Tìm Hiểu Về Công Việc Của Một Giám Đốc Chương Trình
Các công việc của một Giám đốc chương trình gồm những gì?
Đối với việc quản lý dự án, một chương trình bao gồm các dự án liên quan đến nhau.Trong khi các nhà quản lý dự án kiểm soát các dự án riêng lẻ, thì giám đốc chương trình điều phối nhiều dự án khác nhau liên quan đến một chương trình hay sự kiện nào đó. Những cá nhân này cung cấp sự chỉ dẫn đến các nhà quản lý dự án cũng như đảm bảo thực hiện được các mục tiêu của dự án một cách phù hợp với chương trình. Các nhiệm vụ khác của giám đốc chương trình sẽ được trình bày rõ ràng dưới đây:- Kiểm soát chương trình, chẳng hạn như các quy trình và báo cáo về các dự án thuộc chương trình
- Quyết định việc phân bổ các nguồn lực của doanh nghiệp trong các dự án
- Quản lý ngân sách của chương trình
- Quản lý rủi ro và kế hoạch dự phòng của một chương trình
- Giám sát tất cả các khía cạnh phụ thuộc nhau giữa các dự án
- Giám sát tất cả các dự án để đảm bảo rằng các nhà quản lý dự án đáp ứng các cột mốc quan trọng
- Hỗ trợ việc lựa chọn và bổ nhiệm các thành viên mới trong nhóm chương trình
Mức lương trung bình
Để biết được mức lương mới nhất thì hãy nhấn vào đường link tại trang web Indeed: · Mức lương trung bình tại US: $84.908/năm · Mức lương dao động: từ $14.000 đến $169.000/nămCác yêu cầu đối với một Giám đốc chương trình
Chương trình này cung cấp các khóa học quản lý chương trình toàn diện có hướng dẫn kéo dài trong 4 ngày. Khoá học bao gồm các chủ đề khác nhau như: cách phát triển một thương vụ kinh doanh, các phương pháp quản lý chương trình hay nhất, quản lý các bên liên quan hay lên kế hoạch cho chương trình.
Học viện Liên Bang
Tổ chức này cung cấp cho bạn đa dạng các khóa học cho các ứng viên mới bắt đầu tìm hiểu, những người có nền tảng cơ bản và cả những người đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Những khoá học cho các ứng viên cấp cao bao gồm các chủ đề như Khái niệm cấp tiến trong đào tạo Giám đốc chương trình và Chiến lược cấp tiến. Tuy nhiên, các yêu cầu đầu vào cũng đa dạng như một vài ứng viên yêu cầu phải có 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý chương trình hoặc dự án để đăng ký vào khóa học này.
Học viện đào tạo Giám đốc Chương trình (PMI)
Bên cạnh cung cấp các khóa học đào tạo quản lý chương trình còn lại, PMI cũng đem đến cho ứng viên các khóa học Tam Giác Tài năng PMI, chương trình này tập trung vào việc trang bị cho ứng viên các kỹ năng bổ sung cần thiết để điều hướng các phương diện phức tạp khi quản lý chương trình, bao gồm: kỹ năng công nghệ, chiến lược, lãnh đạo, hoặc kỹ thuật số.
Các chứng chỉ
Giám đốc chương trình có thể bổ sung trình độ chuyên môn của mình bằng các chứng chỉ sau:
Chứng chỉ Quản lý Chương trình (PMI): PMI cũng cấp chứng chỉ chuyên môn cho các Giám đốc Chương trình bằng có tên gọi là Chứng chỉ Quản lý Chương trình Chuyên nghiệp (PgMP). Chứng chỉ này thể hiện rằng bạn là một chuyên gia dày dạn kinh nghiệm trong việc quản lý chương trình phức hợp.
Chứng nhận Liên Bang cho Giám đốc Chương trình và Dự án (FAC – P/PM): Chứng chỉ này thể hiện các ứng viên có đủ chức năng cốt lõi thiết yếu và kỹ năng công nghệ cho việc quản lý chương trình và dự án.
Các kỹ năng cần thiết
Mặc dù các Giám đốc chương trình đều có kiến thức nền tảng về Quản trị, nhưng nhiều công ty vẫn thích những ứng viên có nhiều kinh nghiệm trong quản lý dự án. Bởi vì nhà quản lý dự án biết các phương pháp để quản lý các dự án riêng lẻ, họ được trang bị các kỹ năng tốt hơn để đối phó với sự phức tạp khi quản lý đồng thời nhiều dự án. Các kỹ năng khác mà một Giám đốc chương trình cần bao gồm:
Kỹ năng lãnh đạo mạnh: Giám đốc chương trình cần có một kỹ năng lãnh đạo hiệu quả để quản lý và thúc đẩy đồng nghiệp và cấp dưới của mình.
Kiến thức về tài chính: Một trong những khía cạnh quan trọng của việc quản lý chương trình là quản lý ngân sách chương trình.
Kỹ năng giao tiếp giỏi: Giám đốc chương trình luôn phải làm việc với người khác, cho dù đó là quản lý cấp cao, đến bộ phận kế toán, các quản lý dự án, kể cả các thành viên trong đội dự án của mình. Họ cần phải giao tiếp một cách hữu hiệu với nhiều người khác nhau.
Khả năng tổ chức: Để thành công trong việc quản lý nhiều dự án và nhóm, giám đốc chương trình cần có kỹ năng lên kế hoạch và tổ chức công việc một cách hợp lý nhất.
Kỹ năng chiến lược: Một giám đốc chương trình phải luôn gắn các mục tiêu chương trình với các mục tiêu và chiến lược của tổ chức. Ngoài ra, giám đốc chương trình cần liên tục lập kế hoạch kiểm soát chương trình trong phạm vi cho phép, ngân sách và khung thời gian, tất cả điều này đòi hỏi một tư duy chiến lược tốt.
Môi trường làm việc của Giám đốc chương trình
Môi trường làm việc của Giám đốc chương trình thường có những đặc điểm sau đây:
- Giám đốc chương trình thường làm việc toàn thời gian từ thứ hai đến thứ sáu. Tuy nhiên, đôi khi cũng cần có mặt trong trường hợp khẩn cấp, như thiếu hụt người hoặc gặp các trục trặc kỹ thuật cần sự có mặt của giám đốc chương trình tại các điểm diễn ra dự án vào lúc đêm muộn hoặc cuối tuần để thực hiện các kế hoạch phát sinh bất ngờ.
- Những chuyên gia này làm việc trong nhiều ngành và lĩnh vực kinh doanh khác nhau, bao gồm kỹ thuật và xây dựng, chăm sóc sức khỏe, luật và cả công nghệ.
- Môi trường điển hình của Giám đốc chương trình bao hàm cả thời gian làm việc trong văn phòng, đến các địa điểm diễn ra dự án và cả làm việc với khách hàng nếu cần thiết.
- Công việc này thể hiện sự thú vị trong việc mỗi chương trình sẽ bao gồm nhiều dự án, sự kiện và sự hợp tác với các thành viên trong chương trình.
- Đây là công việc đòi hỏi sự nhanh nhẹn và luôn phải làm việc dưới áp lực cao, vì thế những ai theo đuổi con đường sự nghiệp này phải có khả năng đương đầu với căng thẳng và áp lực.
Làm sao để trở thành một Giám đốc chương trình
Hầu hết các Giám đốc chương trình sẽ bắt đầu sự nghiệp của mình dưới vị trí quản lý dự án. Sau đây là một số bước để bạn có thể xem xét nếu bạn muốn trở thành Giám đốc chương trình:
Kiên định trong việc cung cấp chương trình
Nếu bạn làm việc để trở thành Giám đốc chương trình thì bạn cần thể hiện bản thân mình là một người độc lập và hiệu suất bằng cách cung cấp các dự án hiệu quả, phù hợp về ngân sách và khung thời gian nhất quán.
Nâng cấp năng lực
Bạn sẽ nâng cao cơ hội thăng tiến của mình nếu bạn liên tục bổ sung khả năng làm việc của mình với các bằng cấp như bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh Doanh (MBA) hoặc bằng Thạc sĩ Quản lý Dự án (MPM). Vì bạn cần kinh nghiệm quản trị chương trình trước khi bạn tham gia vào các chứng chỉ Quản trị Chương trình Chuyên nghiệp (PgMP), vì thế hãy bổ sung chứng chỉ Quản lý Dự án Chuyên nghiệp (PMP) ngay đi nhé.
Thể hiện năng lực
Cách tốt nhất để thăng tiến trong công việc quản trị chương trình là thể hiện khả năng quản lý trong những công việc mà bạn thực hiện. Bạn sẽ cần chứng minh rằng bạn có khả năng hoàn thành các nhiệm vụ được giao một cách hiệu quả nhất và bạn nắm rõ cách thức hoạt động của công việc và cả trong việc lãnh đạo đội nhóm nữa.
Hành động như một Giám đốc chương trình
Nếu bạn hy vọng được thăng chức lên vị trí quản trị chương trình từ vị trí hiện tại, thì bạn nên cần phải điều hành các dự án lớn và phức tạp hơn với sự giúp đỡ của quán lý cấp dưới và điều phối viên dự án. Thế nên, hãy xem các dự án như một chương trình bằng cách triển khai công việc của các trợ lý như những dự án nhỏ trong một chương trình. Bạn cũng nên ghi nhớ mục tiêu và chiến lược của công ty khi ra quyết định cho những dự án của mình, đồng thời cũng thu hút sự chú ý của giám đốc về việc bạn đã để tâm đến những giá trị của công ty trong các dự án của mình. Thể hiện hành vị tập trung như vậy sẽ hữu ích trong việc nâng cao cơ hội thăng tiến lên vị trí Giám đốc chương trình.
Đơn tuyển dụng điển hình của một Giám đốc chương trình
Công ty của chúng tôi đang tìm kiếm một Giám đốc chương trình có kinh nghiệm để dẫn dắt và điều phối chương trình. Nhiệm vụ bao gồm cung cấp sự chỉ dẫn về các chiến lược với các quản lý dự án và nhóm nhỏ để đảm bảo rằng các dự án và chương trình được tổ chức phù hợp với chiến lược của công ty.
Chúng tôi cũng đòi hỏi bạn khả năng kiểm soát ngân sách và nguồn lực chỉ định chương trình, và bạn nhất định phải có khả năng làm việc với nhiều chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngoài ra, một ứng viên lý tưởng là người có thể đem đến sự phát triển cho các chiến lược mới cũng như chịu trách nhiệm cho việc tìm nguồn tài trợ cho chương trình. Để được xem xét cho vị trí này, bạn cần tối thiểu bằng cử nhân và 3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quản lý chương trình.
————–
Xin cảm ơn tác giả về những chia sẻ vô cùng bổ ích
- Theo: indeed.com
- Người dịch: Lê Xuân Hân
- Khi chia sẻ cần trích dẫn nguồn là “Người dịch: Lê Xuân Hân – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=95270
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com