Tại Sao Các Nhà Lãnh Đạo Với Những Khiếm Khuyết Có Thể Mang Lại Vũ Khí Bí Mật Trong Bàn Đàm Phán?
Cùng với sự do dự của khách hàng, không có gì lạ khi một số bên trong một cuộc thương lượng dường như không muốn thay đổi các điều khoản của họ. Thái độ tích cực có thể giúp ích cho bạn bằng cách xoa dịu căng thẳng và dẫn đến kết quả đôi bên cùng có lợi.
Mặc dù sự tích cực không chỉ bị giới hạn ở một nhà lãnh đạo mang khiếm khuyết, nhưng nếu tình trạng của bạn đồng nghĩa rằng bạn phải chấp nhận một lối sống khác với các đồng nghiệp của mình, thì có lẽ bạn là kiểu người “mang thái độ tích cực”. Ví dụ, nếu bạn mắc các chứng rối loạn như động kinh, bạn có thể không có khả năng lái xe. Tuy nhiên, bạn đã chọn giải pháp thay thế và tìm kiếm các dịch vụ đi chung xe như Uber và Lyft trong khu vực địa phương của mình. Hoặc có thể bạn đã kết nối với một nhóm xã hội nơi bạn có thể tận dụng lợi thế của việc đi chung xe.
Thay vì trở nên tiêu cực bởi những thách thức trong cuộc sống của bạn, bạn đã học cách nhìn vào sự tích cực trong mọi tình huống – một đặc điểm tính cách rất tốt trong cuộc sống nghề nghiệp của bạn. Có lẽ bạn đang đàm phán mức giá nào đó với một đối tác kinh doanh tiềm năng và cuộc thảo luận không diễn ra suôn sẻ như bạn mong đợi. Họ không sẵn sàng giảm một số chi phí nhất định cho dịch vụ của mình mà thay vào đó họ đang muốn cung cấp thêm các đặc quyền để làm cho thỏa thuận có vẻ hấp dẫn hơn. Thật dễ cảm thấy thất vọng trong tình huống như thế này và sự thất vọng đó có thể kết thúc cuộc đàm phán mà không ai cảm thấy hài lòng. Tuy nhiên, là một người đã vượt qua rất nhiều trở ngại, bạn hiểu tầm quan trọng của việc nhìn thấy cái may trong cái rủi. Có thể đặc quyền bổ sung này, thứ mà họ đang cung cấp lại là thứ mà cuối cùng bạn đã mua.
Hãy luôn mỉm cười và giữ thái độ tích cực trong suốt quá trình đàm phán – ngay cả khi mọi thứ không diễn ra như bạn hình dung – điều đó sẽ phản ánh tốt về bạn và công ty của bạn nói chung. Bên đối tác sẽ tiêu hao năng lượng của bạn, dẫn đến kết quả tốt hơn cho tất cả các bên liên quan.
✨Đồng cảm: Tuân theo ‘Quy tắc vàng’
Khi bạn đang đàm phán với một khách hàng có vẻ rất phù hợp hoặc sẽ là sự bổ sung hoàn hảo cho nhóm của bạn nhưng bạn phát hiện dường như có điều gì đó đang khiễn họ do dự, thì việc thấu hiểu và lắng nghe mối quan tâm của họ sẽ nhận được sự tin tưởng và khiến họ cởi mở hơn với các giải pháp sáng tạo.
Sống chung với tình trạng khiếm khuyết của mình, bạn tự nhiên có khả năng nhìn thế giới qua lăng kính đồng cảm. Sau cùng, xã hội không phải lúc nào cũng tử tế khi bạn có những giới hạn. Ví dụ: nếu bạn phải ngồi trên xe lăn, bạn có thể đã nhận thấy các vấn đề về khả năng hòa nhập tại nhiều cơ sở kinh doanh. Khi nhu cầu của bạn bị phớt lờ, cảm giác đồng cảm sẽ khiến bạn muốn tránh làm điều tương tự với người khác.
Việc lường trước và cân nhắc những mối quan tâm của bên thứ hai là điều cần thiết khi bạn đang trong quá trình đàm phán. Hãy đặt mình vào vị trí của họ. Thể hiện lòng trắc ẩn và thấu hiểu những do dự của người khác và những gì họ hy vọng đạt được từ mối quan hệ đối tác của bạn sẽ giúp bạn có thể đi một chặng đường dài. Có lẽ bạn đang quảng cáo dịch vụ của mình cho một khách hàng tiềm năng, nhưng họ lo ngại về việc đầu tư chi phí và thời gian. Trước đây họ đã từng gặp vấn đề bởi một nhà cung cấp không đáp ứng được mong đợi của họ, và họ không muốn lặp lại sai lầm của mình.
Là một người mang khiếm khuyết, bạn có thể sẵn sàng cung cấp sự hài lòng vì bạn biết tận mắt cảm giác bị gạt bỏ mối quan tâm của bản thân. Bạn có thể cùng đối tác quyết định thực hiện đăng ký hàng ngày hoặc hàng tuần qua điện thoại hoặc email để thảo luận về tiến độ của dự án. Hoặc có thể bạn đồng ý chấp nhận thanh toán theo từng đợt thay vì trả trước. Dù giải pháp có là gì, họ sẽ cảm thấy biết ơn vì bạn đã sẵn sàng làm họ cảm thấy yên tâm.
Những phẩm chất cá nhân của bạn với tư cách là một nhà lãnh mang khiếm khuyết sẽ giúp bạn đi một chặng đường dài trên bàn đàm phán. Khi bạn có thể tận dụng góc nhìn độc đáo của mình và các đặc điểm của những phẩm chất tháo vát, tích cực và đồng cảm, bạn sẽ tìm thấy thành công trong các cuộc đàm phán, quan hệ đối tác của bạn sẽ tăng cường và doanh nghiệp của bạn sẽ phát triển.
——————————————————————————————————————-
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
- Theo: entrepreneur.com
- Người dịch: Hoàng Thị Hải Anh
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là: “Người dịch: Hoàng Thị Hải Anh – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=95348
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com