Làm Thế Nào Để Tận Dụng Công Việc Bạn Đang Làm Để Chuyển Mình?
1. Đánh giá bản thân thường xuyên
Một số công ty để nhân viên đánh giá hàng năm, nhân viên điền vào biểu mẫu tự đánh giá, sau đó gặp gỡ với cấp trên để thảo luận về các lĩnh vực cần cải thiện. Tại sao phải chờ đợi để đánh giá bản thân mỗi năm một lần? Học hỏi và phát triển cần có thời gian, và trưởng thành là một quá trình gồm những bước nhỏ.Bạn có thể đánh giá bản thân thường xuyên – thậm chí hàng ngày – hoặc ngay lúc này. Hãy để ý cách bạn phản ứng với người khác khi mọi thứ đang suôn sẻ, so với cách bạn xử lý những lúc căng thẳng. Tâm trạng của bạn có phụ thuộc vào ngoại cảnh hay không? Bạn có thấy biết ơn điều gì đó ngay cả khi mọi thứ không suôn sẻ không?
Để ý đến cảm xúc của mình cho phép bạn ghi nhận và thừa nhận khi bạn đã làm tốt. Việc này cũng giúp bạn xác định các lĩnh vực mà bạn có thể cải thiện hoặc phát triển.
2. Bước ra khỏi vùng an toàn
Đôi khi, công việc sẽ đưa bạn ra khỏi vùng an toàn của mình. Khi bạn cảm thấy không thoải mái, đó thường là dấu hiệu cho thấy bạn đang trên đà chuyển mình.
Hãy nghĩ về điều gì đó trong công việc mà bạn đã cân nhắc muốn thử nhưng lại cảm thấy e ngại. Ví dụ, bạn có cơ hội để thử điều gì đó mới, chẳng hạn như đào tạo người khác, hay phát biểu tại một hội nghị hay không?
Khi bạn đẩy mình ra khỏi vùng an toàn và thử một điều gì đó mới, bạn sẽ rút ra được kinh nghiệm. Bạn thậm chí có thể khám phá ra một tài năng mới mà bạn không biết là mình có!
3. Tương tác với những người khác
Bạn có thể tìm hiểu thêm về bản thân bằng cách tương tác với mọi người. Tương tác với đồng nghiệp cho phép bạn tìm hiểu thêm về họ, về ý tưởng và giá trị của họ.
Tìm kiếm và trò chuyện với những người mà trước đây bạn không dành thời gian cho họ. Hãy cứ nghĩ thoáng rằng bạn sẽ học được những điều mới và thậm chí có khi quan điểm của bạn có thể bị thách thức.
Để bản thân tiếp xúc với những quan điểm mới sẽ kích thích sự sáng tạo và khuyến khích sự phát triển. Điều này sẽ giúp bạn trở nên sáng suốt hơn trong các ý tưởng, giá trị và nhu cầu của chính mình.
4. Tìm ra những thứ bạn không muốn
Cho dù bạn mới bắt đầu sự nghiệp của mình hay bạn đã là một người kỳ cựu, nhu cầu nghề nghiệp của bạn sẽ thay đổi theo thời gian. Có thể bạn đã thích một vị trí cụ thể trong một chốc một lát và thấy rằng mình không còn cảm thấy thách thức hoặc thỏa mãn. Chắc hẳn có một số nhiệm vụ mà bạn sợ phải làm mỗi ngày.
Điều này không có nghĩa là bạn sẽ bỏ không làm tất cả các nhiệm vụ mình không thích ngay lập tức. Nếu bạn đang dành phần lớn thời gian trong ngày để làm những công việc mà bạn không thích, điều đó báo hiệu đã đến lúc phải thay đổi – hoặc trong công ty hoặc phải thay đổi hoàn toàn .
Bằng cách xác định những gì bạn KHÔNG MUỐN, bạn sẽ nhận thấy rõ về những gì bạn MUỐN. Khi bạn tìm ra điều này, đã đến lúc bạn yêu cầu những thứ mình cần.
5. Yêu cầu những thứ bạn cần
Bạn có thể lựa chọn con đường của mình. Nếu bạn đang ở trong một công ty tốt, quản lý sẽ hỗ trợ bạn khi bạn yêu cầu những thứ mình cần. Bạn đang định hướng sự nghiệp của mình, chứ không phải ai khác.
Nhu cầu của bạn có thể ngắn hạn hoặc dài hạn. Có lẽ bạn cần hỗ trợ về một dự án cụ thể vì bạn đang làm việc nhiều giờ và cần nghỉ ngơi. Hoặc có thể bạn thấy mình đang đi theo hướng mà bạn không dự định trước đó và đã đến lúc phải chuyển hướng.
Có tầm nhìn và kế hoạch đưa bạn từ vị trí hiện tại đến vị trí bạn mong muốn, hỗ trợ bạn phát triển công việc và phát triển cá nhân. Hãy cho phép những sự thay đổi về kế hoạch nữa.
Học tập là một quá trình lâu dài. Khi bạn dành nhiều thời gian làm việc, bạn có nhiều cơ hội để tìm hiểu thêm về bản thân.
Thông thường, mọi người bắt đầu một lối đi để đạt được một vị trí cụ thể trong sự nghiệp hoặc để đạt được một mức lương nhất định. Khi họ đạt được những thứ đó, họ trở nên tự mãn. Quá tự mãn không cho phép bạn phát huy hết tiềm năng của mình.
Thử thách bản thân, học hỏi từ những người khác và rõ ràng về nhu cầu của bản thân sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển mình của bạn. Việc tự đánh giá thường xuyên sẽ giúp bạn có một lộ trình rõ ràng để tối đa hóa thành tích, cho phép bạn phát triển trong suốt chặng đường.
———————————————————————–
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Nguồn: everydaypower.com
- Người dịch: Nguyễn Thị Phương Linh
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thị Phương Linh – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=71564
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com