Định Nghĩa Và Mẹo Sử Dụng Kỹ Năng Định Hướng Chi Tiết

Khi nhà tuyển dụng xem xét sơ yếu lý lịch của bạn, họ có thể sẽ tìm kiếm những phẩm chất chứng minh bạn là người cung cấp đầy đủ khả năng đảm nhận những công việc giá trị phù hợp với công ty. Một cách tuyệt vời để giới thiệu điều này là liệt kê theo hướng chi tiết, có thể đây sẽ là một trong những kỹ năng nổi bật của bạn. Sau khi bạn được nhận làm việc cho một vị trí cụ thể, có nhiều cách để tiếp tục phát triển và cải thiện kỹ năng định hướng chi tiết của bạn.

?Định hướng chi tiết nghĩa là gì?

Định hướng chi tiết có nghĩa là chú ý đến tất cả các chi tiết nhỏ khi làm một nhiệm vụ hoặc dự án cụ thể. Hầu hết các nhân viên có định hướng chi tiết sẽ hoàn thành từng nhiệm vụ một cách hoàn hảo nhất có thể trước khi chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. Điều này có nghĩa là các dự án họ gửi thường là công việc có kết quả chất lượng cao với ít hoặc không có bất kỳ sai sót nào. Những nhân viên với phong cách làm việc hướng tới chi tiết thường tập trung chặt chẽ vào từng dự án và không ngừng tìm cách hoàn thành nhiệm vụ của họ một cách hiệu quả.

?Tại sao việc liệt kê theo hướng chi tiết lại quan trọng trong sơ yếu lý lịch của bạn?

Những nhân viên khi liệt kê các kỹ năng một cách định hướng chi tiết trong sơ yếu lý lịch thường sẽ nổi bật hơn trong mắt các nhà quản lý tuyển dụng. Bởi vì họ thấy tầm quan trọng của công việc khi làm đúng từng chi tiết, những nhân viên này thường xuyên gửi những công việc có giá trị cho dù chỉ yêu cầu những thay đổi nhỏ, nếu có. Nhiều người tuyển dụng đánh giá cao điều này vì nó giúp họ có nhiều thời gian hơn cho những việc khác thay vì liên tục sửa chữa và giám sát nhân viên của họ.

Vì những nhân viên có định hướng chi tiết thích hoàn thành các nhiệm vụ nhỏ hơn, nên họ đảm bảo hoàn thành từng nhiệm vụ đúng thời hạn. Trình bày kỹ năng này trên sơ yếu lý lịch, nhà tuyển dụng sẽ biết bạn là người có tổ chức và biết cách quản lý thời gian hợp lý. Họ thường đánh giá cao việc bạn có khả năng hoàn thành từng dự án theo thời hạn tương ứng của họ nếu bạn ghi chúng vào sơ yếu lý lịch của mình.

?Những thói quen tốt của những người theo định hướng chi tiết

Khi tìm hiểu một ai đó theo định hướng chi tiết, người ta thấy họ có nhiều thói quen lành mạnh khiến họ trở thành một nhân viên làm việc vô cùng hiệu quả. Những thói quen tích cực phổ biến mà bạn có thể phát hiện ra ở họ chi tiết bao gồm:

  • Dễ dàng nhận thấy và sửa chữa sai lầm: Cho dù họ đang làm việc theo nhóm hay độc lập, những người định hướng chi tiết sẽ dễ dàng nhận ra sai lầm và nhanh chóng tìm cách sửa chữa chúng.
  • Duy trì năng suất trong suốt cả ngày: Những người hướng đến chi tiết thường rất tập trung và mong muốn hoàn thành công việc hàng ngày của họ. Họ thường cống hiến hết mình cho một nhiệm vụ bằng cách hạn chế sự phân tâm và quản lý thời gian hợp lý để hoàn thành dự án trước thời hạn.
  • Tổ chức tốt công việc: Quản lý thời gian và phân quyền là những kỹ năng quan trọng mà nhân viên định hướng chi tiết coi trọng. Họ thường xuyên lập danh sách và lịch trình để vạch ra từng nhiệm vụ và đảm bảo rằng họ áp dụng lượng thời gian và năng lượng thích hợp trước khi nộp nó.
  • Lên thời gian biểu mỗi ngày: Lịch trình định kỳ là điều mà những nhân viên hướng tới chi tiết coi trọng, vì chúng giúp họ duy trì một thói quen đảm bảo họ hoàn thành mọi việc đúng hạn. Các nhân viên định hướng cụ thể thường xuyên đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày để duy trì hoạt động nhất quán và đúng lịch trình.
  • Đến đúng giờ ở tất cả các sự kiện: Họ rất ý thức được tầm quan trọng của việc đến nơi làm việc và các sự kiện khác đúng giờ. Những nhân viên theo định hướng chi tiết thường nhiệt tình với việc bắt đầu các dự án mới và tham gia vào những trải nghiệm mới, vì vậy họ đến từng sự kiện một phong cách nhanh nhẹn và chuyên nghiệp.
?Các đặc điểm hướng đến chi tiết

Cùng với việc chú ý đến từng chi tiết, những nhân viên này thường có những đặc điểm và phẩm chất khác giúp họ thực hiện thành công. Những đặc điểm chung mà nhiều người hướng về chi tiết sở hữu bao gồm:

  • Có óc quan sát cao: Việc ghi nhớ và chú ý các tiểu tiết có thể rất đơn giản. Họ thường xuyên nhận thấy bất kỳ thay đổi nhỏ nào và thường nhớ những chi tiết nhỏ về một người.
  • Tập trung vào nguyên nhân hơn là hiệu quả: Thay vì tập trung vào một bức tranh toàn cảnh của một nhiệm vụ hoặc dự án, những người hướng về chi tiết cố gắng hiểu lý do tại sao nó lại xảy ra. Điều này phản ánh trong công việc của họ khi họ cố gắng hiểu tại sao những người khác có thể hoàn thành được dự án để từ đó thúc đẩy bản thân quay trở lại công việc của mình.
  • Tổ chức công việc tuyệt vời: Những người hướng đến chi tiết thường xuyên tạo danh sách và lịch trình. Việc đánh dấu những mục đã thực hiện trong danh sách mang lại cho họ sự hài lòng và khiến họ hào hứng để bắt đầu nhiệm vụ tiếp theo.
  • Kỹ năng quản lý thời gian hợp lý: Sắp xếp các công việc theo thứ tự quan trọng và lên lịch hoàn thành cho từng công việc là những thói quen giá trị đối với một người có định hướng chi tiết. Họ có thể tập trung hiệu quả vào việc hoàn thành từng công việc đúng thời hạn và hiểu cách ủy quyền từng công việc để đảm bảo họ hoàn thành chúng một cách nhanh chóng.
  • Giỏi tính toán và sử dụng các con số: Nhiều người thiên về chi tiết thích sử dụng bộ não của mình để tính toán và thử thách bản thân để tìm ra lời giải cho các phương trình. Họ được biết đến là những người thông thạo về tài chính vì họ thành công trong việc xây dựng và duy trì ngân sách của mình một cách hợp lý.
?Mẹo để cải thiện kỹ năng định hướng chi tiết của bạn

Mặc dù nhiều người phát triển các kỹ năng định hướng chi tiết một cách tự nhiên nhưng bạn vẫn có thể học hỏi, thực hành và củng cố chúng mỗi ngày tại nơi làm việc. Thực hiện theo các mẹo dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng định hướng chi tiết trong công việc:

  • Sắp xếp công việc của bạn
  • Duy trì một thói quen hàng ngày
  • Xây dựng lịch trình gắn bó lâu dài
  • Cố gắng giảm thiểu phiền nhiễu hàng ngày
  • Chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn

1. Sắp xếp công việc của bạn

Để đảm bảo bạn hoàn thành từng nhiệm vụ một cách hiệu quả, bạn nên viết tất cả chúng ra giấy để biết mình cần tiếp tục công việc nào. Việc bố trí chúng một cách trực quan giúp bạn có một bức tranh rõ ràng về nhiệm vụ nào là quan trọng nhất và những việc bạn cần hoàn thành trước tiên. Bạn có thể lập danh sách việc cần làm hàng ngày và đánh dấu từng việc một khi bạn thực hiện hoặc bạn có thể nghiên cứu phần mềm quản lý công việc giúp dễ dàng tổ chức các dự án của bạn.

Việc gạch bỏ từng mục trong danh sách khi bạn hoàn thành có thể mang lại cho bạn cảm giác hài lòng và có thể thúc đẩy bạn tiếp tục hoàn thành nhiều nhiệm vụ hơn.

2. Duy trì một thói quen hàng ngày

Để giữ cho mình đúng lịch trình, bạn nên tạo cho mình một thói quen hàng ngày. Điều này giữ cho tâm trí và cơ thể của bạn khỏe mạnh vì nó đảm bảo bạn đang tuân theo một thói quen cung cấp cho bạn thời lượng ngủ thích hợp và năng suất. Cố gắng thức dậy mỗi sáng và đi vào giấc ngủ vào mỗi tối để tạo cho mình một thói quen bình thường và lặp đi lặp lại.

Điều này có thể giúp bạn cảm thấy có tổ chức hơn và giống như bạn có từng nhiệm vụ trong tầm kiểm soát. Một thói quen đều đặn giúp não bộ của bạn hoạt động hiệu quả và giúp bạn tránh bị tụt hậu trong bất kỳ nhiệm vụ nào.

3. Xây dựng lịch trình gắn bó lâu dài

Nhận thấy mình có bất kỳ cuộc họp và cuộc hẹn sắp tới nào sẽ khiến bạn cảm thấy mình cần sắp xếp tổ chức công việc và chuẩn bị tốt hơn cho mỗi ngày. Lên lịch trực tuyến hoặc mua một bảng kế hoạch bằng giấy và bắt đầu viết các sự kiện và dự án sắp tới của bạn. Điều này giúp bạn sẵn sàng chấp nhận tất cả các sự kiện của mình, cho phép bạn dành thời gian làm các nhiệm vụ quan trọng và thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

4. Cố gắng giảm thiểu phiền nhiễu hàng ngày

Một thói quen quan trọng rất hay thắc mắc về những người định hướng chi tiết là họ có thể tập trung vào các dự án tốt như thế nào. Cho phép bản thân thoát khỏi sự phân tâm sẽ giúp bạn dễ dàng chú ý đến các chủ đề đang thực hiện và hoàn thành nó một cách hiệu quả. Nếu bạn đang làm việc tại nhà, hãy sử dụng bàn làm việc và không gian văn phòng cố định để hoàn thành công việc của mình. Khi bạn ở trong văn phòng, hãy cố gắng đảm bảo không gian làm việc của bạn đủ ánh sáng và yên tĩnh.

Nếu mọi người thường xuyên ghé thăm văn phòng của bạn để tình cờ nói chuyện với bạn, hãy lịch sự nói với họ rằng bạn đang làm việc trong một dự án và sẽ nói chuyện với họ sau khi bạn hoàn thành. Nếu bạn vẫn nghe thấy tiếng ồn dư thừa xung quanh văn phòng, hãy hỏi người quản lý xem bạn có thể sử dụng tai nghe không. Nghe nhạc cổ điển có thể giúp tăng mức năng suất của bạn và cho phép bạn tập trung tốt hơn.

5. Chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn

Việc áp dụng kỹ năng chú ý đến từng chi tiết sẽ dễ dàng hơn nếu cơ thể và bộ não của bạn khỏe mạnh. Tập thể dục trước hoặc sau khi làm việc là một cách tuyệt vời để giữ cho não của bạn hoạt động và có thể tăng cường trí nhớ và sự tập trung của bạn. Nếu bạn có thời gian tập thể dục hạn chế, hãy đi bộ trong thời gian nghỉ ngơi để có không khí trong lành và thời gian để đầu óc tỉnh táo hơn.

Thiền và yoga cũng là những cách tuyệt vời để chăm sóc sức khỏe tinh thần và cải thiện sự tập trung của bạn. Cố gắng dành ra 15 phút mỗi ngày ngồi đâu đó yên tĩnh và riêng tư, hít thở sâu để thư giãn và chuẩn bị tinh thần cho những sự kiện sắp tới trong cả công việc và cuộc sống cá nhân.

___________________________________

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!

  • Theo: indeed
  • Người dịch: Nguyễn Thu Phương
  • Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thu Phương – Nguồn: iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=72799

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Latest breaking 24h news around the world Internet Explorer Channel Network


Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER