Thế Nào Là Tiền Tệ?
?Tiền: Một loại hàng hóa hay dịch vụ xã hội?
?Các cuộc tranh luận về hai loại tiền “cứng” và “mềm” xuyên suốt lịch sử
Một ví dụ đằng sau những cuộc tranh luận về tiền mã hóa và cái chết của tiền mặt là một câu hỏi liên tục được dấy lên: điều gì đã làm cho đồng tiền có giá trị đến vậy, câu hỏi này đã xuất hiện gần như ngay sau khi những khái niệm sơ khai nhất về tiền tệ được ra đời. Những cuộc tranh luận trong thế giới hiện đại ngày nay khá tương đồng khi nhắc về lịch sử của tiền tệ, theo một cách dễ hiểu. Công nghệ blockchain, thứ công nghệ đã góp phần tạo ra bitcoin, hứa hẹn sẽ tạo ra những thay đổi mang tính triệt để về quyền tự chủ của người dùng trong các hệ thống tài chính, thông qua những giao dịch với chi phí thấp hơn và mạng lưới phân tán, nhưng đối với những người đang tạm thời nắm giữ bitcoin, giống như những người dự trữ vàng ở thời kì trước, thường bị hấp dẫn bởi một loại bản vị tiền mà giá trị của nó bắt nguồn từ sự khan hiếm. Bitcoin được khai thác với chi phí năng lượng cao ngất ngưởng, và không giống như các loại tiền giấy được phát hành bởi các định chế tài chính, giá trị của những dòng code được xác định bởi một sự thật rằng chúng là độc nhất. Những người nắm giữ bitcoin đang mua một loại hàng hóa mang tính đầu cơ, hay nói cách khác, họ hi vọng giá trị của nó sẽ tăng lên do nhu cầu về loại tài sản này cuối cùng rồi sẽ vượt xa nguồn cung bitcoin vốn đã hữu hạn. Lý giải này tương tự với bản chất của tiền tệ “cứng”, một loại tiền mà giá trị của nó được cho là sẽ tồn tại vĩnh viễn khi nó ở trạng thái độc nhất. Ngược lại, những người mua công nợ từ Chính phủ và các khoản nợ tư nhân lại có xu hướng bảo thủ hơn, họ thường chú ý đến các loại tài sản có lợi nhuận thấp hơn nhưng có mức an toàn hơn với mức lãi suất hứa hẹn và cả sự an toàn cho tài sản mà họ nhận được khi được Nhà nước bảo lãnh các khoản nợ công và nợ tư nhân. Đây là cách lý giải về tiền tệ “mềm”, với nguồn cung tiền tệ luôn được đảm bảo có khả năng có giãn tốt khi đưa vào lưu thông cũng như có khả năng tạo ra dòng tiền lớn hơn. Chúng ta có thể thấy những cuộc tranh luận trên, dù là bàn về tiền tệ cứng hay tiền tệ mềm, dù là những loại hàng hóa có giá trị tài sản đảm bảo khi so sánh với các công cụ thanh toán khác hay sự an toàn mà chính quyền có thể hỗ trợ khi người mua nắm giữ những loại tài sản đó, đều hòa vào dòng chảy lịch sử của tiền tệ trong thế giới hiện đại kể từ khi nó được phát minh trong cuộc Cách mạng tài chính của thế kỉ XVIII. Một ví dụ điển hình khi đó là một giả định sai lầm rằng cổ phiếu của công ty South Sea Company được đảm bảo bởi Chính phủ Anh, đã phải chịu một phần trách nhiệm cho sự hào hứng thái quá của giới đầu tư mà phải sau này họ mới nhận ra điều này hoàn toàn vô lý khi bong bóng cổ phiếu này vỡ tan. Cuộc khủng hoảng này chỉ là một phần của một bước chuyển mình dài hơi hơn rất nhiều nếu xét theo quan điểm giá trị: khi mà quan điểm về tín dụng ở các khu vực kinh tế đô thị mới nổi bắt đầu vượt xa nền kinh tế địa chủ của tầng lớp quý tộc. Sự cạnh tranh tương tự diễn ra gay gắt giữa các đồng bạc xanh và tiền vàng cũng bao trùm hầu hết nội dung của các cuộc chạy đua bầu cử chính trị trong phần lớn thế kỉ XIX. Tuy vậy, trong trường hợp này, những lo ngại xoay quanh nền kinh tế tín dụng thường chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các cuộc tranh luận sắc tộc, và tương đối tách biệt với những lo ngại về chủ nghĩa trọng thương mới, được tầng lớp trung lưu ở Anh áp dụng trong thương mại từ thế kỉ XVIII.?Khám phá tiền tệ dưới lăng kính quan điểm về mặt ngữ nghĩa và hình ảnh
Các quan điểm về ngữ nghĩa và hình ảnh rất quan trọng bởi chúng cung cấp cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về dòng lịch sử đầy biến động liên quan đến những góc nhìn về tiền tệ đã tác động tới xã hội như thế nào. Sự xáo trộn trật tự sâu rộng trong xã hội mà bong bóng cổ phiếu của South Sea đã gây ra, cùng với các chủ thể kinh tế mới gia nhập thị trường và các quyền lợi được hưởng theo thâm niên được cung cấp ở mức thấp, thì đây vẫn là sự kiện đang nhớ nhất được ghi chép lại trong Bản in có tên “Emblematical Print of South Sea Scheme” của William Hograth. Tương tự như vậy, việc kiểm soát các hành động phát hành tiền giả một cách táo bạo theo Đạo luật Hạn chế Ngân hàng của những năm 1970 cũng được ghi chép lại một cách rất tâm huyết trong ghi chú mang đầy tính châm biếm của George Cruikshank. Tờ ghi chú đã khắc họa thi thể của những kẻ làm tiền giả trên giá treo cổ và có vai trò như một lời cảnh báo vĩnh viễn nhằm chống lại chế độ chuyên quyền mà ông cho rằng có móc nối với hoạt động phát hành tiền giấy của Chính phủ. Tuy nhiên, không phải chỉ những quan điểm này mới có vai trò quan trọng. Những tư liệu khác, như The Wizzard of Oz của Frank Baum, hoàn toàn có thể được hiểu theo cách trên nếu chung ta hình dung ra một biện pháp thay thế cho cuộc tranh luận về lưỡng kim trong thập niên 1980. Câu chuyện ngụ ngôn ẩn sau cuốn sách của Baum đã tiết lộ những tác động đến xã hội mà các cuộc tranh luận về tiền tệ trong những năm 1980 mang lại, và trong khi vàng được coi là đơn vị tiền tệ của giới tinh hoa và tiền giấy chỉ là đơn vị tiền tệ của công nhân, hãy vượt lên trên sự phân biệt ấy, và hình dung ra tương lai về một hình thức tín dụng tiêu dùng bình đẳng hơn cho tất cả mọi người.Chính dòng lịch sử này – dòng lịch sử của đồng tiền cùng nghệ thuật và cả những cách thức phức tạp mà nó đã thể hiện thông qua những quan điểm về đầu tư tài chính và khủng hoảng – khóa học khám phá về tiền tệ của chúng tôi sẽ mang đến cho bạn một cách tiếp cận mới và độc đáo. Chúng ta sẽ khám phá lịch sử của tiền tệ dưới dạng thức của một loại hàng hóa, theo đề xuất của chúng tôi, sẽ là bitcoin, cùng với đó là lịch sử của hoạt động thanh toán tín dụng dưới dạng tiền ảo trong hệ thống tài chính. Chúng ta cũng khám phá các cách mà ở đó tất cả các dạng thức của đồng tiền, kể cả chưa có giá trị quy đổi, đều được đưa vào lưu thông, khi mà chúng ta sẽ đánh giá những thay đổi này cả về mặt địa lý và công nghệ trong đầu tư và những phương pháp phức tạp mà ở đó các quan điểm sẽ đặt ra ranh giới và tách biệt giữa hoạt động cờ bạc và hoạt động đầu cơ. Cuối cùng, chúng ta sẽ xem xét những gì sẽ diễn ra khi dòng tiền bị gián đoạn, khi các loại hàng hóa mất đi giá trị thực của chúng và các khoản tín dụng đồng loạt đến kỳ hạn, tất cả hợp thành lại và một cuộc khủng hoảng tài chính xuất hiện.
_______________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: futurelearn
- Người dịch: Trần Ngọc Tuấn
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Trần Ngọc Tuấn – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=90402
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com