5 Cách Để Đối Phó Với Nỗi Sợ Và Sự Do Dự Mà Không Làm Bạn Chùn Bước

Nếu bạn là con người, bạn chắc hẳn đã quen cái cảm giác lo sợ và do dự khi thử những điều mới lạ và không quen thuộc, đặt bản thân ra khỏi vùng an toàn của mình hoặc chấp nhận mạo hiểm.

Khi đủ mạnh mẽ, sự sợ hãi và do dự sẽ cản bạn trên chính những bước đường của bạn; chúng khiến bạn dường như bị tê liệt, cản trở và khiến bạn không thể tiến về phía trước. Mặc dù mọi người đều trải qua nỗi sợ hãi và nghi ngờ ở một mức độ nào đó, nhưng không phải ai cũng cho phép điều đó ngăn cản họ đạt được ước mơ hoặc mục tiêu của mình.

Vậy những người như vậy thì làm như thế nào? Mấu chốt chính là từ chối để nỗi sợ và do dự chiếm lĩnh cuộc sống của bạn bằng cách tìm ra hành động để đối phó với chúng.

 Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể bạn trong những khoảnh khắc sợ hãi và do dự?

Bên trong bộ não của chúng ta, có một cấu trúc nhỏ hình quả hạnh gần thân não được gọi là ‘the Amygdala’. Nó rất giống với bộ não của các loài bò sát mà có cả trước động vật có vú khoảng 200 triệu năm trước. Vì nó vẫn được tìm thấy ở các vật thể sống thấp hơn như thằn lằn và chim, nên nó thường được gọi là Não “Thằn lằn” hoặc “Bò sát”.

Bộ não Thằn lằn không lời này đảm bảo khả năng tự bảo tồn và tồn tại. Nó chịu trách nhiệm cho những bản năng nguyên thủy nhất của chúng ta: những thứ như thở, nhịp tim, sợ hãi và đói. Nó cũng coi bất cứ điều gì mới mẻ hoặc rủi ro là sự đe dọa và vài thứ như vậy nên phải né tránh.

Khi nỗi sợ hãi xuất hiện, điều quan trọng phải nhận ra rằng bộ não của Thằn lằn chỉ làm công việc của nó; giữ chúng ta an toàn và tránh xa nguy hiểm nhiều nhất có thể. Điều này rất tốt khi chúng ta gặp nguy hiểm về thể chất. Ví dụ: nếu chúng ta đang bị làm mồi bởi một con hổ răng kiếm. Thật không may, điều này KHÔNG giúp ích lắm khi chúng ta muốn tiến tới lãnh thổ chưa được khám phá để hướng tới những mục tiêu và ước mơ mới.

Theo kinh nghiệm của tôi, sự do dự chỉ đơn giản là một tác dụng phụ cũng như một vỏ bọc cho nỗi sợ hãi tiềm ẩn của chúng ta. Nó tương đương bằng lời nói, hoặc một món ăn phụ, đối với nỗi sợ không lời của ‘the Amygdala’. Đó là tiếng nói trong đầu cho chúng ta biết rằng thật quá rủi ro nếu rời bỏ công việc mà chúng ta ghét hoặc rằng chúng ta sẽ không bao giờ làm được trong thế giới này một mình – vì vậy tốt hơn chúng ta không nên rời bỏ mối quan hệ tồi tệ đó.

Kết hợp lại với nhau, nỗi sợ hãi và sự do dự là nguyên nhân dẫn đến sự trì hoãn và phản kháng lại sự thay đổi của chúng ta. Nếu chúng ta không cẩn thận, chúng có thể khiến chúng ta cảm thấy nhỏ bé và quá cứng nhắc để có thể thực hiện bất kỳ hành động nào.

 Vậy thì chúng ta có thể làm gì? 

Điều quan trọng nhất cần làm là nhận ra khi nào chúng ta bị mắc kẹt hoặc bị cản trở bởi nỗi sợ và sự do dự, vì chúng ta có thể rất dễ bị cuốn vào vòng xoáy của chúng mà không hề nhận ra đó.

Chúng ta thường lờ đi hay kìm nén cảm xúc hoặc bận rộn với các hoạt động hàng ngày trong cuộc sống với nỗ lực vô thức để tránh đối mặt với cảm xúc của mình. Điều tồi tệ hơn là não Thằn lằn “kêu” to hơn khi chúng ta ngày càng tiến gần hơn để thực hiện hành động hướng tới ước mơ của mình.

Có một tin tốt đó là: một khi chúng ta nhận thức được, có nhiều cách để chúng ta có thể chống lại những tác động tê liệt của nỗi sợ hãi và do dự thành công. Sau đó, chúng ta có thể bắt đầu dễ dàng thực hiện các hành động cần thiết hơn để tiến tới mong muốn thực sự của mình – bất kể chúng là gì.

Dưới đây chính là năm chiến lược hữu ích để duy trì bước tiến của bạn (hoặc khởi động nó) khi nỗi sợ hãi và do dự cản đường bạn:

 Thay vì để nỗi sợ hãi và do dự chiếm ngự bạn, hãy dựa vào chúng và hiện diện cùng chúng. Khi bạn nghe thấy lời nói hoặc suy nghĩ của mình nói rằng bạn không thực hiện hành động, hãy DỪNG ngay lập tức và thực hiện rà soát toàn bộ cơ thể nhé.

Hãy để ý tới nơi mà các cảm giác vật lý bạn đang cảm thấy xuất hiện trong cơ thể và chỉ cần đảm nhận nó. Hãy để nó tồn tại. Chỉ cần tập trung vào cảm giác vật lý, hãy phớt lờ đi cảm giác khi nó bước vào với bất kỳ suy nghĩ nào.

Nếu những suy nghĩ vẫn tiếp tục xuất hiện, hãy gạt chúng sang một bên. Nhắm mắt lại, đừng quên hít thở và chỉ thực sự tập trung vào các cảm giác vật lý.

Cảm xúc chỉ đơn giản là “năng lượng đang chuyển động” và có nghĩa là chảy trong chúng ta. Nỗi sợ hãi dù sao cũng có, vậy tại sao lại không cho phép nó tồn tại? Kìm nén hoặc phớt lờ nó sẽ chỉ dẫn đến lo lắng, căng thẳng hoặc bệnh tật mà thôi. Tôi đang đưa ra giả thuyết là cho phép nó chỉ tồn tại dưới dạng năng lượng vật chất mà không cố gắng ép nó đi.

Hãy nhớ rằng: cho phép nó tồn tại KHÔNG giống với để nó dẫn dắt bạn!

  Hãy thực hiện đánh giá rủi ro về lộ trình hành động đã lên kế hoạch của bạn. Trong cuốn sách The Joy Diet của Martha Beck, cô ấy đã nêu ra 4 câu hỏi cần đặt ra khi cân nhắc thực hiện một hành động khiến bạn sợ hãi:

  1. Liệu rủi ro này có thực sự cần thiết để đạt được thỏa mãn trong thâm tâm của mình không? Liệu mình có cảm thấy một sự khao khát thật sự với bất kì điều gì mình đang kiếm tìm không?
  2. Liệu ý nghĩ thực hiện bước này có tạo ra sự rõ ràng trong nội tâm hay không, bất chấp cả sự e sợ của mình không? (Khi rủi ro đó có lợi cho bạn, bạn có thể cảm thấy lo sợ, nhưng ít nhiều hoặc sẽ không cảm thấy bối rối)
  3. Liệu mình chỉ cảm thấy lo sợ, hoặc cũng chỉ cảm giác độc hại đến ghê tởm? (Hãy chú ý: rủi ro tốt giống như lặn sâu vào một hồ bơi trong vắt; rủi ro xấu giống như thực hiện bước nhảy tương tự, nhưng vào vùng nước đầm lầy ô nhiễm)
  4. Vào lúc cuối đời, điều gì khiến mình hối tiếc hơn: nhận lấy rủi ro và vấp ngã, hay từ chối chấp nhận rủi ro đó, và không bao giờ biết rằng liệu mình sẽ thành công hay thất bại?

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về việc liệu hành động của bạn là đúng hay sai, bạn chắc chắn sẽ có sự hình dung tốt hơn nhiều sau khi trả lời các câu hỏi trên.

 Hãy thực hành “cảm nhận” về mục tiêu và ước mơ của bạn. Hãy dành thời gian, một lần một ngày hoặc tối thiểu 3-4 lần một tuần, để tưởng tượng bạn đã thành công trong việc đạt được mục tiêu của mình. Hãy hình dung chính bạn đang sống nó như thể nó thực sự là sự thật. Hãy tưởng tượng bạn được bao quanh bởi mọi người và hoạt động như thể bạn sẽ ở đó.

Hãy chú ý theo dõi bằng tất cả các giác quan của bạn. Mùi như thế nào? Bạn nghe thấy những âm thanh nào? Phong cảnh hoặc thời gian trong năm là gì? Hãy tưởng tượng các cuộc trò chuyện và tương tác của bạn. Nếu nó đã xảy ra thì thực sự bạn sẽ có được cảm giác như vậy đó.

Hãy để ý những cảm giác trong cơ thể khi bạn đắm chìm trong niềm vui sướng khi có được chính xác những gì bạn mong muốn. CẢM GIÁC này thực sự là điều mà trái tim bạn đang khao khát thậm chí còn hơn cả hoàn cảnh mà nó đang cảm nhận. Đưa điều này vào nhận thức có ý thức của bạn một cách thường xuyên sẽ kích thích các giác quan của bạn và giúp thúc đẩy bạn thực hiện các bước hành động để tạo ra cảm giác đó đấy.

 Hãy tạo một kế hoạch hành động và chia nhỏ thành các nhiệm vụ có thể thực hiện được. Đôi khi, chỉ cần tưởng tượng các bước cần thiết để đạt được mục tiêu cũng đủ khiến chúng ta nản lòng trước khi bắt đầu. Hãy thử ngồi xuống và vạch ra một kế hoạch hành động để làm thế nào để đạt được mục tiêu mà bạn có (ngay cả khi bạn thực sự không biết chính xác điều gì là cần thiết)

Bạn hãy bắt đầu với các bước thật lớn hoặc rõ ràng. Khi bạn đã có danh sách đầu tiên của mình, hãy thử chia nhỏ các bước xuống sâu hơn và xa hơn cho đến khi cảm thấy như bạn thực sự có thể làm được điều gì đó. Tiếp tục thực hiện từng bước nhỏ hàng ngày, hàng tuần hoặc bất kỳ khung thời gian nào phù hợp với bạn.

Nhưng ĐỪNG dừng lại! Hãy cảm nhận sự hài lòng từ những chuyển biến dù là nhỏ nhất cũng có thể truyền cảm hứng cho bạn để tiếp tục. Hãy ăn mừng thành công của bạn với phần thưởng cá nhân sau khi bạn đã hoàn thành từng bước nhỏ.

 Hãy đối xử với bản thân bằng lòng từ bi và nhân hậu. Đánh bại bản thân và hạ thấp bản thân sẽ hiếm khi giúp bạn có động lực hoặc cảm hứng để hành động. Vì vậy, hãy ngừng làm điều đó! Điều gì sẽ xảy ra nếu một người bạn thân nhất của bạn là người đang vật lộn với việc hành động khi đối mặt với nỗi sợ hãi? Bạn có coi việc la mắng hay sỉ nhục họ là một cách tiếp cận hiệu quả hoặc đầy yêu thương không? Tôi đoán có lẽ là không phải đâu nhỉ.

Khi nỗi sợ trỗi dậy và kìm hãm bạn lại, hãy nhận ra nó, thực hiện từng bước để giải quyết nó và và sau đó hãy để bản thân bạn nghỉ ngơi và tiến lên phía trước. Hãy làm một điều gì đó mà bạn yêu thích bất cứ khi nào bạn có cơ hội. Việc đó có thể là dành thời gian bên gia đình, quấn mình vào chiếc chăn ấm áp, hay cặm cụi với một cuốn sách hay.

Dù đó có là việc gì đi chăng nữa, hãy dành thời gian cho chính bạn và đừng cảm thấy có lỗi về những việc đó. Nó sẽ khiến bạn cảm thấy mình có nền tảng vững chắc hơn, được tiếp sức lực nhiều hơn, và mọi mặt trong cuộc sống luôn ở trong tầm kiểm soát, điều này sẽ chỉ có lợi cho bạn trong hành trình tiến lên phía trước khi đối mặt với những trở ngại do sợ hãi và do dự tạo ra.

Có thể nhận ra nỗi sợ hãi và sự do dự về những gì chúng đang có, và tiến về phía trước bất chấp những cảm giác này, có thể là một trong những trải nghiệm mạnh mẽ nhất trong cuộc đời bạn. Khi tiếp tục áp dụng năm chiến lược này, bạn sẽ học được cách cho phép chúng tồn tại mà không để chúng ngăn cản bạn hành động để tạo ra cuộc sống như mơ của bạn nhé!

———————————————————————–

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!

  • Nguồn: everydaypower.com
  • Người dịch: Đỗ Thị Phương Thảo
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn là: “Người dịch: Đỗ Thị Phương Thảo – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=65421

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất
Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER