8 Bài Học Về Lãnh Đạo Từ Người Sếp Đầu Tiên Của Tôi
Đã bao giờ bạn tham gia cuộc gặp gỡ cá nhân với một người hoàn toàn thay đổi cuộc đời của bạn? Dù là theo hướng tốt hơn hay tệ hơn, thì người đó cũng đã tác động đến cách bạn nhìn nhận mọi thứ và những lựa chọn mà bạn đưa ra. Như bạn có thể hình dung đấy, tôi đã học được rất nhiều điều ở công việc đầu tiên của mình, nhưng kỹ năng mà tôi nhận được vượt qua mức những kỹ năng thông thường như đúng giờ và đáng tin cậy. Tôi đã học được những bài học lãnh đạo có giá trị, nó gắn bó với tôi trong suốt cuộc đời và vẫn ảnh hưởng đến nhiều cuộc tiếp xúc cá nhân của tôi cho đến ngày nay.
1. Thái độ quan trọng hơn trình độ
Tốt nghiệp tại một trong những lớp học ban đêm của Đại học Ricks, tôi đã tìm thấy một bài đăng trên bảng thông báo của hội trường, đang tuyển dụng vị trí trợ lý kho hàng tại Showcase Interiors. Dường như đó là định mệnh vì gần đây tôi quyết định sẽ trở thành một nhà thiết kế nội thất (và điều này như mở ra một cách cửa cho tôi!).Một nhà lãnh đạo phải cẩn thận để không làm giảm giá trị tiềm năng to lớn chỉ vì thiếu trình độ học vấn hoặc kinh nghiệm.
Cách để chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn xin việc
Chắc chắn rằng lợi ích ngắn hạn đi kèm với khả năng đào tạo, nhưng sự kiên trì, động lực và sự cống hiến sẽ giành được lợi ích trong dài hạn.
2. Đối xử công bằng với nhân viên
Tại nhiều doanh nghiệp, nhân viên thường được coi là một chức danh công việc hoặc danh sách những nhiệm vụ hơn là con người. Họ cũng có cảm xúc và gia đình. Họ có những ngày tốt và xấu. Họ cũng có những đam mê và mong muốn.
Người dẫn đầu nào cân nhắc những điều này là người thực sự có khả năng tối ưu hóa năng suất.
Mặc dù là chủ của công ty, ông Rigby vừa là sếp vừa là bạn . Ông ấy dành thời gian để tìm hiểu tất cả nhân viên và thực sự quan tâm đến phúc lợi của họ.
Ông ấy tạo mối quan hệ với từng thành viên trong nhóm, điều này cho phép hiểu rõ hơn về năng lực, điểm mạnh và khả năng của nhân viên rõ ràng nhất.
Những nhân viên ưu tú như vậy dễ bị bỏ qua bởi những ông chủ từ chối cơ hội tìm hiểu lực lượng lao động của chính công ty họ.
Ông Rigby đã dạy tôi rằng chúng ta đều là con người. Có một người sếp thực sự quan tâm đến mình đã khiến tôi có cảm giác thân thuộc và đạt được kết quả tốt hỗ trợ nhau trong công việc.
Dù cho có bận rộn đến mức nào chăng nữa, điều quan trọng của một người lãnh đạo là không được quên hoặc gạt bỏ sự thật rằng con người không phải là cỗ máy; dù cho lỗi lầm và thiếu sót thì cũng là tiềm năng vô hạn đối với một con người.
Kết hợp thành công điểm mạnh với trách nhiệm của nhân viên là cách tốt nhất để phát triển một nhóm làm việc hiệu quả. Chỉ những tương tác cá nhân hoá mới xác định được những yếu tố quan trọng nhất để thành công: đam mê, động lực và sở thích. Đó là những đặc tính để khiến một con người tầm thường thành trở nên vĩ đại!
3. Xác định nguyên nhân của từng vấn đề và tìm giải pháp
Ông Rigby không những chỉ ra những sai lầm rồi bỏ đi. Ông ấy dành thời gian để giải thích điều gì gây ra sai lầm và giúp tôi xác định những phương pháp cụ thể để tránh những thiếu sót tương tự trong tương lai.
Ông ấy giảm bớt tầm quan trọng những sai sót cá nhân của tôi bằng cách biến hoàn cảnh ấy thành một kinh nghiệm học hỏi.
Thành thật mà nói, tôi đã mắc rất nhiều sai lầm khi cố gắng trở thành người nhanh nhất và giỏi nhất. Nếu ông Rigby chỉ nhìn vẻ bề ngoài mà không tìm hiểu nguyên nhân, thì ông ấy sẽ không bao giờ hiểu được rằng những sai lầm của tôi thực sự bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết — không phải từ sự cẩu thả hay kém cỏi.
Tâm lý học và Tiến trình Nghệ thuật vị niệm
Với tác phong lãnh đạo sai, phản ứng của sếp đối với những sai lầm này có thể đã cướp đi sự tự tin của tôi và khiến tôi quá sợ hãi khi thử điều gì mới – điều này sẽ biến một nhân viên có giá trị thành một người máy tự mãn và kém cỏi.
4. Hãy cứ đam mê!
Ông Rigby vô cùng đam mê công việc kinh doanh của mình. Ông ấy thể hiện sự đánh giá cao đối với tất cả các chi tiết trong quá trình hoạt động kinh doanh, ngay cả những chi tiết dường như không quan trọng.
Nhiều chủ doanh nghiệp đam mê những thứ như cung cấp dịch vụ khách hàng tuyệt vời và bán sản phẩm chất lượng. Tuy nhiên, việc tạo ra sự chất lượng dịch vụ hoàn hảo về mọi mặt là thách thức nếu bạn không quan tâm và chú ý đến những điều nhỏ nhặt.
Điều quan trọng cần lưu ý là có sự khác biệt giữa nuôi dưỡng đam mê và quản lý vi mô. Quản lý vi mô bắt nguồn từ sự thiếu tin tưởng. Niềm đam mê bắt nguồn từ mong muốn cải tiến và cam kết về chất lượng.
Như Warren Buffett đã nói: “Không có đam mê, bạn không có năng lượng. Không có năng lượng, bạn không có gì cả ”.
5. Truyền cảm hứng để mọi người làm việc chăm chỉ và tiến xa hơn nữa
Tôi không thể đếm xuể mình đã bị đẩy ra ngoài vùng an toàn bao nhiêu lần khi làm việc với ông Rigby. Ông ấy cứ giao nhiệm vụ với niềm tin mù quáng rằng tôi có thể làm được.
Ông ấy để tôi làm việc để cải thiện và cho phép tôi sửa chữa những sai lầm của mình. Tôi đã phạm sai lầm khi mạo hiểm thử sức với lĩnh vực ngoài chuyên môn của mình, nhưng sự tha thứ và động viên của ông ấy đã tạo động lực giúp tôi tiến bộ hơn.
Tôi muốn bản thân mình được cải thiện hơn. Và ông ấy đã truyền cảm hứng để tôi được học hỏi nhiều hơn và trở nên tốt hơn, tôi muốn gây ấn tượng với ông ấy về sự tiến bộ của mình.
Ông Rigby yêu cầu nhiều hơn những gì tôi nghĩ là tôi có thể làm, nhưng tôi chắc chắn – ông ấy đã đúng. Bởi vậy, tôi nhận ra rằng bất cứ điều gì tôi có thể làm, thì tôi thực sự có thể làm tốt hơn một chút.
Và tôi hy vọng khả năng lãnh đạo của tôi cũng sẽ có tác động tương tự đến những người khác.
6. Công việc đơn thuần không chỉ là công việc
Tôi có thể bận rộn tại văn phòng và dành phần lớn thời gian trong ngày để ngồi sau bàn làm việc, nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Tôi thường dành một phần thời gian không đáng kể trong ngày làm việc của mình để nghỉ ngơi ngay khi có thể.
Tại Showcase Interiors, tốc độ và khả năng điều khiển thành thạo xe nâng của công ty đã khiến cho tôi có biệt danh Mario Andretti.
Các đội nhóm thường tạm dừng chơi để lắp đặt lại vành khung bóng rổ. Và để tìm hiểu thông tin chi tiết cần thiết về các sản phẩm mà chúng tôi cung cấp, chúng tôi đã tạo ra các cuộc thi đố và cuộc thi quảng cáo.
5 Cách Cho Việc Ra Mắt Sản Phẩm Mới
Tại sao?
Bởi vì khi công việc là niềm vui, nó không phải là một công việc chán ngán.
7. Lắng nghe lời khuyên của mọi người khi họ sẵn sàng góp ý
Sếp của tôi đã dạy tôi cách đo và cắt tấm thảm từ cuộn. Tôi là một thiếu niên cứng đầu, tôi thấy rằng phương pháp của tôi tốt hơn phương pháp của anh ấy.
Hãy đoán xem chuyện gì đã xảy ra. Tôi làm hư tấm thảm. Và như bạn biết đấy, không có căn phòng nào lại đi trải một tấm thảm nào nhỏ hơn căn phòng.
Tôi đã mắc phải một sai lầm đắt giá và khôn lường, nhưng sai lầm đó đã trở thành một bài học cuộc sống cần thiết.
Khiêm tốn là một đặc tính tốt. Chúng ta không nên cho rằng câu trả lời, chiến lược của mình là tốt nhất và hợp lý nhất.
Những người đi trước chúng ta khôn ngoan hơn và nhiều kinh nghiệm hơn. Nếu họ sẵn sàng hướng dẫn chúng ta đi con đường đúng đắn, và tất nhiên chúng ta sẽ làm tốt hơn khi lắng nghe họ chỉ dạy.
8. Tự chịu trách nhiệm với những hành vi của chính mình
Tôi đã từng tư vấn một sản phẩm cho một khách hàng mà chúng tôi không thực sự có hàng.
Ông Rigby lẽ ra có thể tự mình xử lý tình huống, xoa dịu khách hàng và khắc phục vấn đề. Thay vào đó, anh ta bắt tôi gọi cho một khách hàng đang rất khó chịu, vị khách cho rằng tôi hoàn toàn không đủ năng lực. Sự thất vọng của khách hàng được giải quyết ổn thoả, nhưng thật là nhục nhã!
Vào thời điểm đó, thật khó để vượt qua sự bối rối và xấu hổ mà tôi đang cảm thấy. Thế nhưng, khi đã nhận thức rõ sự việc, tôi đánh giá cao bài học mà ông Rigby đã cố gắng dạy cho tôi.
Trách nhiệm là một món quà mà chúng ta dành tặng cho mọi người. Chúng ta cho phép mọi người làm mọi việc và hoạt động độc lập. Tuy nhiên món quà đó có thể là một lưỡi dao hai lưỡi. Sự chịu trách nhiệm đòi hỏi chúng ta làm chủ hành động của mình, dù tốt hay xấu.
Chúng ta không thể hạ thấp những thất bại để làm nổi bật những thành công của mình. Chúng ta cũng cần thừa nhận những thiếu sót – và học hỏi để cải thiện từ những thiếu sót ấy.
Đã nhiều năm kể từ khi tôi rời Mr Rigby và Showcase Interiors, nhưng những bài học về sự lãnh đạo mà tôi học được sẽ theo tôi suốt phần đời còn lại của mình.
Vậy còn bạn? Bạn đang để lại di sản gì cho nhân viên của mình? Tác phong lãnh đạo của bạn tác động và đáng nhớ theo cách tốt hay xấu?
—————————————————————————————————-
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
- Bài viết gốc: everydaypower.com
- Người dịch: Thái Thị Thuỳ Trang
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Thái Thị Thuỳ Trang – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=70856
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com