14 Bước Đi Tìm Sứ Mệnh Của Mình
Khi một người bị mắc kẹt trong hố lầy không có nơi nào để quay mình, cho dù đó là trong một mối quan hệ thân thiết nhưng bế tắc, công việc hay một số hoạt động gây mất sức cả về mặt tinh thần hoặc thể chất, thì nó có thể là một thách thức khi cố gắng giải phóng bản thân và đạt được những gì bạn thực sự muốn trong cuộc sống — tiếng gọi đích thực của bạn. Một phần của việc khám phá sứ mệnh của con người là vĩnh biệt những cá nhân độc hại, là chấp nhận rủi ro và thoát ra khỏi vùng an toàn của mình. Giống như bất cứ điều gì chúng ta mong muốn tìm hiểu thêm, nó có một quá trình.Cách để tìm ra sứ mệnh của đời mình 1. Xác định thế mạnh của bản thân
Bước 3: Tham khảo ý kiến của những người có thể cung cấp cho bạn một số cái nhìn sâu sắc về điểm mạnh và điểm yếu của bạn, nhưng hãy cẩn thận khi đối mặt với những kẻ chỉ trích.
Hãy xem mạng lưới kết nối xã hội của bạn chứa đầy những cá nhân có thể có hoặc có thể không ủng hộ việc bạn nỗ lực. Đã đến lúc bắt đầu thực hiện quy trình loại bỏ và phương pháp phân loại cá nhân cho những người bạn biết. Gắn nhãn những người bạn chân chính, những người bạn giả dối và những người có thể là nguồn thông tin tốt. Với một mạng lưới hỗ trợ, bạn sẽ có thể tập trung tốt hơn vào những gì thực sự quan trọng để khám phá ra sứ mệnh của mình. Những lời chỉ trích mang tính xây dựng có thể hữu ích, nhưng những người khác có thể gây hại cho tâm hồn chúng ta. Nếu lời khuyên của ai đó giống như sự ghen tị được che đậy bằng cái mác giúp đỡ, bạn sẽ muốn làm điều gì đó khác biệt. Sẽ có lúc con người phải lựa chọn xa cách để có thể bắt đầu tập trung vào đam mê của mình. Bạn có thể hoàn thành nhiều việc hơn khi bạn làm điều này.
4. Hãy tách biệt thực tế với hư cấu
Bước 4: Tránh sự cám dỗ lừa gạt bản thân và người khác về tiếng gọi của mình.
Hoàn cảnh, sự kiện, hoặc sự giác ngộ hay sự biến đổi của cá nhân khiến người ta muốn biết những chương tiếp theo là gì. Tuy nhiên, đừng bị cám dỗ để tạo ra những câu chuyện hư cấu để thuyết phục người khác về lý do tại sao bạn muốn thay đổi cuộc sống một cách nhanh chóng hoặc bình tĩnh. Ngoài ra, đừng lừa dối công chúng bằng cách tạo ra một danh tính giả cho chính bạn. Bạn có thể biết hoặc không biết bản thân muốn làm gì với cuộc sống của mình. Nếu bạn có biết, thì đừng thêm hoặc bớt lời khai của mình cho dù bạn cảm thấy áp lực từ những người khác.
5. Giới hạn lựa chọn
Bước 5: Tập trung vào một điều bạn muốn hoàn thành nhất, thứ thực sự ảnh hưởng tới niềm đam mê của bạn hơn mọi thứ khác.
Quá nhiều người, những người theo đuổi việc khám phá họ là ai, họ muốn gì và mục đích sống, cho phép tâm trí của họ đi lang thang. Hơn nữa, họ lắng nghe nhiều lời tư vấn hơn số lần họ nên và không phải lúc nào cũng hành động để đạt mục đích. Hoạt động này sẽ chỉ khiến các cá nhân thêm bối rối và làm chậm quá trình khám phá những gì tương lai có thể xảy ra đối với họ. Hãy giới hạn lựa chọn mà bạn muốn nghiên cứu thêm. Lưu ý là đừng vượt mức con số 3.
6. Quản lý không gian làm việc kém hiệu quả
Bước 6: Dành một chút thời gian để tránh xa những môi trường bận rộn. Hãy tạo ra khoảng thời gian ở một mình.
Cho dù đó là trong một căn phòng của một ngôi nhà lớn hay một cabin trên một chiếc tàu du lịch, hãy dành thời gian cần thiết để làm mới, suy ngẫm về những điều tích cực và ghi lại những suy nghĩ của bạn. Hãy nhớ rằng bạn đang dành thời gian để trả lời câu hỏi, “Sứ mệnh của tôi là gì? Và khi biết được nó, tôi sẽ cần làm gì để đạt được.” Xoa hai bên thái dương, vỗ nhẹ lên trán trong khi bạn tự hỏi những câu hỏi, và hãy ngồi xuống và thư giãn. Bạn đang chuẩn bị cơ thể của mình cho một sự thức tỉnh tinh thần mãnh liệt.
7. Chăm sóc tâm trí, cơ thể và tinh thần của bạn
Bước 7: Dành thời gian để nâng cao tâm trí, cơ thể và tinh thần của bạn thông qua các bài tập thể dục. Sẽ rất khó để biết được sứ mệnh của bạn là gì nếu bạn thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng và thể lực yếu.
Quá nhiều người bỏ qua những thói quen xấu của họ và không kết nối chúng với lý do tại sao họ không thể đạt được mục tiêu. Nếu cơ thể không được chăm sóc tử tế, về dài lâu người đó sẽ chịu tổn thương do sự bỏ mặc ấy. Vì vậy, hãy làm những gì có thể để duy trì một lối sống lành mạnh, bạn nhé!
8. Tạo khoảng cách bản thân khỏi những phiền nhiễu độc hại
Bước 8: Không uống rượu hoặc tiệc tùng với bất kỳ ai trong thời gian này.
Điểm này có vẻ hiển nhiên, nhưng rất nhiều người chạy trốn khỏi những thử thách trong cuộc sống và phân tán bản thân khỏi việc tìm kiếm sự thật cá nhân. Bạn muốn biết sứ mệnh của mình đến mức độ nào? Hãy cắt toàn bộ các thiết bị điện tử hàng ngày trong một khoảng thời gian nhất định để dành không gian đó cho việc lập mục tiêu cá nhân, viết ra suy nghĩ và thực hiện kế hoạch.
Đây là một phương pháp luyện tập liên tục, bạn có thể bắt đầu 40 phút mỗi ngày để giúp bạn tập trung vào việc thực hiện sứ mệnh và học những điều mới. Bạn hãy làm điều này ngay trước lúc đi ngủ mỗi đêm, bằng cách này khi bạn thức dậy, bạn sẽ có quan điểm và định hướng tốt hơn về cuộc gọi của mình.
9. Vạch ra kế hoạch của bạn
Bước 9: Viết ra suy nghĩ của bạn về những việc cần làm để bắt đầu thực hiện mục đích cuộc sống của mình.
Không kế hoạch thì không thành công. Đơn giản như vậy thôi! Bạn có thể biết sứ mệnh của mình là gì, nhưng không có manh mối nào về cách bạn có thể làm cho mọi thứ xảy ra. Bắt đầu với việc đặt tiêu đề với một bản tóm tắt ngắn gọn về những gì bạn muốn làm nhất. Sau đó liệt kê những điều bạn biết về nó và những gì cần thiết để bắt đầu thực tế hóa kế hoạch này.
10. Hành động theo tiếng gọi của bạn
Bước 10: Xem lại kế hoạch của bạn và bắt đầu thực hiện các nhiệm vụ và tranh thủ sự giúp đỡ của người khác.
Có rất nhiều người đã tạo ra những bản phác thảo chi tiết cho ước mơ của họ và thảo luận nhiều về chúng, nhưng thực tế lại không làm gì cả. Một số người chỉ đơn giản là yêu thích ý tưởng thành công, nhưng không hề có tí động lực nào để bước đi theo tiếng gọi của họ. Đừng để điều này xảy ra với bạn!
11. Tránh xa trò đổ lỗi
Bước 11: Hãy tự chịu trách nhiệm.
Sai lầm sẽ được luôn xảy ra, những nỗ lực không thành trong việc hoàn thành một điều gì đó sẽ xảy đến, và đôi khi sự thất vọng sẽ tràn trề. Chúng ta không nên bao biện, nói dối, che đậy hay đổ lỗi cho người khác, chúng ta hãy giải quyết vấn đề càng sớm càng tốt và giữ đúng kế hoạch!
12. Bắt giữ cảm xúc ghen tuông
Bước 12: Đừng đối xử tệ với người khác vì bạn vẫn không biết mình đang làm gì.
Sau khi trải qua nhiều căng thẳng khi cố gắng tìm hiểu cuộc sống của mình và tiêu tốn nhiều tiền, bạn có thể cảm thấy lo lắng khi thấy những người khác làm tốt hơn mình. Hãy khuyến khích bản thân bằng cách tiếp tục trau dồi thực lực mà không bị phân tâm bởi những gì người khác đang làm và bàn tán. Mạng xã hội có thể gây hại nếu bạn không hài lòng với bản thân, vì vậy hãy tránh xa nó một chút.
13. Đừng bắn người đưa tin
Bước 13: Lắng nghe lời khuyên và cảm ơn người hướng dẫn của bạn.
Hãy cởi mở để lắng nghe những người khác nói về cách họ hoàn thành sứ mệnh của mình trong cuộc sống, những gì bạn cần làm để bản thân cải thiện và nhận thấy những sai lầm mà họ đã mắc phải và cách họ trưởng thành từ chúng. Thể hiện lòng biết ơn khi người cố vấn giúp bạn và cố gắng giữ thái độ tích cực và tôn trọng khi nói chuyện với họ.
14. Thường xuyên thúc đẩy bản thân bằng cách tăng cường học tập
Bước 14: Thường xuyên giáo dục bản thân những thông tin mới nhất liên quan đến mục đích của bạn.
Không ngừng học hỏi! Tham gia một lớp học hoặc hội thảo, đọc sách, gặp gỡ những người cùng chí hướng, dạy những người khác, suy ngẫm về các khái niệm mới và làm việc để cải thiện kỹ năng của bạn. Bằng cách làm tất cả những điều này, bạn đang duy trì sự quan tâm đến sứ mệnh của mình.
Tìm kiếm mục đích sống của một người là một trải nghiệm tuyệt vời. Việc biết bạn là ai cũng như cách tài năng và kỹ năng của bạn gắn liền với cảm giác hạnh phúc và lý do tại sao bạn có mặt ở đây vào ngày hôm nay sẽ làm phong phú kiến thức của bạn! Do đó, hãy tiếp tục hành trình của mình và ngay cả khi bạn không hoàn toàn chắc chắn về sứ mệnh của mình, đừng bỏ cuộc, hãy tiếp tục tìm kiếm!
————————
“Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
- Theo: everydaypower.com
- Người dịch: Lâm Thị Hoài Anh
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Lâm Thị Hoài Anh – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=72482
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com