Kỹ Năng Nhiếp Ảnh: Định Nghĩa Và Ví Dụ

Kỹ năng nhiếp ảnh gia có thể giúp bạn tăng tiến trong sự nghiệp, tìm kiếm các cơ hội nghề nghiệp mới, đảm nhận thêm nhiều trách nhiệm hay bắt đầu kinh doanh riêng. Kỹ năng nhiếp ảnh gia có thể bao gồm kỹ năng cứng, như là kỹ năng nghệ thuật hay kỹ thuật, và kỹ năng mềm, như kỹ năng giao tiếp hay giao tiếp giữa các cá nhân. Làm nổi bật hiệu quả những kỹ năng này trên sơ yếu lý lịch, thư xin việc và trong buổi phỏng vấn có thể cho bạn lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ bàn luận về kỹ năng nhiếp ảnh gia nào bạn cần để thành công, làm thế nào để cải thiện chúng, cách để sử dụng các kỹ năng của bạn ở nơi làm việc và làm thế nào để phân biệt bản thân bằng cách nêu bật các kỹ năng của bạn trong quá trình tìm việc.

? Kỹ năng nhiếp ảnh là gì?

Kỹ năng nhiếp ảnh là những kỹ năng cần thiết để tạo ra những bức ảnh chất lượng cao, bao gồm tầm nhìn nghệ thuật và kiến thức kỹ thuật về thiết bị máy ảnh và nghệ thuật của nhiếp ảnh. Những kỹ năng mềm cũng cần thiết để giao tiếp với khách hàng, kết nối hiệu quả với các chuyên gia khác và tiếp thị cũng như là thúc đẩy tài năng hoặc doanh nghiệp của bạn. Có rất nhiều nghiên cứu, kết nối, sự chuẩn bị, thiết lập, phân tích và hậu kỳ ở trong lĩnh vực nhiếp ảnh.

Và, bộ kỹ năng có thể thay đổi phụ thuộc vào lĩnh vực chuyên môn của nhiếp ảnh gia. Làm việc với tư cách là nhiếp ảnh gia trong ngành thời gian sẽ trông khác với làm việc trong một tập đoàn. Một vài trách nghiệm và kỹ năng có thể hoán đổi cho nhau.

? Ví dụ về kỹ năng nhiếp ảnh 

Nhiếp ảnh được coi là một nghệ thuật, nhưng bạn không cần thiết phải là một nghệ sĩ để có thể làm tốt công việc nhiếp ảnh gia. Có gu thẩm mỹ cho những bức ảnh ngoạn mục nhất hay có khả năng tạo ra những tấm ảnh chụp ảnh năng động của những khoảnh khắc đẹp là là một phần trong những kỹ năng cần thiết của bạn với tư cách là một nhiếp ảnh gia.

Một nhiếp ảnh gia thành công cần sở hữu những kỹ năng sau đây:

  • Kỹ năng nghệ thuật

Để trở thành một nhiếp ảnh gia xuất sắc, bạn cần trở nên nghệ thuật hoặc sáng tạo. Bạn ít nhất cần phải có mắt thẩm mỹ để kiểm soát bố cục và độ phơi sáng, có nghĩa biết vị trí hoặc sự sắp xếp của các yếu tố hình ảnh và độ sáng và tối của hình ảnh sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng ảnh tổng thể.

Những điều khác cần xem xét khi đánh giá tài năng nghệ thuật đằng sau ống kính của bạn là mức độ bạn có thể xác định các tư thế, góc độ, màu sắc và hình ảnh hấp dẫn về mặt thị giác. Những gì bạn chụp lại được trên phim nên diễn tả chính xác tính cách của đối tượng, ý nghĩa của cảnh quan và vẻ đẹp của thiên nhiên và gợi lên bất kỳ cảm xúc nào mà người xem có thể cảm nhận được trong bối cảnh của bức ảnh.

  • Kỹ năng kỹ thuật

Những nhà nhiếp ảnh gia có tay nghề cao thường học cách duy trì sự cân bằng vững vàng giữa các khía cạnh nghệ thuật và kỹ thuật khi làm việc đằng sau máy ảnh. Bạn sẽ cần phải ứng dụng đồng thời cả hai khía cạnh để cho ra vài tấm ảnh hoàn hảo và để tách biệt bản thân khỏi đối thủ của bạn.

Kỹ năng kỹ thuật nhiếp ảnh có thể bao gồm tỉ lệ ánh sáng hoặc khẩu độ, dải động tối đa và tốc độ cửa trập tối ưu. Chỉnh sửa hậu kỳ cũng là một khía cạnh quan trọng để chứng minh bạn là một nhiếp ảnh gia có tay nghề. Điều chỉnh cân bằng màu sắc, loại bỏ nhược điểm và hoàn thành các tác vụ khác cũng thường được yêu cầu để ảnh của bạn có chất lượng tốt nhất. Đối với các bước này, bạn sẽ thường cần các phần mềm chỉnh sửa hình ảnh và sự hiểu biết về cách sử dụng các ứng dụng đó.

  • Kỹ năng giao tiếp tốt

Những kỹ năng nghệ thuật và kỹ thuật được coi là kỹ năng cứng, trong khi kỹ năng giao tiếp tốt được coi là kỹ năng mềm. Kỹ năng mềm không chỉ bao gồm khả năng giao tiếp một cách hiệu quả mà còn những đặc điểm tính cách khác giúp bạn trở nên thành công trong công việc. Những đặc điểm này bao gồm sự lạc quan, kiên trì, nhẫn nại và sự hiểu biết. Những kỹ năng này cũng quan trọng như những kỹ năng cứng.

Giao tiếp là điều bắt buộc khi tạo và xây dựng mối quan hệ với những khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, ngoài việc có kỹ năng để bắt đầu một cuộc trò chuyện, việc thực sự lắng nghe và cảm thông với người khác là điều sẽ khiến bạn trở nên khác biệt trong ngành nhiếp ảnh.

Ví dụ về giao tiếp hiệu quả và các đặc điểm tính cách hữu ích cho các nhiếp ảnh gia có tay nghề cao có thể bao gồm:

  • Đặt đúng câu hỏi
  • Nghe và thấu hiểu nguyện vọng và nhu cầu của khách hàng
  • Duy trì tích cực về tầm nhìn và kết quả
  • Kiên trì vượt qua những sự thay đổi và thất bại
  • Làm việc tốt dưới áp lực hoặc khi gặp những hạn chót nghiêm ngặt
  • Thể hiện sự kiên nhẫn trong công việc và với những người mà bạn đang làm việc cùng
  • Luôn tận tâm với dự án, dù có yêu cầu nhiều thời gian
  • Khả năng làm việc tốt dưới áp lực và deadline

Các nhà nhiếp ảnh gia đôi khi phải làm việc trong nhiều giờ vào ban ngày, đêm hay cuối tuần, trong các khí hậu hay điều kiện thời tiết khác nhau, dưới những tình huống thách thức hay những hạn chót nghiêm ngặt. Điều quan trọng là bạn giữ bình tĩnh dưới áp lực và sản phẩm và chất lượng sản phẩm tương đối ổn định. Bạn nên là kiểu người mà thường xuyên vượt qua những hoàn cảnh không ngờ tới.

  • Sự kiên nhẫn, tận tâm và chú ý đến chi tiết

Nhiếp ảnh là một công việc rất chi tiết. Bạn cần phải có khả năng dễ dàng phân tích một bức ảnh và để ý đến những chi tiết mà người khác thường bỏ lỡ. Để trở thành một nhiếp ảnh gia thành công, bạn nên tận tâm với tầm nhìn và quá trình nghệ thuật và có sự kiên nhẫn để tiếp tục cố gắng cho đến khi làm đúng.

  • Khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm

Kỹ năng giao tiếp mở rộng ra ngoài việc xây dựng mối quan hệ bên ngoài. Là một nhiếp ảnh gia, bạn sẽ thường xuyên cần phải làm việc theo nhóm. Làm việc nhóm và kỹ năng hợp tác là một điều bắt buộc cho sự thành công lâu dài của bạn trong ngành nhiếp ảnh. Mức độ bạn có thể áp dụng và thực hiện những kỹ năng này cũng quyết định khả năng tối hậu mà bạn có thể trưởng thành, phát triển và thích nghi trong một thế giới kỹ thuật/công nghệ thay đổi nhanh chóng.

Có thể tự lập cũng là một điều quan trọng. Khách hàng hay nhà tuyển dụng có thể yêu cầu bạn hoàn thành tác vụ một cách độc lập, và bạn sẽ cần phải chứng minh sự quyết tâm của mình để có thể làm tốt ngay cả khi không có ai quan sát. Bạn cần có khả năng tự chịu trách nghiệm về chất lượng và thời hạn, đặc biệt nếu bạn muốn bắt đầu doanh nghiệp của mình.

? Cách để cải thiện kỹ năng nhiếp ảnh

Các nhà nhiếp ảnh gia thường tiếp thu và hoàn thiện kỹ năng trong công việc. Bạn càng đạt được nhiều kinh nghiệm, càng nhiều khả năng bạn sẽ được để ý tới. Sẽ là một ý tưởng tốt cho những người muốn cải thiện tài năng liên quan đến nhiếp ảnh là tuyển một vài đối tượng mẫu hoặc thử nghiệm với một vài tấm ảnh mẫu. Bạn nên thử nghiệm các loại kỹ thuật ánh sáng hoặc các phương pháp chỉnh sửa ảnh khác nhau.

Đây là một vài cách để cải thiện kỹ năng nhiếp ảnh của bạn:

1. Đào tạo kỹ năng toàn thời gian

Các khóa học tại đại học hay trường kỹ thuật có thể giúp thu nhận và nâng cao kỹ năng nhiếp ảnh. Bằng cấp về nhiếp ảnh, phim, ảnh kỹ thuật số, mỹ thuật, nghệ thuật và thiết kế, đồ họa hay nghiên cứu phương tiện truyền thông có thể có lợi trong việc dẫn đầu sự nghiệp của bạn với tư cách là một nhiếp ảnh gia có tay nghề.

2. Đào tạo kỹ năng bán thời gian

Các trường cao đẳng cộng đồng hay các địa điểm hỗ trợ giáo dục thường xuyên và học thuật khác ở địa phương thường tổ chức các lớp học hoặc chương trình nhiếp ảnh bán thời gian. Các lựa chọn có thể bao gồm:

  • Các buổi thảo luận
  • Các hội thảo
  • Các triển lãm trực tuyến
  • Các chứng chỉ
  • Các buổi workshop

3. Đào tạo kỹ năng làm tự do hoặc doanh nghiệp tư nhân

Bạn có thể muốn cân nhắc việc tham gia vào những khóa học kinh doanh nếu bạn đang nghĩ đến việc làm nhiếp ảnh gia tự do hay bắt đầu doanh nghiệp nhiếp ảnh riêng. Còn rất nhiều điều để có thể điều hành một doanh nghiệp ngoài việc chỉ đơn giản có những kỹ năng, thiết bị và khách hàng.

Bạn sẽ muốn biết cách để quản lý doanh nghiệp một cách hiệu quả trong các lĩnh vực:

  • Tiếp thị và quảng cáo
  • Hợp đồng và luật bản quyền
  • Cấp giấy phép và duy trì hoạt động kinh doanh
  • Quản lý nhân viên và trả lương
  • Kế toán sổ sách cơ bản và quản lý tài chính, bao gồm theo dõi lợi nhuận của bạn và nộp thuế

? Cách để làm nổi bật kỹ năng nhiếp ảnh

Các nhà tuyển dụng tìm kiếm những nhiếp ảnh gia có tay nghề cao sẽ muốn nhìn xem những bộ hồ sơ chuyển nghiệp giới thiệu tác phẩm của bạn. Bạn sẽ cần liên tục cập nhật các mẫu dù là trực tuyến hay được trình bày trong định dạng truyền thống. Mạng lưới quan hệ cũng là một phần quan trọng trong ngành nhiếp ảnh. Nói chuyện với đúng người có thể giúp bạn nhận được các cơ hội, ví dụ như là vị trí tình nguyện để có thể bổ sung vào bộ hồ sơ của bạn.

Việc biết rằng những kỹ năng nào được các nhà tuyển dụng mong muốn và làm nổi bật các kỹ năng ấy trong sơ yếu lý lịch, trong thư xin việc và ở các buổi phỏng vấn có thể giúp bạn tìm được việc với tư cách là nhiếp ảnh gia. Sau đây là một số mẹo để giúp bạn bắt đầu :

  • Kỹ năng nhiếp ảnh trong sơ yếu lý lịch của bạn

Hãy liệt kê kỹ năng nhiếp ảnh ở trong phần kỹ năng được chỉ định để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng thấy nó. Bên cạnh đó, có một bản tóm tắt nêu bật những kỹ năng quan trọng và nổi bật nhất của bạn là một cách hiệu quả để lập tức thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng và cho họ biết lí do bạn sẽ là một ứng cử viên sáng giá cho công việc. Cuối cùng, bạn nên bao gồm một phần trưng bày kinh nghiệm của bạn với những các thiết bị máy ảnh và các phần mềm chụp ảnh khác nhau.

  • Kỹ năng nhiếp ảnh trong thư xin việc của bạn

Bạn có thể lấy một hoặc hay kỹ năng từ sơ yếu lý lịch để thêm vào thư xin việc. Cung cấp các ví dụ chi tiết về cách bạn đã ứng dụng từng kỹ năng một cách chuyên nghiệp để nhấn mạnh năng lực của bạn với tư cách là một nhiếp ảnh gia. Bạn cũng có thể sử dụng thư xin việc để thảo luận về bất kỳ lớp học nào mà bạn đã hoàn thiện, kiến thức mà bạn đã thu thập được và cách bạn có thể chứng minh kiến thức ấy trong thế giới chuyên nghiệp.

Ví dụ, bạn có thể viết: “Trong vị trí trước của tôi tại Larsen Photography, tôi đã hoàn thiện kỹ năng sáng tác của mình bằng cách chọn và thiết lập đạo cụ cho ảnh gia đình và chân dung cho người cao tuổi.”

  • Kỹ năng nhiếp ảnh trong buổi phỏng vấn

Trong buổi phỏng vấn, hãy tập trung vào một vài kỹ năng nhiếp ảnh chính. Cung cấp ví dụ về những trường hợp cụ thể mà bạn đã sử dụng một trong những kỹ năng này để làm tốt trong công việc hay ở trường.

Ví dụ, bạn có thể nói : “Ở trường, tôi thường sử dụng phần mềm chỉnh sửa hình ảnh để nâng cao những hình ảnh mà tôi chụp trên khuôn viên, cùng với vẻ đẹp kiến trúc độc đáo của trường đại học. Hai trong những tấm ảnh đó được xuất hiện trên trang web của trường và trên tài liệu tuyển sinh năm 2017 của trường. Nếu bạn muốn xem những hình ảnh này, tôi đã đưa chúng vào bộ hồ sơ của mình.”

Buổi phỏng vấn cũng là một thời điểm hoàn hảo để thể hiện kỹ năng mềm của bạn. Hãy giao tiếp bằng mắt, mỉm cười, giữ thái độ tích cực và tự tin và rèn luyện kỹ năng giao tiếp tốt, nghĩa là chăm chú lắng nghe trước khi trả lời.

———————————————————————–

Xin chân thành cảm ơn tác giả về những chia sẻ vô cùng bổ ích!

  • Nguồn: indeed.com
  • Người dịch: Đào Thanh Nhung
  • Khi chia sẻ cần phải trích nguồn là “Người dịch : Đào Thanh Nhung – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=74109

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Latest breaking 24h news around the world Internet Explorer Channel Network


Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER