Tại Sao Cần Quan Tâm Đến Sức Khỏe Tinh Thần Của Các Vận Động Viên?

Nhà báo chuyên mục bóng rổ, Jackie MacMullan sau khi được trao Giải thưởng Nghề nghiệp từ Hiệp hội Phụ nữ Truyền thông Thể thao đã trả lời phỏng vấn tại một khách sạn ở Tampa.

Hôm đó, trong vai trò khán giả tôi đã lắng nghe được những câu hỏi về ngày đầu bà MacMullan làm việc như một phóng viên mảng bóng rổ. Sau đó chuỗi câu chuyện về vấn đề sức khỏe tinh thần của các vận động viên bóng rổ, mà nhà báo Macmullan từng viết trên ESPN và coi đó là điều quan trọng nhất bà đã từng thực hiện, đã tạo ra một cuộc thảo luận kéo dài gần 10 phút.

Những ngôi sao như Kevin Love và Paul Pierce cũng từng phải vật lộn với chứng trầm cảm và lo âu. Tuy còn nhiều tên tuổi lớn khác không được đề cập, điều này đã dấy lên mối lo về bệnh tâm lý và liệu có ảnh hưởng đến việc ký kết hợp đồng của các cầu thủ tự do. Một liên đoàn đã gọi vấn đề này là “dạ quỷ”, bà nói.

Sự thật là không chỉ tồn tại tại trong ngành bóng rổ, các vận động viên khác cũng phải đối mặt với sức ép về vấn đề tinh thần. Giám đốc trung tâm John Curley về truyền thông thể thao tại đại học Penn State cho rằng sức khỏe tinh thần và thể thao là một vấn đề thu hút rất nhiều sự chú ý từ các vấn động viên và phóng viên.

Trên con đường tìm hiểu tại sao vấn đề này lại diễn ra và tại sao lại quan trọng đến vậy, tôi đã nói chuyện với một số chuyên gia trong lĩnh vực này.

 Ngôi sao – con người nhạy cảm

Kể về một ví dụ điển hình của vận động viên phải trải qua bất ổn tinh thần có lẽ là một nhiệm vụ khó, nhưng có một điều rõ ràng dù là môn thể thao nào hay giới tính là gì, cũng khó có thể giúp các vận động viên tránh được vấn đề này.

Michael Phelps – một tuyển thủ bơi lội với số huy chương đáng nể trong lịch sử Olympics – đã thẳng thắn kể về những năm tháng anh phải đầu tranh với căn bệnh trầm cảm. Trước đây, tiền đạo bóng bầu dục Brandon Marshall, hay vận động viên nhảy cao đạt huy chương bạc tại Olympics 2012, Brigetta Barrett cũng công khai những vấn đề về tinh thần.

Vị chuyên gia mà tôi nói chuyện cùng đã chỉ ra một và nguyên nhân dẫn đến những hiện trạng trên.

Cựu giám đốc tại dịch vụ tâm lý thể thao Penn State Athletics và cựu chủ tịch của Hiệp hội tâm lý học ứng dụng thể thao, David Yukelson chia sẻ rằng bệnh tâm lý xảy đến với rất nhiều vận động viên mặc dù họ đang ở đỉnh cao sự nghiệp. Sẽ thật tuyệt vời khi gặt hái được những thành công với màn trình diễn ấn tượng, nhưng chính sự hoàn hảo đã tạo sức ép lên các vấn động viên khi kết quả không như kỳ vọng.

 Chơi thể thao trong sự bất an

Ngày nay, thương hiệu chính là sức ép đôi những vận động viên ưu tú.

Scott Goldman, chủ tịch tương lai của Hiệp hội tâm lý học thể thao, đã kể rằng để người hâm mộ hiểu được áp lực của việc liên tục được chú ý là rất khó khăn. Ông nhớ lại khi chứng kiến một ngôi sao bóng đá chuẩn bị bước ra sân bóng, đã tự hỏi liệu có ai làm việc văn phòng mà được mọi người tung hô mỗi khi bắt đầu công việc hay không.

Tại hội thảo phân tích thể thao MIT Sloan năm nay, người được ủy quyền của Liên đoàn bóng rổ quốc gia – Adam Silver đã phát biểu: “Chúng ta đang sống trong thời kỳ bao vây bởi lo lắng. Tôi nghĩ đây chính là hậu quả trực tiếp từ truyền thông. Rất nhiều vận động viên đã cảm thấy không vui về điều này.”

Giải Bóng rổ nhà nghề Mỹ (NBA) đã đáp lại bằng một số giải pháp được tạo ra để giúp đỡ vận động viên cải thiện tinh thần. Bên cạnh yếu tố về lòng trắc ẩn, những nỗ lực này cũng mang tạo ra lợi ích về mặt kinh doanh: Vận động viên thoải mái hơn thì tất yếu sẽ thi đấu tốt hơn và chiến thắng nhiều hơn.

Vấn đề sức khỏe tinh thần trong thể thao đang ngày càng thu hút sự chú ý tại nước Anh, giáo sư Matthew Smith, một lịch sử gia tại đại học Strathclyde, Glasgow nhận định. Giáo sư Smith với những nghiên cứu chuyên sâu về thuốc và sức khỏe tâm trí, đã sưu tập những bài báo về tinh thần của vận động viên trên BBC trong những năm gần đây và số lượng bài báo đã lên tới 100 câu chuyện. Ông cũng nhấn mạnh về vụ tự sát của quản lý đội bóng đá quốc gia Wales, Gary Speed vào năm 2011 chính là khởi nguồn cho nhận thức của xã hội về một vấn đề mà vẫn luôn nhức nhối cho đến nay.

Tháng 5 năm nay, Hiệp hội liên đoàn bóng đá Anh đã công bố chiến lược với thông điệp rằng “sức khỏe tinh thần cũng quan trọng như sức khỏe thể chất”, với lời phát biểu của của hoàng tử William.

 Kết luận

Trở lại về nước Mỹ, đã có  một số thắc mắc xoay quanh việc vận động viên đang cởi mở hơn khi đối mặt với những khó khăn tinh thần bởi đây là điều dần phổ biến ở giới trẻ hay đơn giản chỉ là cảm thấy thoải mái hơn khi nói đến vấn đề này.

Giám đốc Yukelson đã chia sẻ rằng thời gian chắc chắn đã thay đổi kể từ thế kỷ 20, lúc mà vận động viên phải nhận lấy sự thất bại và giữ sự chán chường trong lòng, thì hiện nay đã nhận nhiều sự hỗ trợ hơn. Liên đoàn tâm lý học thể thao, với những tư vấn viên và chuyên gia tâm lý luôn sẵn sàng giúp đỡ không chỉ các vận động viên, mà còn là huấn luyện viên và người không chuyên, đã được thành lập vào năm 1985. Hiện tại, theo Emily Schoenbaechler, hiệp hội đã có 2200 thành viên trên toàn thế giới.

Goldman, trong khi đó, đã so sánh tình trạng này với trường hợp bạn sẽ không thể biết phòng có gián nếu không bật đèn lên. Nói cách khác, thu hút chú ý sẽ khiến công chúng có nhận thức về sự tồn tại của vấn đề.

Theo trung tâm y tế quốc gia, trung bình trong năm người trưởng thành tại Mỹ lại có một người gặp vấn đề về tâm lý, tức là lên tới 46 triệu người.

Cả Goldman và Yekelson đều cho rằng chỉ khi các vấn động viên cởi mở tâm sự thì mới có thể cải thiện tình hình. Khi họ chia sẻ nhiều hơn, người hâm mộ sẽ đồng cảm nhiều hơn và mong muốn cùng tìm giải pháp.

Liên minh quốc gia về bệnh tâm thần đã xếp việc nói chuyện thẳng thắn về những vấn đề tinh thần là cách thức đầu tiên để giảm thiểu áp lực. Cùng ý kiến này, cựu cầu thủ Metta World Peace (Ron Artest) nhớ về lần đầu tiên anh tiết lộ những khó khăn của mình, truyền thông đã cho rằng anh không còn bình thường nữa. Vì vậy, điều cần làm bây giờ chính là kêu gọi, tìm kiếm trợ giúp cho các vận động viên, anh nói. Tất cả những gì chúng ta cần làm là thay đổi thái độ trong thể thao và xã hội.

Gần đây, Phelps đã đăng dòng trạng thái trên Twitter: “Kêu gọi sự giúp đỡ không phải là yếu đuối mà là biểu hiện của sự mạnh mẽ.”

——————————————————-

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=68027

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất
Top List in the World https://top-list-co.blogspot.com/