Căng Thẳng Và Lo Âu: Đâu Là Sự Khác Biệt?

Bạn có biết sự khác nhau giữa lo âu và căng thẳng không? Chắc bạn sẽ nghĩ chúng đều giống nhau, nhưng thực ra không phải. Lo âu là một dạng cảm xúc, một phản ứng sinh lý tự động, còn lo lắng là do chính con người tạo ra.

Sau đây là 3 bước để phân biệt giữa căng thẳng và lo âu, và cách để quản lý chúng.

Lo âu và căng thẳng: 3 bước để tìm ra sự khác biệt và quản lý chúng.

1. Nhận ra sự lo âu.

Bệnh Rối Loạn Lo Âu

Lo âu là một cảm giác khó chịu, không thoải mái, một tín hiệu nhằm báo rằng tổn thương hay sợ hãi đang làm xáo trộn trạng thái cân bằng của chúng ta. Nó báo hiệu cho tâm trí rằng chúng ta có thể đang bị đe dọa, hoặc gặp phải nguy hiểm. Nó là một trạng thái ảnh hưởng thường xảy ra để phản ứng lại với các tác nhân bên ngoài.

Một ví dụ về việc lo âu do sợ hãi gây ra, đó là khi một khách hàng đến văn phòng của tôi vào một buổi tối nọ với đầy cảm xúc. Thậm chí chưa ngồi xuống mà cô ấy đã bắt đầu kể, giải thích liền một hơi rằng cô ấy đã gửi thư để thanh toán bảo hiểm sức khỏe 2 tháng trước nhưng vừa nhận được thông báo rằng thanh toán bị quá hạn. Tôi xác nhận sự lo âu của cô ấy, và nói với cô ấy rằng bất cứ ai trong tình huống này đều đáng được quan tâm.

Một ví dụ điển hình của việc lo âu do tổn thương gây ra được minh họa qua việc hàng xóm của khách hàng tôi tổ chức một bữa tiệc, nhưng lại không mời cô ấy và chồng cô. Khách hàng của tôi biết rằng bữa tiệc được tổ chức tại nhà hàng xóm đó bởi vì có một chùm bong bóng cột vào hòm thư của nhà và có những chiếc xe đậu thành hàng 2 bên đường. Cô ấy tổn thương sâu sắc và không thể tưởng tượng được rằng cô và chồng cô đã làm gì mà đáng bị bỏ quên như vậy.

2. Tránh việc biến sự lo âu thành căng thẳng của bản thân.

Stress vs. Distress: How To Know The Difference

Bạn biết mình không chỉ bị lo âu, mà còn thêm cả căng thẳng đến bực bội khi cứ giữ mãi một chuyện mà không nghĩ tới bất kỳ việc gì khác, không chịu để nó qua một bên, và từ chối việc cho nó qua đi.

Sự đảo nghịch của lo âu hay còn được gọi là “tư lự” và sẽ nó sẽ làm tăng cảm giác khó chịu của bạn trong khi mục đích của bạn là bình tĩnh trở lại. Vào lúc này, các tốt nhất để quản lý cảm xúc đó là:

  • suy nghĩ tích cực
  • giữ cho mình ở hiện tại
  • hãy để tâm trí bạn tập trung vào những việc khác

Sau đây là cách mà khách hàng trong ví dụ đầu của tôi vô tình tạo thêm căng thẳng cho sự lo âu của cô ấy. Cô ấy vừa mới bình tĩnh vài giây thì liền lo lắng rằng nếu ai đó ăn cắp tờ séc của cô và sử dụng số an sinh xã hội trên tờ biểu mẫu đính kèm để ăn cắp danh tính của cô.

Mặc cho tôi có nói rằng chúng tôi không biết điều gì đang diễn ra, và cô ấy không thể làm gì bây giờ cả trừ việc cô ấy nên gọi cho công ty bảo hiểm, ngân hàng thậm chí sở cảnh sát vào buổi sáng, nhưng cô ấy vẫn cứ tiếp tục lo lắng. Cô ấy càng suy nghĩ tiêu cực, thì cô ấy càng bị căng thẳng thêm.

Một khách hàng khác của tôi cũng làm điều tương tự. Cô ấy cứ luyên thuyên nói về việc mình và chồng đối xử tối với hàng xóm ra sao và những khoảnh khắc vui vẻ họ có trong suốt những năm qua.

Thay vì nghĩ rằng có thể hàng xóm có lý do nào đó khác khi tổ chức tiệc mà không mời cô ấy, cô ấy lại nghĩ rằng họ đang giận cô và cố tình không mời cô ấy đến bữa tiệc.

Trên thực tế, mặc cho tôi nỗ lực giúp cô ấy bình tĩnh, sau khi rời văn phòng cô ấy còn mất bình tĩnh hơn cả lúc cô ấy bước vào.

3. Làm dịu sự lo âu ban đầu và cố gắng vượt qua.

Stress vs. Distress: How To Know The Difference

Chúng ta không thể tránh khỏi việc lo âu trong cuộc sống và phải chấp nhận rằng nó là một thứ mà tất cả chúng ta đôi khi sẽ phải trải qua.

Mặc dù chúng ta có thể lên kế hoạch và giải quyết chúng, chúng ta vẫn không thể kiểm soát tốt những điều sẽ xảy ra với mình chẳng hạn như sự lo âu. Một khi điều đó xảy ra, thứ đầu tiên và duy nhất mà chúng ta nên là làm dịu đi sự buồn bã của mình để có thể suy nghĩ sáng suốt hơn về những gì đang diễn ra, và sống tiếp.

Lấy ví dụ, người khách hàng sợ bị đánh cắp danh tính tốt hơn nên dành một vài phút hít thở sâu và suy nghĩ tích cực thay vì tự làm mình căng thẳng.

Sẽ tốt hơn nếu cô ấy nghĩ về cách giải thích rằng công ty bảo hiểm sức khỏe chỉ đang thông báo với cô rằng họ chưa nhận được khoảng thanh toán. Có lẽ nó đã đến nhầm bộ phận, hoặc địa chỉ cô ấy viết trên bìa thư không chính xác.

Một khi cô ấy trở nên bình tĩnh hơn, cô ấy sẽ có khả năng đưa ra những việc mình có thể làm để giải quyết về khoảng thanh toán bị mất đó (chẳng hạn như gọi công ty bảo hiểm, ngân hàng và văn phòng cảnh sát).

Người khách hàng cảm thấy bị hàng xóm bỏ rơi kia cũng có thể bắt đầu với việc hít thở sâu để cung cấp oxy lên não, giúp cô ấy suy nghĩ sáng suốt hơn. Sau đó, cô ấy có thể cẩn thận suy nghĩ và nhận ra phản ứng thái quá của mình không hợp với hoàn cảnh và những điều đó ở quá khứ chứ không phải hiện tại.

Tôi đã biết điều này bởi vì cô ấy lớn lên ở một gia đình nơi mà cha mẹ hay trừng phạt con cái và bỏ mặc chúng khi chúng làm sai điều gì đó. Nếu như cô ấy bình tĩnh lại, cô ấy sẽ có đủ tâm trí nghĩ về những lý do khác có thể xảy ra khi mà hàng xóm tổ chức tiệc nhưng không mời cô.

Cô ấy có khả năng đưa ra được lời giải thích thực tế rằng: hàng xóm của cô có một loạt các cuộc tụ họp nhỏ cho từng nhóm người khác nhau mà họ biết — từ bạn bè ở clb quần vợt, đến các đồng nghiệp từ nơi làm việc của họ, và cuối cùng là các nhà hàng xóm xung quanh nơi họ ở.

Và thật trùng hợp rằng bữa tiệc cho hàng xóm láng giềng là thứ cuối cùng trong danh sách, khi mà khách hàng của tôi và chồng cô ấy được mời dự.

~

?Tóm lại: khi bạn cảm thấy lo âu, hãy nhận ra được nó và lập tức bắt tay vào việc làm dịu đi cảm xúc của mình bằng cách hít thở thật sâu, suy nghĩ tích cực, đi dạo một lúc hoặc tự làm mình phân tâm bằng các hoạt động.

Hãy nhắc nhở bản thân rằng mục tiêu của bạn là thừa nhận cảm xúc của mình, tránh gây thêm căng thẳng. Sau đó, chỉ khi bạn bình tĩnh lại, bạn có thể nghĩ ra nguyên nhân làm cho mình bị lo âu.

Không phải lúc nào bạn cũng có thể vượt qua được sự lo âu, nhưng bạn có thể vượt qua được căng thẳng mà nó gây ra.

_________________________________________

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!

  • Theo: everydaypower
  • Người dịch: Lê Hoàng Tuyết Trâm
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Lê Hoàng Tuyết Trâm – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=66656

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Latest breaking 24h news around the world Internet Explorer Channel Network


Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER