tuyến hoặc các video hướng dẫn về tất cả kỹ năng cần thiết, từ mức độ hoàn thiện cơ bản đến nâng cao.
4. Tích lũy kinh nghiệm làm việc
Theo thời gian, các kỹ năng của bạn có thể cải thiện thông qua kinh nghiệm làm việc một mình. Bạn có thể trở thành người thợ đa nghề có năng lực hơn thông qua việc thực hành kỹ năng hằng ngày và giải quyết vấn đề để đạt được những kỹ năng mới. Để học hỏi từ kinh nghiệm, hãy cân nhắc nhận những công việc đơn giản hơn khi lập nghiệp cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái với những nhiệm vụ khó khăn hơn.
Kỹ năng tay nghề tại nơi làm việc
Trong khi các nhiệm vụ tay nghề yêu cầu nhiều công việc thủ công, thì vẫn cần có một số kỹỹ năng bổ sung tại nơi làm việc. Dưới đây là một số kỹ năng tay nghề bổ sung tại nơi làm việc:
- Lưu trữ hồ sơ: Việc sản xuất và lưu trữ hồ sơ chính xác đều rất cần thiết cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Đối với một người thợ đa nghề, điều này sẽ yêu cầu việc sắp xếp biên lai, viết hóa đơn, xin giấy phép và lưu giữ hình ảnh trước và sau dự án của bạn.
- Lái xe: Cho dù đi tới chỗ khách hàng, nhận thiết bị hay nộp giấy phép, một người thợ sẽ cần một bằng lái xe hợp lệ và phương tiện riêng của họ.
- Kỹ năng giao tiếp: Người thợ đa nghề cần giao tiếp hiệu quả với khách hàng và những người làm nghề khác. Họ nên biết cách để duy trì mối quan hệ chuyên nghiệp và giúp khách hàng cảm thấy thoải mái tin tưởng khi tài sản của họ không được giám sát.
Cách làm nổi bật kỹ năng tay nghề
Biết cách truyền đạt các kỹ năng của bạn trên sơ yếu lý lịch rất quan trọng trong việc trình bày năng lực và kinh nghiệm của bạn. Những nghề nghiệp liên quan, chẳng hạn như nhà thầu xây dựng, bảo vệ và quản lý cơ sở vật chất, đều yêu cầu các kỹ năng tay nghề. Biết cách liệt kê các kỹ năng sẽ giúp nhà tuyển dụng nhận định bạn là một nhân viên tiềm năng.
Các kỹ năng tay nghề trong sơ yếu lý lịch
Để làm nổi bật các kỹ năng tay nghề trong sơ yếu lý lịch của bạn, hãy bắt đầu bằng cách lập danh sách các kỹ năng thực tế của bạn. Thêm các ví dụ khi nói về các lĩnh vực kỹ năng rộng để minh họa rõ hơn khả năng của bạn. Điều quan trọng là phải tìm hiểu về khách hàng tiềm năng hoặc nhà tuyển dụng để xác định nhu cầu cụ thể của họ là gì và ưu tiên các kỹ năng tương ứng trên sơ yếu lý lịch của bạn. Ví dụ, một người quản lý khu căn hộ có thể ưu tiên một người thợ thể hiện nhiều kỹ năng bảo trì đơn giản so với một người thợ có vẻ chỉ chuyên về một số lĩnh vực. Bạn có thể đưa các loại kỹ năng sau vào sơ yếu lý lịch của mình:
- Sửa chữa và lắp đặt đường điện nhỏ: Vì công việc có thể nguy hiểm và có thể yêu cầu giấy phép, hãy làm rõ về các kinh nghiệm và những gì bạn cảm thấy thoải mái khi làm.
- Sửa chữa và lắp đặt thiết bị lớn: Hãy làm cụ thể với các ví dụ, như sửa chữa HVAC (hệ thống điều hòa không khí) hoặc máy nước nóng.
- Làm mộc: Sơ yếu lý lịch sẽ không thực tế nếu liệt kê mọi kỹ năng làm mộc cơ bản, như tìm đinh hoặc sử dụng cưa. Thay vào đó, hãy liệt kê một số ví dụ về nghề mộc có thể thể hiện nhiều kỹ năng cùng một lúc mà bạn đã hoàn thiện.
- Sửa ống nước: Có rất nhiều kỹ năng sửa ống nước từ cơ bản đến trung cấp được mong đợi ở một người thợ đa nghề, tuy nhiên, giống như công việc điện, những công việc sửa ống nước nâng cao có thể yêu cầu chuyên gia được cấp phép. Hãy làm rõ và chính xác trong việc miêu tả trình độ kỹ năng và kinh nghiệm của bạn. Luôn luôn thêm ví dụ nếu có thể.
- Các kỹ năng cụ thể về vật liệu: Khi mô tả năng lực của bạn với tư cách là một người thợ đa nghề, bạn có thể liệt kê cụ thể những vật liệu bạn đã sử dụng. Ví dụ, trộn và đỏ xi măng, thi công vữa hoặc nhuộm màu và lắp kín.
- Các kỹ năng về công cụ và thiết bị: Một số thiết bị và công cụ, như máy xúc nhỏ và máy xúc lật, yêu cầu kinh nghiệm để vận hành đúng cách. Bạn có thể bao gồm những điều này vào sơ yếu lý lịch của mình.
- Các kỹ năng có thể chuyển giao: Các kỹ năng có thể chuyển giao áp dụng trên nhiều lĩnh vực và mô tả phong cách làm việc của một cá nhân. Điều này bao gồm những thư như gọn gàng, dễ thích nghi và đáng tin cậy.
Các kỹ năng tay nghề trong cuộc phỏng vấn xin việc
Bên cạnh việc viết sơ yếu lý lịch, bạn có thể phải trải qua cuộc phỏng vấn xin việc với khách hàng tiềm năng hoặc nhà tuyển dụng. Đây là cơ hội để bạn cung cấp các ví dụ về các kỹ năng của bạn trong thực tế và trình bày kết quả cho họ. Hãy nói về các dự án gần đây có kết hợp nhiều kỹ năng mà bạn đã hoàn thiện gần đây, đặc biệt thử thách và có kết quả xuất sắc. Hiển thị hình ảnh trước và sau để hỗ trợ trình bày của bạn.
——————————————————————-
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
- Bài viết gốc: www.indeed.com
- Người dịch: Đoàn Bảo Ngân
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Đoàn Bảo Ngân – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=77226
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com