Hiểu Quy Trình Sáng Tạo Sẽ Giúp Bạn Phát Triển Các Ý Tưởng Tốt Nhất
- Bước đầu tiên, làm rõ (hoặc chuẩn bị), hỗ trợ bạn chuẩn bị cho sự thành công ngay từ ban đầu. Đây là bước đảm bảo bạn có đủ công cụ cần thiết hoặc liệu bạn đã hiểu vấn đề bản thân đang cố gắng giải quyết hay chưa.
- Bước thứ hai trong quá trình chính là hình thành (ấp ủ). Ở bước này, bạn sẽ bắt đầu tạo ra các ý tưởng. Nếu bạn đang viết lên một câu chuyện, bạn có thể sử dụng các công cụ như story map hoặc kỹ thuật brainstorming. Một ý tưởng tuyệt vời có khả năng đang nằm trong tiềm thức của bạn, chỉ là chưa thể xuất hiện lên trong đầu bạn.
? Bước 3 và 4 của quá trình sáng tạo.
Hình thành ý tưởng (hoặc ấp ủ) dẫn đến bước thứ ba của quá trình, phát triển (hoặc khai sáng). Giai đoạn này giống chính xác những gì bạn đang đọc; đó là khoảnh khắc được soi rọi. Nếu bạn là một nhân vật hoạt hình, sẽ có một bóng đèn nhấp nháy lớn trên đầu của bạn! Đây là điều mà những người sáng tạo trải qua hàng ngày.
Thôi thúc khả năng sáng tạo không thể bị bỏ qua, hãy đắm chìm vào bất cứ điều gì bạn đang làm. Động lực sẽ gần như hết sức lực thúc đẩy các ý tưởng dịch chuyển từ bộ não sang bất kỳ phương tiện sáng tạo khác mà chúng ta đang sử dụng. Thật không may, những điều này lại thường xảy ra vào các thời điểm không thích hợp.
Lần này, tôi phải ghi âm lại toàn bộ ý tưởng cho bài báo của mình vào điện thoại. Tôi đang ở giữa con đường mòn tự nhiên len lỏi quanh hồ nước gần nhà. Tôi có những từ ngữ hoàn hảo, và tôi biết nếu không lập tức ghi chú lại, chúng sẽ biến mất. Bùm! Đây chính là điều cần thiết để đưa ý tưởng ra khỏi giới hạn tâm trí của bạn, dẫn lối cho giai đoạn cuối cùng, thực hiện (hoặc xác minh).
Giai đoạn thực hiện (xác minh) chính là khi những ý tưởng đã đủ chín muồi. Bạn thực sự đang viết một câu chuyện điên rồ do chính bản thân thêu dệt nên. Hoặc sáng tác ra những những bản nhạc để ai đó có thể hát.
Một căn phòng chứa đầy các chuyên gia quản lý lý giải tại sao lý thuyết sơ sài này không những hoạt động mà còn mang lại hiệu quả theo cách mà chúng ta có thể không thấy được ngay lập tức. Đó cũng là một phần của quá trình, nơi bạn phải đặt câu hỏi về ý tưởng và xác định liệu nó có tốt hay không, nhưng chỉ sau khi chúng diễn ra như mong đợi.
Đây là phần mà Margaret Atwood nhắc nhở tôi “giỏ đựng giấy vụn là bạn của chúng ta. Thượng đế đã phát minh nó cho bạn.” Tất nhiên, thật bực bội khi phải vứt bỏ các trang hoặc bản phác thảo. Tuy nhiên, chúng ta phải làm điều đó để khám phá xem những ý tưởng tuyệt vời liệu sẽ đi đến đâu. Giỏ giấy vụn hay cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất?
Quá trình sáng tạo bắt đầu bằng công việc và kết thúc bằng công việc. Chỉ suy nghĩ là chưa đủ nếu mục tiêu của bạn là tạo ra thứ gì đó. Chuyển sang giai đoạn cuối cùng bằng những hành động; đánh máy và xóa, viết và vò nát các mẫu giấy, hoặc sơn và ném các tấm bạt vào thùng rác! Hiểu các bước của quy trình sẽ giúp bạn vận dụng tốt hơn bảy nguyên tắc của lý sáng tạo.
? Nguyên tắc của thuyết sáng tạo.
Emer McPolin phát biểu, “Sự sáng tạo là điều khiến con người trở nên khác biệt với hầu hết các loài động vật khác; đó là một trong những yếu tố góp phần trong việc đảm bảo vị trí của chúng ta ở đầu chuỗi thức ăn. Con người đã tiến hóa để trở nên sáng tạo”. Trong bài báo nghiên cứu của mình, Các nguyên tắc cơ bản của sáng tạo, Emer đã đưa ra 7 nguyên tắc mà cô coi là “phù hợp và sâu sắc nhất”. Những nguyên tắc và mẹo giúp bạn khai sáng khả năng sáng tạo của mình là:
- Phá vỡ khuôn mẫu
- Quy tắc ba phần ba
- Số lượng dẫn đến chất lượng
- Sáng tạo cần có sự ràng buộc
- Không có ý tưởng nào là tệ hại cả
- Người trưởng thành sáng tạo là đứa trẻ sống sót
- Am hiểu HIPPOS và các quy tắc động vật khác
Phá vỡ khuôn mẫu là một cách tuyệt vời để khởi động năng lượng sáng tạo của bạn. Tôi đi dạo quanh hồ gần nhà mỗi ngày trong gần một năm. Một ngày nọ, sau khoảng sáu tháng, tôi đi bộ theo hướng ngược lại. Tại sao ý nghĩ đó không xảy ra với tôi trước đó, tôi cũng không rõ nữa.
Những gì tôi biết chính là một trong những chuyến đi dạo tạo ý tưởng hiệu quả nhất mà tôi từng làm. Bộ não của tôi giống như đang hoạt động ở một cấp độ khác vậy. Tôi nhìn mọi thứ từ một góc độ mới và có chút mong đợi bởi mọi thứ trông có cảm giác “mới”. McPolin nhắc nhở rằng thay đổi khuôn mẫu là một cơ hội để hỏi, “Bạn có thể làm gì, thay vì bạn nên làm gì.”
Quy tắc ba phần ba chia giai đoạn sáng tạo thành ba phần. McPolin gợi ý rằng hai phần ba đầu tiên của quy trình sẽ chứa những giải pháp rõ ràng nhất. Tại một phần ba cuối cùng, bạn sẽ chuyển từ trạng thái quen thuộc sang khám phá những ý tưởng mới. Cô lưu ý rằng “tiếng khỉ”, ý chí cao và sự phấn khích thường sẽ xác định khi nào điều này xảy ra.
Số lượng dẫn đến chất lượng cho thấy càng nghĩ ra nhiều ý tưởng, bạn càng có nhiều khả năng tạo ra những ý tưởng đáng chú ý. Đó là lý do tại sao những hành động như động não trong khoảng thời gian nhất định lại hữu ích. Ví dụ, bạn thử thách bản thân viết càng nhiều ý tưởng càng tốt (tạo ra số lượng) và nhất định phải có một ý tưởng tốt nhất (chất lượng) trong số những gì bạn đã viết.
Cô cho rằng sáng tạo cũng cần có sự ràng buộc. Những thứ như một quy trình động não nhóm theo thời gian cũng được tính cho nguyên tắc này. Tuy nhiên, một điều khác có thể nuôi dưỡng sự sáng tạo của bạn chính là áp dụng các biện pháp hạn chế, chẳng hạn như cạnh tranh. Điều này sẽ cung cấp cho não bộ các kích thích, cảm hứng và sự hợp tác.
? POINt và HIPPOS.
Hãy nhớ rằng, không có ý tưởng nào là tệ hại cả. Sử dụng quy tắc POINt có thể giúp bạn làm chậm giai đoạn phê bình của quá trình hình thành ý tưởng. POINt là viết tắt của Điểm cộng (Pluses), Cơ hội (Opportunities), Vấn đề (Issues) và Tư duy mới (New Thinking). Lựa chọn các quan điểm đúng đắn ngay từ ban đầu sẽ ngăn chặn việc ý tưởng của bạn bị vứt bỏ trước khi kịp nảy mầm.
McPolin phát biểu rằng “Vào những năm năm tuổi, chúng ta tận dụng 80% tiềm năng sáng tạo của bản thân và khi đến tuổi vị thành niên, năng lực sáng tạo của con người giảm xuống còn khoảng 2%.” Vào độ tuổi thanh thiếu niên, hầu hết mọi người đều quen với việc tuân thủ các quy tắc và khuôn mẫu đã tạo ra (hãy nhớ phá vỡ chúng!). Một người lớn sáng tạo luôn giữ cho một số hành vi trẻ con tồn tại. Họ sẽ chơi, nhường chỗ cho các hoạt động vui vẻ và luôn cân nhắc những gì có thể xảy ra thay vì những gì trước mắt.
HIPPOS và các quy tắc động vật khác thực sự phát huy tác dụng khi một người sáng tạo cố gắng đưa ra quyết định trong môi trường kinh doanh hoặc công ty. HIPPO nghĩa là “người có ý kiến được đánh giá cao nhất”. Do đó, việc có “người nắm giữ vấn đề” trong một quá trình động não nhóm có thể khiến tư duy tập thể và năng lượng sáng tạo bị kìm hãm.
Bây giờ bạn đã hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của quá trình sáng tạo, sau là một vài mẹo nhanh giúp bạn có được tư duy phù hợp. Bạn sắp nảy ra ý tưởng hay nhất của mình. Đầu tiên, hãy vận động cơ thể bởi càng hoạt động thể chất, càng làm tăng tăng khả năng nhận thức. Sau đó, thay đổi quan điểm của bạn và làm điều gì đó có vẻ phản trực giác. Cuối cùng, ra ngoài và tạo ra một thứ gì đó, bất cứ thứ gì, và nuôi dưỡng ý chí đó. Ý tưởng hàng triệu đô la của bạn đang ở ngoài kia chỉ chờ bạn đến bắt lấy và thực hiện. Chúc may mắn!
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: everydaypower
- Người dịch: Dương Thảo Ngân
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Dương Thảo Ngân – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=77697
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com