Đối Phó Với Những Người Thích Gây Hấn Thụ Động Như Thế Nào?
☀️Biểu hiện
Hành vi gây hấn thụ động có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau, tùy thuộc vào tính chất và mức độ thù địch của người gây ra. Bởi vì bạn không bao giờ có thể biết chính xác những gì người khác đang cảm thấy hoặc suy nghĩ, khó để nắm chắc được khuynh hướng hành vi của họ nếu không có sự phân tích kỹ lưỡng tình huống. Để giúp bạn, chúng tôi ra đã liệt kê một số hành vi điển hình cần để ý như sau:- Đồng ý đảm nhận hoặc tham gia vào một dự án, như thể toàn tâm toàn ý, nhưng sau đó lại trì hoãn thời hạn và chỉ làm những việc nhỏ nhặt.
- Đưa ra những lời khen nửa thật, nửa đùa hoặc những câu nói thô lỗ và coi chúng như những trò đùa.
- Nói xấu sau lưng một người đồng thời tỏ ra thân thiện và dễ gần khi ở cùng phòng với họ.
- Bĩu môi, hờn dỗi hoặc ngó lơ mình.
- Ngó lơ với đồng nghiệp hoặc tỏ ra xao nhãng trong các cuộc trò chuyện.
- Cố tình loại bỏ người đó trong các cuộc gặp quan trọng về những thay đổi hoặc thời hạn và sau đó vờ như đó là một sai lầm vô ý.
- Đưa ra bình luận với mục đích khiến người khác cảm thấy tội lỗi vì làm điều gì đó mà họ không thích.
- Sử dụng các cụm từ như “Sao cũng được” hoặc “Cũng được” và dừng cuộc nói chuyện ngay khi họ cảm thấy khó xử với tình huống đó.
☀️Làm thế nào để đối phó với nó
Khi nói đến những câu chuyện phiếm không liên quan đến công việc – hãy bỏ qua nó. Chấp nhận sự thật rằng mọi người chỉ đàm tiếu và bỏ đó. Nếu bạn nghe nói rằng một người thích gây hấn thụ động đang truyền tai thông tin sai lệch về công việc mà có thể ảnh hưởng xấu đến bạn hoặc đội nhóm, hãy giải quyết vấn đề đó trong quy mô nhóm. Như vậy, bằng cách nêu ra rằng có thể có một số hiểu lầm về vấn đề bạn muốn làm rõ. Đừng trực tiếp chỉ đích danh họ. Điều này làm đánh tan bất kỳ thông tin sai lệch nào mà nhóm có thể đã nghe thấy và làm họ hiểu rằng rằng ai đó đã nói chuyện này với bạn. Ít nhất là họ sẽ ngừng buôn chuyện – hoặc tệ hơn là họ sẽ cẩn thận hơn với người mà họ đã kể cho chuyện đó .
?Trực tiếp giải quyết các hành vi liên quan đến công việc.
Khi gặp phải những lời nói thô lỗ , hãy gọi họ bằng một giọng điệu thân thiện nhưng rắn rỏi. Nếu liên quan đến công việc, hãy hỏi trực tiếp họ xem họ có bực bội về cách xử lý mọi việc không. Đặt câu hỏi về việc góp ý thay đổi và chờ đợi sự đề xuất của họ. Tốt hơn hết là làm vậy khi công ty là của người khác. Khi họ nói đó là đó là một trò đùa, hãy nói với họ rằng bạn cũng đang có cảm giác có điều gì đó làm ảnh hưởng đến họ và bạn sẵn sàng với các lời góp ý nếu họ có.
Bạn cũng có thể giảm bớt sự lo ngại phải đối chất của họ bằng cách mời họ liên hệ với bạn về bất kỳ ý tưởng nào thông qua email hoặc một cuộc họp được lên lịch sau đó. Đảm bảo mời các thành viên khác có liên quan tham gia vào cuộc họp.
?Không khuyến khích hoặc phóng túng cho hành vi bất cần của họ.
Nếu bạn thấy họ bĩu môi hoặc hờn dỗi, hãy bỏ qua. Giống như một đứa trẻ, chúng chỉ đơn giản là cố gắng thu hút sự chú ý của bạn. Thừa nhận nó sẽ chỉ khiến hành vi thêm mãnh liệt hơn. Nếu nó không được chú ý, sẽ không có bất kỳ lý do gì để họ tiếp tục hành động theo cách này. Kể cả tệ nhất thì – họ tiếp tục bĩu môi và bạn tiếp tục ngày làm việc của bạn mà không bị ảnh hưởng.
?Giữ các bản ghi chép về tất cả các cuộc trò chuyện và tương tác.
Điều này rất quan trọng trong việc bảo vệ bản thân và danh tiếng nghề nghiệp của bạn.
- Có nhân chứng cho tất cả các cuộc nói chuyện. Nếu bạn đang gửi email, hãy đảm bảo thêm bất kỳ thành viên hoặc người giám sát có liên quan nào khác trong nhóm. Thật rành mạch về những gì định nói người thích gây hấn thụ động. Đặt thời hạn. Khi nhiệm vụ không được hoàn thành, hãy khẳng định như vậy trong email và hỏi ngày dự kiến công việc được hoàn thành. Cuối cùng, bạn cần lưu đường dẫn email để có bằng chứng về vấn đề.
- Nhắc lại bất kỳ cuộc nói chuyện nào với email chuyển tiếp cho toàn bộ nhóm. Xem lại mọi thứ mà cả hai đã đồng ý và đảm bảo rằng cả hai đều đang ở đúng chỗ.
- Nếu rõ ràng rằng bạn đã bị loại khỏi cuộc họp quan trọng và đây dường như là một vấn đề sẽ tiếp diễn, hãy thường xuyên trao đổi email. Cố gắng làm theo toàn bộ nhóm và người giám sát.
?Tạo điều kiện thuận lợi để họ lắng nghe bạn.
Nếu họ phớt lờ bạn khi bạn đang cố gắng nói chuyện với họ, hãy hỏi xem có thời gian nào thuận tiện hơn để tổ chức cuộc họp không. Nếu sự cố này vẫn tiếp diễn trong cuộc họp nhóm, bạn cần nhắc đến họ một cách rành mạch trong cuộc họp nhóm. Nhờ điều đó họ biết bạn đang quan tâm đến họ và có thể sẽ cải thiện thái độ của họ.
Mặc dù đối mặt với những người thích gây hấn thụ động tại nơi làm việc có thể là một trở ngại khó nhằn trong việc hoàn thành công việc, nhưng không cần thiết phải tự giam cầm trên chiếc tàu lượn cảm xúc với người không có khả năng giao tiếp hiệu quả. Giải quyết vấn đề một cách trực tiếp và quyết đoán ngay khi bạn nhận ra nó và tập trung vào những gì bạn có thể kiểm soát là chìa khóa để giảm bớt những ảnh hưởng mà nó sẽ gây ra cho bạn và công việc của bạn. Những chiến lược chắc chắn này sẽ giúp bạn đối mặt và giảm bớt sự bộc phát trong khi vẫn duy trì sự bình tĩnh cũng như bảo vệ bản thân và danh tiếng nghề nghiệp của bạn.
Bạn có lời khuyên nào góp ý khi phải làm việc với người thích gây hấn thụ động không?
________________________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: everydaypower
- Người dịch: Hà Phương Anh
- Khi chia sẻ cần trích dẫn nguồn là “Người dịch: Hà Phương Anh – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=67117
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com