Thật Dễ Dàng Để Có Ngay Ý Tưởng Mới Với 9 Mẹo Bổ Ích Này
?Cạn kiệt hay “bí” ý tưởng thường là nỗi lo sợ của rất nhiều người nhất là đối với những ai đang học hoặc làm trong lĩnh vực sáng tạo. Phải làm thế nào khi gần đến deadline nhưng bạn không có bất kỳ ý tưởng nào? Từ bỏ hay vẫn tiếp tục với một cái đầu rỗng ý tưởng? ?Vậy thì đừng lo lắng, hãy nắm bắt ngay 9 mẹo bổ ích ngay dưới đây để “săn” những ý tưởng hay và độc đáo ngay nhé!
?Làm thế nào để tạo ra những ý tưởng mới?
Một cách dễ dàng để tạo ra nhiều ý tưởng là áp dụng danh sách chín nguyên tắc tư duy sáng tạo, chính thức lần đầu tiên được Alex Osborn đề xuất và sau đó được sắp xếp thành mô hình SCAMPER dễ ghi nhớ sau đây: ?S = Thay thế, C = Kết hợp, A = Thích nghi, M = Tăng cường= Điều chỉnh, P = Đổi mục đích sử dụng khác, E = Loại bỏ R = Sắp xếp lại= Lật ngược lại vấn đề- (1) Phân tách chủ đề bạn muốn nghĩ đến.
- (2) Đặt câu hỏi SCAMPER về từng bước của chủ đề và xem những ý tưởng mới nào xuất hiện.
- (3) Đối với mỗi ý tưởng mới mà bạn khám phá, hãy đặt những câu hỏi như “Có thể như thế nào…?” “Còn gì nữa…?” “Làm sao nữa…?”
- (4) Liệt kê danh sách và đánh giá các ý tưởng.
Hãy suy nghĩ về bất kỳ chủ đề nào từ cải thiện năng suất đến tổ chức lại tổ chức của bạn và áp dụng danh sách các câu hỏi của mô hình AScamper. Khi bạn tự đặt câu hỏi, bạn sẽ thấy rằng các ý tưởng bắt đầu nảy ra gần như không thể kiểm soát được.
1. Thay thế
Nguyên tắc của việc thay thế là tìm ra một cách hợp lý để phát triển các ý tưởng thay thế cho bất kỳ thứ gì tồn tại. Nghĩ ra cách thay đổi cái này cho cái kia hoặc vật kia cho vật này. Nhà khoa học Paul Ehrlich, tiếp tục thay thế các màu cho nhau — hơn 500 màu — cho đến khi ông tìm ra loại thuốc nhuộm phù hợp để tô màu tĩnh mạch của chuột thí nghiệm. Bạn có thể thay thế mọi thứ, địa điểm, quá trình, con người, ý tưởng và thậm chí cả cảm xúc. Câu hỏi được đưa ra:
Bạn có thể thay thế một thứ gì đó chứ? Con người thì sao? Còn điều gì nữa? Quy tắc có thể thay đổi được không? Các thành phần khác thì sao? Chất liệu khác thì sao nhỉ? Công suất khác? Địa điểm khác thì sao? Phương pháp thay thế khác là gì?
Vậy vật khác thay thế ở đây là gì? Vật nào khác sẽ thay thế cho phần này?
2. Kết hợp
Phần lớn tư duy sáng tạo liên quan đến việc kết hợp các ý tưởng hoặc chủ đề không liên quan trước đây là để kiến tạo ra điều mới. Quá trình này được gọi là tổng hợp, và được nhiều chuyên gia coi là bản chất của sự sáng tạo. Gregor Mendel đã tạo ra một ngành khoa học hoàn toàn mới, di truyền học, bằng cách kết hợp toán học với sinh học. Câu hỏi được đặt ra:
Có thể kết hợp được điều gì trong di truyền học? Chúng ta có thể kết hợp các mục đích với nhau không? Còn về phân loại thì sao? Một sự pha trộn? Hợp kim? Một quần thể? Kết hợp các đơn vị? Kết hợp vật liệu với nhau? Điều nào khác có thể kết hợp được với chủ đề này? Làm thế nào chúng ta có thể tóm gọn mọi thứ lại thành một sự kết hợp hoàn chỉnh? Có thể kết hợp điều gì để gia tăng mục đích sử dụng? Kết hợp những điều khiến ta cảm thấy hấp dẫn thì sao?
3. Thích ứng
Một trong những nghịch lý của sự sáng tạo là thay vì những suy nghĩ bộc phát của bản thân, trước tiên chúng ta phải làm quen với ý tưởng của người khác. Thomas Edison đã giải thích điều này như sau: “Hãy tạo thói quen theo dõi những ý tưởng mới lạ và thú vị mà người khác đã áp dụng thành công. Ý tưởng của bạn chỉ quay về nguyên bản khi nó thích ứng với vấn đề bạn đang giải quyết.” Câu hỏi được đặt ra:
Còn điều gì giống thế này nữa không? Nó gợi ra những ý tưởng nào khác nữa? Ý tưởng trước có tương tự như vậy không? Mình có thể học tập điều gì? Mình có thể mô phỏng theo ai? Mình có thể kết hợp ý tưởng nào? Có thể điều chỉnh được quá trình nào? Cần phải điều chỉnh điều gì nữa? Mình có thể đưa ý tưởng của bản thân vào những bối cảnh khác nhau nào? Những ý tưởng nào khác ngoài lĩnh vực của mình có thể kết hợp được chứ?
4. Tăng cường
Một cách dễ dàng để tạo ra một ý tưởng mới là lấy một chủ đề và thêm một cái gì đó mới vào trong chủ đề đó. Kỹ sư người Nhật Yuma Shiraishi đã nâng cấp máy video tại gia bằng việc tìm ra cách kéo dài băng video để phát cho các bộ phim dài tập. Câu hỏi được đặt ra:
Có thể bổ sung, mở rộng thêm những đặc trưng hoặc giá trị mới nào? Nâng cấp nó? Có thể thêm điều gì chứ? Tăng cường thêm thời gian? Mạnh hơn? Cao hơn? Kéo dài lâu hơn? Tần số lớn hơn thì thế nào? Các tính năng bổ sung khác? Nên nhân bản điều gì? Có thể tăng cường bổ sung thêm điều gì? Làm thế nào ta có thể biến nó thành một sản phẩm tuyệt nhất?
5. Điều chỉnh
Có thể điều chỉnh những gì? Chỉ về bất kỳ khía cạnh nào của bất cứ điều gì. Hệ thống giao thông trung tâm làm cho tập đoàn Federal Express hoạt động là một tính năng của ít nhất ba dịch vụ vận tải hàng không vào đầu năm 1930. Những gì Fred Smith đã làm là sửa đổi kích thước, quy trình và mục đích của hệ thống và biến hệ thống cũ này thành một hệ thống sang trọng mới. Câu hỏi được đặt ra:
Làm thế nào để hệ thống này có thể được thay đổi tốt hơn? Có thể điều chỉnh những gì? Có thay đổi mới nào không? Thay đổi ý nghĩa, màu sắc, chuyển động, âm thanh, mùi, hình dạng? Thay đổi tên? Những thay đổi nào có thể được thực hiện trong các kế hoạch? Trong quá trình thực hiện? Trong tiếp thị? Những sự thay đổi khác thì sao? Hình thức có thể xảy ra là gì? Bao bì khác? Có thể kết hợp bao bì mới với kiểu mẫu cũ không?
6. Đưa vào một số mục đích sử dụng khác?
Một chủ đề lấy ý nghĩa từ ngữ cảnh mà bạn đặt cho nó. Thay đổi ngữ cảnh, và thay đổi ý nghĩa. George Washington Carver, một nhà thực vật học và hóa học, đã khám phá ra hơn 300 công dụng khác nhau của loại đậu phộng thấp bé. Câu hỏi được đặt ra:
Đậu phộng có thể được sử dụng để làm gì khác? Có những cách mới có thể sử dụng như hiện tại không? Các cách sử dụng khác nếu được sửa đổi sẽ sử dụng như thế nào? Có thể làm gì khác từ đậu phộng nhỉ? Lĩnh vực khác? Thị trường khác?
7. Loại bỏ
Đôi khi, việc loại bỏ một thứ gì đó khỏi chủ đề của bạn sẽ tạo ra những ý tưởng mới. Việc lược bớt các ý tưởng, đối tượng và quy trình có thể dần dần thu hẹp đối tượng xuống bộ phận hoặc chức năng thực sự cần thiết của nó – hoặc làm nổi bật một phần thích hợp nào đó cho một số mục đích sử dụng khác. Câu hỏi được đặt ra:
Điều gì sẽ xảy ra nếu thứ này trở lên nhỏ hơn? Mình nên lược bỏ điều gì? Xóa bỏ? Trừ? Cái gì không cần thiết? Mình có nên tách nó ra không? Tách nó ra á? Tách nó thành các phần khác nhau ư? Thu nhỏ lại? Cô đặc? Nén lại? Có thể loại bỏ những quy tắc khác hay không?
8. Sắp xếp lại
Có thể nói, sáng tạo bao gồm phần lớn là sắp xếp lại những gì chúng ta biết để tìm ra những gì chúng ta chưa biết. Việc sắp xếp lại thường cung cấp vô số lựa chọn thay thế cho ý tưởng, hàng hóa và dịch vụ. Ví dụ, một người quản lý bóng chày có thể xáo trộn đội hình của mình 362.880 lần. Câu hỏi được đặt ra:
Cách sắp xếp nào khác có thể tốt hơn? Thay đổi các thành phần? Kiểu khác? Cách bố trí khác? Trình tự khác? Thay đổi thứ tự? Chuyển đổi mục tiêu hoặc ý định ban đầu? Thay đổi tốc độ? Thay đổi lịch trình?
9. Đảo ngược lại để xem điều gì xảy ra
Đảo ngược lại quan điểm sẽ mở ra suy nghĩ mới trong bạn. Nhìn vào những điều đối lập và bạn sẽ thấy những điều bạn thường bỏ lỡ. Hãy đặt câu hỏi “Lật ngược lại vấn đề ta sẽ được gì?” để tìm ra một cách nhìn mới về mọi thứ. Những bước đột phá lịch sử của Columbus và Copernicus là những đối cực của niềm tin hiện tại vào thời của họ. Câu hỏi được đặt ra:
Mặt đối lập là gì? Phủ định là gì? Có thể hoán vị tích cực và tiêu cực không? Có nên lật ngược vấn đề này không? Lên thay vì xuống? Xuống thay vì lên? Xem nó là điều phủ định lại? Trong một thế đối lập? Làm một điều gì đó bất ngờ?
———————————–
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
• Bài viết gốc: everydaypower.com
• Người dịch: Lưu Thị Yến Hồng
• Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là: “Người dịch: Lưu Thị Yến Hồng – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=65101
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com