Mục Đích Của Cuộc Sống Là Trở Thành Một Người Vô Danh
Chúng ta dành thời gian để đạt được những thứ chúng ta không muốn hoặc không cần, chúng ta chùn bước trước những dấu hiệu khó khăn đầu tiên, và rồi một ngày, chúng ta thức dậy và nhận ra rằng, suốt quãng thời gian vừa qua, chúng ta đã sống cuộc đời của người khác.
Cách chắc chắn nhất để không trở nên vô công dồi nghề đó là đi vòng quanh như thể bạn đang có một đặc quyền nào đó trong vũ trụ. Đây không chỉ là ảo tưởng hoàn toàn sai lầm và có hại, mà nó còn bỏ qua những lợi ích bên lề của việc trở thành một người vô danh.
Để tôi chỉ cho bạn xem nhé.
1. Là một người vô danh sẽ cho phép chúng ta trải nghiệm và đánh giá cao sự sâu sắc của “Sự thăng hoa”
Năm 1757, Edmund Burke đã xuất bản một trong những tác phẩm có ảnh hưởng nhất đến thẩm mỹ học. Tác phẩm là một nhánh của triết học và nói về bản chất của cái đẹp.
Trong đó, ông chia các trải nhiệm giác quan thành 2 phần, “Cái đẹp” và “Sự thăng hoa”.
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với “Cái đẹp”. Nó có thể được tóm tắt bằng định nghĩa tiêu chuẩn. Chúng ta chứng kiến nó mỗi ngày trong những thứ mà chúng ta thấy tuyệt đẹp và ưa nhìn. Tuy nhiên, “Sự thăng hoa” thì khác. Nó không chỉ có sự hấp dẫn trực quan, mà nó thật là choáng ngợp. Nó khiến chúng ta cảm thấy nhỏ bé và sở hữu sức mạnh có thể nhấn chìm chúng ta.
“Sự thăng hoa” xuất hiện khi chúng ta kinh ngạc trước sức mạnh của thiên nhiên, chúng ta cảm thấy nó khi trải qua xúc cảm của tình yêu và nó còn được phát hiện khi chúng ta bị thôi thúc bởi vẻ đẹp tuyệt vời của một tác phẩm nghệ thuật. Đó là một cảm giác mạnh mẽ hơn nhiều so với sự thoái mái thông thường.
Để tận hưởng trọn vẹn “Sự thăng hoa”, chúng ta phải chấp nhận từ bỏ một phần của bản thân. Chúng ta buộc phải thừa chận chúng ta đều kém cỏi để phần nào đó liên hệ với một điều lớn lao hơn. Mức độ tổn thương mà chúng ta phải chịu sẽ cân bằng với niềm khoái cảm mà chúng ta nhận được.
Không ai có thể cưỡng lại được trải nghiệm kỳ diệu này, tuy nhiên cái tôi và ý thức về tầm quan trọng của bản thân sẽ cản trở. Con người luôn luôn tìm kiếm niềm khoái cảm mà không chấp nhận sự tổn thương, và sau đó họ thấy mình bị dồn vào chân tường với tràn ngập sợ hãi.
Không ai mong muốn điều này cả. Điều này có thể dẫn đến một loại tê liệt ngăn cản chúng ta trải nghiệm nhiều niềm vui mới trong cuộc sống. Cảm giác này có thể được che đậy bởi tính hài hước hoặc lý trí, nhưng sự thật là chúng ta đang bất an.
Là một người vô danh, bạn không gặp phải vấn đề này. Bạn chấp nhận rằng bạn không có gì trên người cả, vì thể bạn cũng có thể thử đưa nó ra trưng bày và đạt được điều gì đó.
Bạn làm điều đó thường xuyên hơn.
2. Trở thành người vô danh giải thoát chúng ta khỏi những áp lực và kỳ vọng phi lý từ một thế giới không chắc chắn
Chúng ta sống cuộc sống của mình gắn đầy những nhãn mác và thứ bậc. Đó là cách mà chúng ta hiểu về một thực tế phức tạp. Điều này nói rằng, những nhãn mác và thứ bậc này không phải là tuyệt đối hay chính xác hoàn toàn.
Một cái cây không hoàn toàn là một cái cây chỉ bởi vì quy luật tự nhiên đã định nghĩa nó như vậy. Nó là một cái cây bởi vì não bộ của chúng ta đã tiếp nhận cách hiểu đó. Đây cũng là cách mà chúng ta chuyển âm thanh cảm giác thành một phương thức tổ chức hữu dụng hơn.
Đây là một sự khác biệt quan trọng. Quan sát của chúng ta về thực tế chỉ là ước chừng và nó bị giới hạn bởi giới hạn của ngôn ngữ. Không chắc chắn và phần lớn là không thể dự đoán trước được. Như nhà triết gia quá cố, người đã từng đạt giải Nobel, Laureate Albert Camus đã lưu ý, chúng ta đang sống một cách lý trí với một thế giưới phi lý và điều này dẫn đến một cuộc sống mâu thuẫn.
Khi bạn quá coi trọng những nhãn mác, thứ bậc này và gắn chúng với danh tính của mình, bạn đang cố định sự kỳ vọng của bạn với những thứ quá mong manh.
Nếu bạn đạt được giá trị của mình từ vị trí CEO và trên thực tế, bạn nắm giữ một mức độ quyền lực nhất định trong bối cảnh doanh nghiệp thì có thể nói rằng, từ các giá trị nội tại, cuối cùng bạn sẽ nhận ra bản thân đang ở trong một vị trí xung đột.
Cuộc sống không quan tâm đến cảm giác quan trọng giả tạo của bạn. Rồi một thời điểm nào đó, sẽ xuất hiện nhiều sự khác biệt lớn giữa câu chuyện mà bạn tự vẽ nên và thực tế lạnh lùng, tàn khốc. Giá trị tài sản ròng của bạn sẽ không quan trọng, và bạn sẽ ngã đau hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, khi bạn là người vô danh, bạn không cần phải giả vờ rằng nhãn mác – dù tốt hay xấu – là một phần của trí tưởng tượng chung. Bạn giải phóng bản thân khỏi những áp lực xã hội vụn vặt hàng ngày.
Bạn vẫn có thể đảm nhận một vai trò nhất định nào đó với sự tự hào, nhưng nhận thức được rằng điều đó không khiến bạn trở nên ít nhiều quan trọng hơn khiến bạn cần tạo ra hay tìm cho mình một nền tảng vững chắc.
Một sự thay đổi nhỏ về tinh thần tạo ra sự khác biệt lớn.
3. Là người vô danh giúp chúng ta có được sự khiêm tốn để nhận ra rằng chính những khó khăn mới là thứ định nghĩa chúng ta chứ không phải là tham vọng
Khi chúng ta thuyết phục bản thân rằng chúng ta đặc biệt hơn những gì vũ trụ ra lệnh, chúng ta có xu hướng phát triển một cảm giác rằng cuộc sống đang nợ chúng ta.
Chúng ta chọn tin vào bề nổi của những câu chuyện về hạnh phúc và thành công, và tất nhiên chúng ta cũng nhanh chóng có suy nghĩ những điều này chẳng tốn kém hay lấy đi của chúng ta cái gì cả.
Có một sự thật phũ phàng là cuộc sống không nợ ai cả. Nó hoàn toàn thờ ơ và phớt lờ đi những gì chúng ta muốn. Cuộc sống tồn tại dựa trên các lực tác động lên nó, và để dựng nên những kết quả có lợi thì chúng ta phải chọn ra trận.
Thật tốt khi bạn muốn có một sự nghiệp thành công, nhưng với ý nghĩ rằng bạn xứng đáng có nó thì bạn sẽ không bao giờ tới được đích. Để có được thì bạn phải sẵn sàng trả giá cho điều đó. Bạn sẽ bắt đầu với công việc vất vả không được cấp tiến, và sau những giờ đồng hồ dài thấm đầy máu, mồ hồi và nước mắt thì nhất định bạn sẽ thành công.
Để thừa nhận những trắc trở như vậy, bạn cần phải có sự khiêm tốn. Nó đòi hỏi bạn phải thừa nhận bạn cũng giống như những người khác, cũng muốn có một công việc tốt, một mối quan hệ và hạnh phúc lâu dài. Mong muốn của bạn không phải là duy nhất.
Điều này có nghĩa là bạn chấp nhận sự khác biệt không phải ở những gì bạn muốn, mà là ở những gì bạn sẵn dàng chịu đựng. Những cái giá mà bạn chấp nhận đánh đổi, những cay đắng mà bạn sẵn sàng chịu đựng, và bất chấp tất cả những điều đó, thành quả lao động của bạn có thể vẫn chẳng thấm vào đâu.
Đó là khi bạn mạnh dạn nhìn thẳng vào cuộc sống và dũng cảm nói:
“Tôi có thể không biết nhiều, và tôi biết tất nhiên không phải lúc nào tôi cũng đạt được những thứ mình muốn, nhưng điều đó không có nghĩa là tôi không cố gắng.”
Đến cuối cùng, đó là mục đích của cuộc sống. Cố gắng để nhìn vào thực tế ở dạng chân thật nhất và sau đó làm tất cả những gì bạn có thể để định hình nó thành hình dạng mà bạn mong muốn.
Bạn là một người vô danh, và tôi cũng vậy. Không ai nợ chúng ta cái gì cả. Nhận ra điều đó càng sớm thì chúng ta càng có nhiều cơ hội để tập trung vào những điều có thể thay đổi. Và có rất nhiều thứ có thể thay đổi. Điều này không hề dễ dàng, nhưng tất nhiên, đó chính là lý do vì sao nó có giá trị.
Mỗi người chúng ta đều là phần thứ yếu của vũ trụ rộng lớn. Và sẽ xuất hiện điều gì đó thật đẹp nếu bạn chọn xem nó ở hình hài chính nó, chỉ là chính nó mà thôi.
——————————————————————–
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích !
- Nguồn: theladders.com
- Người dịch: Hồ Quỳnh Trang
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Hồ Quỳnh Trang – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=66259
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com