20 Kỹ Năng Của Công Nhân Nhà Máy Nên Đưa Vào Hồ Sơ Xin Việc Để Được Phỏng Vấn
Ai là các công nhân nhà máy?
Công nhân nhà máy là người lao động trong lĩnh vực sản xuất/ chế tạo. Họ sẽ đảm nhận các nhiệm vụ như: Vận hàng công cụ và máy móc Lắp ráp các bộ phận máy mócXác định kỹ năng của công nhân nhà máy và ví dụ
Dưới đây là một số kỹ năng của công nhân nhà máy mà bạn có thể đưa vào trong hồ sơ xin việc của mình để được phỏng vấn:1. Dây chuyền sản xuất
Dây chuyền sản xuất là thiết bị được sử dụng trong sản xuất nhằm thực hiện một hoặc nhiều nhiệm vụ trong một quy trình lắp ráp. Một quy trình sản xuất điển hình đòi hỏi những người công nhân phải đứng cạnh với hệ thống băng chuyền, làm công việc được phân công và chuyền sản phẩm cho công nhân khác. Việc làm ở dây chuyền lắp ráp thường có tính lặp lại và sẽ trở nên nhàm chán sau một thời gian. Nó cũng yêu cầu sự tập trung trong một khoảng thời gian dài và sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa mắt và tay. Những quy trình thông thường liên quan đến dây chuyền sản xuất bao gồm lắp ráp đinh tán, hàn và lắp ráp cơ khí.2. Mang vác nặng
Mang vác nặng là một trong ba từ khoá quan trọng được các nhà tuyển dụng sử dụng trong phần mô tả công việc nhà máy. Khả năng mang vác là yếu tố không thể thiếu trong sản xuất và liên quan đến việc di chuyển những bao tải lớn, nặng xung quanh. Việc mang vác này được thực hiện bằng tay hoặc bằng máy móc như xe nâng hàng hoá.3. Kiểm tra trực quan
Một khía cạnh quan trọng trong sản xuất là tìm ra những sai sót trong các sản phẩm hoặc vật liệu trước khi được đưa vào sử dụng cho quy trình tiếp theo hoặc đưa đến tay người tiêu dùng. Đây là một trong những phương pháp lâu đời và đáng tin cậy nhất trong việc thực hiện giám sát kiểm tra chất lượng.
4. Đo bằng thước cặp
Đảm bảo độ chính xác của những chi tiết sản phẩm như kích cỡ, khối lượng và các số đo khác là yếu tố quan trọng trong sản xuất. Những dụng cụ như thước cặp và thước dây rất tốt trong việc đánh giá mức độ chính xác và chất lượng của sản phẩm dựa trên bản vẽ thiết kế của sản phẩm.
5. Vận tải đường bộ
Một số mô tả công việc trong nhà máy liên quan đến việc vận hành và kiểm soát những chiếc xe tải lớn để vận chuyển vật liệu xung quanh nhà máy hoặc kho chứa. Vận tải đường bộ đòi hỏi kỹ năng lái xe tốt, sự phối hợp, tính kiên nhẫn, giám sát và chú ý đến từng chi tiết.
6. Vận hành xe nâng hàng
Xe nâng hàng hoá là công cụ tự động được sử dụng trong sản xuất để dự trữ, đóng gói, chất đống và dỡ vật liệu. Xe nâng hàng được áp dụng trong xây dựng, vận chuyển và sản xuất, giúp tăng năng suất lao động. Người vận hành xe nâng hàng cần có kỹ năng lái xe tốt, kiến thức về quy trình đảm bảo an toàn và kỹ năng phối hợp tốt.
7. Xếp chồng
Xếp chồng liên quan đến việc sắp xếp và xử lý các vật liệu bên trong nhà máy. Sự bốc xếp vật liệu không hợp lý có thể dẫn đến những tai nại xảy ra nơi làm việc. Khi sắp xếp vật liệu, những quy định bốc xếp đảm bảo an toàn sau đây là rất quan trọng:
Đảm bảo chồng xếp vững chắc và tự đứng được
Cho phép khoảng hở vừa đủ giữa các chồng xếp, ánh sáng và ống cấp nhiệt
Đảm bảo chồng xếp không chặn lối ra khẩn cấp hoặc chuông báo cháy
8. Tải và dỡ vật liệu
Những công nhân nhà máy phụ trách việc tải và dỡ vật liệu giúp chất vật liệu lên xe tải để vận chuyển. Việc xếp và tháo dỡ vật liệu đòi hỏi tư duy phản biện, kiến thức về các quy định bảo đảm an toàn và kỹ năng tổ chức tốt.
9. Lắp ráp máy móc
Môi trường sản xuất sử dụng những công cụ và máy móc hạng nặng trong hoạt động thường ngày. Những công cụ này cần những công nhân có thể xử lý chúng thông qua việc nghiên cứu bản thiết kế, thu thập các bộ phận và lắp ráp chúng với nhau. Những người lắp ráp mãy móc cũng có công trong việc sửa chữa và bảo hành các bộ phận máy móc hỏng hóc.
10. Xử lý vật liệu
Những người xử lý vật liệu nhà máy đảm nhận việc xử lý và dán nhãn vật liệu. Họ đảm bảo những vật liệu nhận được đều đạt chất lượng tốt và hợp tác với các bộ phận khác để xử lý những sai số của sản phẩm.
11. Kiểm kê hàng tồn kho
Việc kiểm kê hàng tồn kho đảm bảo việc vận hành doanh nghiệp hoạt động trơn tru. Các công nhân nhà máy có khả năng quản lý hàng tồn kho có thể giúp ghi chép về vật liệu trong nhà máy. Họ nhận, dán nhãn và phê duyệt các hoá đơn của các vật liệu được nhận và cân bằng số lượng hàng tồn kho.
12. Sức khoẻ và sự an toàn
Các công nhân công nghiệp trong lĩnh vực sản xuất đều phải đối mặt với nguy cơ cao xảy ra tai nạn hoặc thiệt mạng ở nơi làm việc. Những nhà máy này chứa nhiều mối nguy hại từ chất hoá học độc hại cho đến máy móc hạng nặng nguy hiểm. Các công nhân công nghiệp, những người có thể xác định và kiểm soát được những tình huống tai hại, đảm bảo an toàn ở mọi tiến trình công việc sẽ có tác động tích cực và thường xuất sắc trong công việc. Nhiều tổ chức cung cấp những khoá học ngắn hạn về sức khoẻ và an toàn cho nhân viên của họ nhằm tạo ra một môi trường làm việc an toàn.
13. Sự phối hợp giữa tay và mắt
Sự phối hợp giữa tay và mắt là một kĩ năng nền tảng đòi hỏi ở một người công nhân công nghiệp. Các nhân viên, có thể đồng thời xem xét và hiểu được nguyên vật liệu trong khi vừa sử dụng các công cụ/ rô bốt để lắp ráp các bộ phận, vừa duy trì được quy trình đảm bảo an toàn đều rất có giá trị đối với những người sử dụng lao động. Những sản phẩm yêu cầu sự phối hợp hiệu quả giữa tay và mắt bao gồm động cơ, máy bay, đồ chơi,… Các bài tập như bơi lội hay bật nảy bóng vào tường là một số hoạt động giúp cải thiện khả năng phối hợp tay mắt.
14. Giao tiếp
Mỗi ngày, nhà máy phải xử lý những thứ như dây chuyền sản xuất, tải và mang vác vật nặng đòi hỏi sự giao tiếp có hiệu quả. Giao tiếp hiệu quả giữa những công nhân nhà máy giúp tăng hiệu quả sản xuất lên 25%, giảm thiểu rủi ro nơi làm việc và nâng cao tinh thần làm việc nhóm. Giao tiếp cũng giúp cải thiện năng lực ở nơi làm việc khi các công nhân trao đổi ý kiến và chia sẻ những kỹ năng mới để thực hiện những nhiệm vụ khó nhằn hơn.
15. Độ tin cậy
Các hoạt động thường nhật trong sản xuất hầu hết đều là tự chủ. Những người giám sát muốn thuê công nhân mà họ có thể đào tạo và tin tưởng để thực hiện các nhiệm vụ mà không cần quản thúc.
16. Tinh thần làm việc nhóm
Tinh thần làm việc nhóm giúp gây dụng tập thể vững mạnh và hiệu quả. Từ đó, công nhân có thể chia các phần việc được yêu cầu thành những nhiệm vụ nhỏ hơn và phân bổ cho các thành viên. Điều này sẽ không chỉ thúc đầy sự tin tưởng, gia tăng năng suất mà còn tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh. Trở thành người có kỹ năng làm việc nhóm tốt giúp cho công việc trong lĩnh vực sản xuất thành công.
17. Tư duy phản biện
Ngành công nghiệp chế tạo đã có bước tiến đáng kể trong thập kỉ vừa qua. Một số quy trình bằng tay nay được thay thế bằng rô bốt giúp quá trình trở nên nhanh và hiệu quả hơn. Tư duy phản biện là kĩ năng mềm thiết yếu giúp các công nhân làm việc tốt hơn với các công cụ tự động như robot. Những người có suy nghĩ phản biện có thể đánh giá quá trình làm việc là xác định những vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng thực sự xảy ra, khiến họ trở thành những người không thể thiếu trong nơi làm việc công nghiệp.
18. Kỹ năng xã hội
Kĩ năng xã hội bao gồm trách nhiệm, sự kiên nhẫn, tính linh hoạt, khả năng giải quyết vấn đề và kỹ năng lãnh đạo. Các công nhân nhà máy có kỹ năng xã hội sở hữu khả năng xây dựng những mối quan hệ lành mạnh với mọi người. Việc lắng nghe một cách chủ động và sự cảm thông giúp tạo nên một nơi làm việc tích cực. Hãy cải thiện kỹ năng xã hội bằng các tham gia các buổi workshops, kết nối và quan sát các mối quan hệ khác.
19. Chú ý đến chi tiết
Việc sản xuất có nguy cơ xảy ra mối nguy hại liên quan đến việc làm cao nhất. vận hành máy móc hạng nặng đòi hỏi người làm phải để ý đến chi tiết và tập trung trong thời gian dài. Việc chú ý đến tiểu tiết giảm thiểu tai nạn, tăng năng suất lao động cũng như nâng cao việc kiểm tra chất lượng.
20. Cộng tác
Tính cộng tác giữa các công nhân rất quan trọng trong bất kì tổ chức nào. Việc cộng tác liên quan đến 2 hoặc nhiều người làm việc cùng nhau để hoàn thành nhiệm vụ/ mục tiêu. Nếu không có sự hợp tác trong công việc, năng suất sẽ giảm vì nỗ lực để giải quyết nhiệm vụ một mình thường mất nhiều thời gian hơn. Cộng tác giúp tăng năng suất lao động, nâng cao các mối quan hệ lành mạnh nơi làm việc và đồng thời cho những người công nhân cơ hội học hỏi.
Cách liệt kê các kĩ năng trong hồ sơ xin việc của một công nhân nhà máy
Việc cho nhà tuyển dụng thấy những kĩ năng của bạn để chứng minh rằng bạn là người phù hợp với công việc này là một điều rất quan trọng. Dưới đây là những cách thức hiệu quả để điền các kĩ năng của một công nhân nhà máy, giúp bạn nổi bật hơn so với các ứng cử viên khác:
Đưa phần kỹ năng đặc biệt vào nhằm nâng cao giá trị bổ sung
Điều chỉnh danh sách kỹ năng sao cho phù hợp với yêu cầu công việc
Mô tả mức độ thành thạo kỹ năng khi liệt kê chúng. Ví dụ, sử dụng sử dụng một người vận hành xe nâng cao cấp thay vì một người vận hành xe nâng hàng hoá.
Phần kinh nghiệm nghề nghiệp của bạn nên đề cao những kỹ năng được liệt kê để cho thấy kiến thức công việc của bạn
Nghiên cứu và thêm vào những kỹ năng cần thiết nhất liên quan đến lĩnh vực công việc,
Mẹo khi viết hồ sơ xin việc cho công nhân nhà máy
Các nhà tuyển dụng thường dành một ít phút đọc qua các hồ sơ để lọc ra những ứng cử viên chất lượng. Hồ sơ xin việc của bạn nên được trình bày gọn gàng nhằm cho thấy kỹ năng của bạn trong việc thu thút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Dưới đây là một số mẹo khi viết hồ sơ lý lịch:
1. Làm nổi bật thành tích của bạn thông qua những con số
Sử dụng những số liệu quan trọng để liệt kê thành tựu của bạn từ những kinh nghiệm việc làm trước đó. Ví dụ, thay vì viết, tôi phụ trách tải và dỡ vật liệu, thì bạn hãy viết hàng ngày tôi đã tải hơn 500 vật liệu thô.
2. Sử dụng các từ khoá cụ thể cho công việc
Trước khi viết CV, hãy rà soát các từ khoá và kỹ năng công nghiệp quan trọng đối với vị trí công việc đó. Việc nãy sẽ giúp bạn vượt qua kiểm tra của hệ thống quản lý hồ sơ ứng viên (ATS).
3. Tạo một CV được định dạng tốt và viết cẩn thận
Một trong những lỗi sai phổ biến của những người tìm kiếm việc làm là ứng tuyển vào một công việc với một bộ hồ sơ không được trình bày đẹp. Khi viết hồ sơ, hãy xem xét các định dạnh của một bộ hồ sơ và kiểm tra lỗi chính tả để tránh lỗi ngữ pháp và không có tính liền mạch. Hơn nữa, hãy liệt kê các kinh nghiệm theo một trật tự thời gian đảo ngược với công việc gần đây nhất của bạn được đặt lên đầu.
4. Tạo ra CV cho công việc cụ thể
Mỗi một công việc đều đi kèm với những mô tả riêng. Hãy dành thời gian để phác thảo hồ sơ của bạn dưới sự dẫn dắt của phần mô tả công việc cụ thể thay vì sử dụng một hồ sơ xin việc ứng tuyển cho nhiều công việc.
—————————————————————————————-
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
- Bài viết gốc: indeed.com
- Người dịch: Nguyễn Hoàng Dung
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Hoàng Dung – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=71208
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com