Làm Sao Để Kiểm Soát Cảm Xúc Hiệu Quả?
1. Tập thiền
Những người hay thiền có thể quản lý cảm xúc của họ hiệu quả hơn bởi vì họ đang vận động phần tân sinh ở vỏ não. Đó là một phần của bộ não của bạn chịu trách nhiệm cho tư duy điều hành cấp cao. Những người tập thiền sử dụng phần đó của bộ não của họ thường xuyên hơn những người không thiền.
Nếu bạn lo lắng rằng bạn sẽ không thể làm dịu tâm trí của bạn, đừng lo lắng! Có rất nhiều loại thiền định và một số cho phép bạn tập trung vào hơi thở hoặc khẩu quyết của bạn. Nó tuy yếu về việc giải tỏa tâm trí của bạn và chú trọng hơn về việc giữ tỉnh táo ở thực tại và tạo tập trung. Bạn thậm chí có thể tìm thấy các ứng dụng trên điện thoại của mình để giúp bạn thiền khi đang luyện tập.
2. Đáp ứng những nhu cầu cá nhân bằng cách tự chăm sóc bản thân
Tự chăm sóc bản thân là cốt lõi của một tâm cảnh bình an. Bạn có nhiều khả năng bị tác động và trở nên buồn bã hoặc tức giận nếu bạn đang kiệt sức và quá tải.
Hãy dành thời gian để tự chăm sóc bản thân mỗi ngày, ngay cả khi chỉ có 15 phút. Tự chăm sóc bản thân không cần phải là cái gì đó to tát. Nó có thể đơn giản như đi tắm nhanh, đi dạo hoặc làm một bữa tiệc khiêu vũ ngay trong phòng khách của riêng bạn.
Một khi nhu cầu giải tỏa của bạn được đáp ứng, bạn có thể dễ dàng xử lý các tình huống căng thẳng mà vốn sẽ khiến bạn chịu đả kích “gớt” nước mắt. Bạn phải dành thời gian để tôn trọng nhu cầu của chính mình nếu bạn muốn đưa khả năng quản lý cảm xúc của mình một cách hiệu quả lên một tầm cao mới.
3. Hãy cho bản thân một chút thời gian để lấy bình tĩnh
Thời gian giải lao không chỉ dành cho trẻ em! Khi trưởng thành, đôi khi chúng ta cần tránh xa tình huống khiến chúng ta cảm thấy mất kiểm soát.
Bạn có thể tự cho mình nghỉ ngơi trong 5 phút (hoặc nhiều hơn) để lấy lại bình tĩnh. Tôi thường trốn vào nhà vệ sinh khi tôi gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc của mình tại nơi làm việc.
Sẽ chẳng ai từ chối cả, và nó sẽ cho tôi thời gian để bình tĩnh trước khi trở lại tình huống căng thẳng. Bây giờ với cương vị người mẹ, tôi tự lấy một khoảng nghỉ (thường là trong phòng tắm!) và giải thích cho con gái tôi rằng mẹ cần vài phút để bình tĩnh lại. Đó là một cách tuyệt vời để mô hình hóa cách đặt nhu cầu giải tỏa của chúng ta lên hàng đầu.
4. Hãy để bản thân thực sự cảm nhận mọi xúc cảm
Điều này có vẻ phản trực giác, nhưng nó rất quan trọng đối với chúng ta để giải phóng năng lượng của cảm xúc. Bạn thực sự làm cho cảm xúc tự điều hòa bằng cách thừa nhận nó.
Hãy nghĩ rằng nhịp của bạn như cái vuốt ve nhẹ nhàng có thể đẩy cảm xúc chảy xuôi qua cơ thể bạn. Chúng ta quá thường xuyên chống lại những cảm xúc nặng nề, khó chịu mà chúng ta coi là tiêu cực.
Tuy nhiên, mọi cảm xúc đều có mục đích tồn tại của chúng. Chúng là những mũi tên chỉ đường trong ta để biết được ta nên làm gì. Nếu chúng ta thường không cho bản thân có thời gian để cảm nhận cảm xúc sâu hơn, chúng sẽ vẫn bị mắc kẹt trong cơ thể chúng ta và dẫn đến các triệu chứng thể lý trong một số trường hợp.
Nó hoàn toàn chấp nhận được để lấy lại bình tĩnh khi cần thiết, nhưng hãy chắc chắn dành thời gian cần thiết một khi bạn đang ở một nơi riêng tư để giải phóng những cảm xúc tiêu cực, một tiếng khóc , hoặc vài nét trong nhật ký của bạn để giải phóng chúng.
5. Hãy lắng nghe đứa trẻ bên trong bạn
Sống với một đứa trẻ hai tuổi giống như sống với một thổ dân trong hang. Nó thực sự không thể diễn tả những gì nó muốn. Nó phản ứng chậm hơn, ngắn hơn và kém khả năng diễn đạt hơn so với anh chị và cha mẹ và nó không có đủ nhận thức để kiểm soát cảm xúc của mình.
Nhưng hầu hết niềm tin của chúng ta về việc ta là ai và làm thế nào ta phù hợp với thế giới được hình thành trước hai tuổi. Vì vậy, khi bạn cảm thấy choáng ngợp với những cảm xúc khó khăn, hãy tưởng tượng về đứa trẻ trong bạn và hỏi nó cần gì trong tình huống này.
Thường thì bạn sẽ ngạc nhiên về mức độ thường xuyên mà đứa trẻ bên trong chúng ta muốn có một cái ôm, hoặc chỉ là ngừng lại một chút. Quá thường xuyên khi còn nhỏ, chúng ta được bảo rằng “Đừng khóc” hoặc “Không sao” khi đó không thực sự là những gì chúng ta cần hoặc muốn vào lúc đó. Vì vậy, khi trưởng thành, chúng ta càng cần tôn trọng những mong muốn và nhu cầu đó.
6. Một tấm lòng bao dung cho bản thân và người khác
Đôi khi, lúc chúng ta buồn bã, chúng ta chuyển sang một chu kỳ chán ghét bản thân . Sẽ có một số sự kiện tác động vào chúng ta, nhưng sau đó chính chúng ta tự đánh bại chính mình vì cảm xúc của chúng ta đang nhận được đang thỏa mãn chúng ta. Sau đó, chúng ta không thể suy nghĩ một cách đúng đắn bởi vì chúng ta bị mắc kẹt trong một vòng xoáy cảm xúc tiêu cực liên hồi. Thay vào đó, hãy thử tạo nên một tấm lòng bao dung cho mình trong thâm tâm ta.
Bạn có thể bắt đầu với sự tò mò bằng cách hỏi những cảm xúc này đang cố gắng truyền đạt là gì. Sau đó, hãy trân trọng cảm xúc để bạn có thể xem tình huống ấy như một cơ hội học tập. Cuối cùng, hãy lặp lại một câu khẩu hiệu tích cực. Bạn có thể tìm một câu cho chính mình nhưng câu tôi thích là “Tôi được vẫn được yêu ngay cả khi tôi buồn.”.
7. Tạo nên nhiều sự lựa chọn hơn
Một lý do khiến những cảm xúc như sợ hãi, lo lắng, bị phán xét, tổn thương và sỉ nhục xuất hiện nổi cộm là vì chúng ta không thể nhìn thấy bất kỳ lựa chọn khả thi nào trước mặt chúng ta. Khi chúng ta cảm thấy bất lực và bế tắc, tất nhiên, chúng ta sẽ cảm thấy một loạt các cảm xúc đầy thách thức.
Điều quan trọng là phải nhận ra rằng chúng ta luôn có sự lựa chọn. Ngay cả khi chọn những tình huống y hệt nhau cũng là lựa chọn, và đôi khi đó là lựa chọn tốt nhất mà chúng ta có thể thấy.
Hãy kết hợp tất cả điều trên lại với nhau.
Khi chúng ta rèn luyện tất cả những điều trên, chúng ta càng gần hơn với sự tỉnh táo. Tận dụng sự tỉnh táo này bằng cách viết năm tùy chọn mới sẵn sàng cho bạn vào lần tới khi bạn cảm thấy choáng ngợp với cảm xúc.
Điều này giống như có một lộ trình dẫn bạn thẳng đến hạnh phúc.
Quay lại khi tôi đang xoay sở buổi sáng điên rồ của mình, tôi hít một hơi thật sâu và tôi ẵm con gái lên. Nó ngay lập tức ngừng than vãn, tôi chậm lại và thừa nhận cảm xúc của nó. Nó đói, và tôi cho nó biết rằng làm loạn như thế một chút cũng không sao.
Tôi cho nó ăn một ít nho khô để giữ nó yên tĩnh thêm vài phút nữa trong khi cháo yến mạch nguội đi. Tôi hỏi chồng tôi những gì anh ấy cần tôi giúp khi anh ấy giải quyết báo động hệ thống tự hoại. Hóa ra máy bơm của chúng tôi bị rút ngắn và tắt.
Xoay sở thật dễ dàng! Và rồi tôi lấy một nắm đậu phộng chờ đến khi tôi có thể xuống ăn sáng vì nếu không tôi có thể sớm nổi cơn thịnh nộ của riêng mình.
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích .
- Bài viết gốc: Everydaypower
- Người dịch: Nguyễn Thị Quỳnh Anh
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thị Quỳnh Anh – Nguồn iVolunteer Vietnam”.
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=72308
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com