Danh Sách Những Điều Cần Kiểm Tra Trong Thư Xin Việc Bạn Cần Xem Xét Trước Khi Gửi Đi
- Ngày viết thư và thông tin liên hệ
- Lời chào
- Đoạn mở đầu
- Các đoạn giữa
- Đoạn kết
- Phần kết thúc thư và chữ ký
- Kiểm tra lá thư xin việc của bạn.
Vì những sự thay đổi của thư xin việc có thể bổ sung nhanh chóng, do đó bạn nên gắn nhãn và sắp xếp rõ ràng cho từng phiên bản. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng tham khảo các phiên bản trước hơn, khi bạn muốn sử dụng lại những phần của các lá thư khác nhau trong phiên bản mới, cải thiện tính lặp đilặp lại trong tương lai hoặc cấu trúc lại toàn bộ mẫu của bạn.
4. Chọn từ khoá một cách khôn ngoan
Khi bạn đã hoàn thành các bước ở trên, hãy chuyển đến phần nội dung lá thư của bạn. Đảm bảo rằng bạn có sử dụng các từ khóa được tham chiếu chéo trong mô tả công việc với thư xin việc của bạn và điều chỉnh ngôn ngữ. Bạn chắc chắn có một số tài năng, vì vậy hãy tìm cách tốt nhất để thể hiện các kỹ năng đó và sử dụng các từ khóa tương tự mà công ty sử dụng trong mô tả công việc. Nhiều công ty sử dụng một phần mềm được gọi là Hệ thống Theo dõi Người nộp đơn (ATS). ATSs xem xét và đánh giá các ứng viên đủ điều kiện dựa trên các từ khóa mô tả công việc, sau đó xếp hạng từng ứng viên trong cơ sở dữ liệu của công ty. Nếu từ khóa của bạn không được điều chỉnh cho cụ thể với mô tả công việc, bạn có thể không nhận được phản hồi.
5. Chọn định dạng tệp phù hợp
Tốt nhất bạn nên đính các tệp có định dạng mà ATS có thể dễ dàng phân tích cú pháp. Chọn định dạng .doc hoặc PDF để đảm bảo hệ thống sẽ dễ dàng đọc tệp của bạn. Cả hai đều không phải là tùy chọn mặc định khi bạn đang lưu tài liệu. Để chọn định dạng tệp cho thư xin việc của bạn, hãy nhấp vào File – Save As – Format. Từ menu kéo xuống, bạn có thể chọn .doc hoặc PDF.
6. Kiểm tra yêu cầu về độ dài
Kiểm tra đơn đăng ký để xem liệu có giới hạn từ cụ thể cho việc gửi thư xin việc của bạn hay không. Nếu không, một quy tắc chung là thư xin việc không được dài quá một trang, bao gồm ba đến bốn đoạn văn nhấn mạnh lý do tại sao bạn là một ứng viên đủ tiêu chuẩn công ty đưa ra – mà không cần lặp lại nguyên văn sơ yếu lý lịch của bạn. Nêu rõ lý do bạn quan tâm đến vai trò đó , bao gồm thông tin chuyên môn nhắm đến mục tiêu phát triển, đáp ứng bất kỳ yêu cầu nào được liệt kê trong mô tả công việc và thể hiện sự hiểu biết về tổ chức đó.
7. Đọc lại nhiều lần nữa
Khi bạn đã hoàn thành tất cả các bước được liệt kê ở trên, điều quan trọng là bạn phải đọc lại thư xin việc của mình để không bỏ sót lỗi chính tả, lỗi từ vựng hoặc các chi tiết khác có thể ảnh hưởng đến những nỗ lực của bạn. Việc xem xét từng chi tiết và dành thời gian để làm đúng thể hiện bạn là người xuất sắc mà bất kỳ người quản lý tuyển dụng nào cũng sẽ đánh giá cao.
————————————————————————————–
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích.
- Theo: indeed.com
- Người dịch: Nguyễn Thị Ái Nữ
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thị Ái Nữ – Nguồn iVolunteer Vietnam”.
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=70919
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com