COA Là Gì Và Cần Những Kỹ Năng Nào?
?COA làm gì?
Trợ lý nhãn khoa có chứng nhận (COA) là một chuyên gia nhãn khoa trình độ thấp làm việc dưới sự giám sát của bác sĩ đo mắt hoặc bác sĩ nhãn khoa (bác sĩ chuyên về mắt) để đem đến sự chăm sóc cho bệnh nhân. Vì một trợ lý nhãn khoa thường nhìn thấy bệnh nhân trước khi bác sĩ nhãn khoa, nên họ phải chuẩn bị cho bệnh nhân khám, thực hiện các xét nghiệm tiêu chuẩn và thực hiện các phương pháp. Người hỗ trợ cũng có thể chuẩn bị và khử trùng các thiết bị mà bác sĩ nhãn khoa sử dụng. Nhiệm vụ của COA có thể bao gồm:- Thu thập và cập nhật hồ sơ bệnh án của bệnh nhân và thu thập bất kỳ thông tin bệnh nhân nào cần thiết cho việc chẩn đoán đầy đủ
- Thực hiện kiểm tra chức năng mắt sơ bộ, như khúc xạ, đây là một cuộc kiểm tra mắt mà chuyên gia nhãn khoa quyết định xem bệnh nhân cần kính mắt theo toa hay kính áp tròng
- Giải thích hình ảnh về y tế, bao gồm chụp ảnh nhãn khoa, chụp ảnh và quay phim, để chẩn đoán một cách hợp lý về bất kỳ bệnh nào liên quan đến mắt hoặc nhận ra các bất thường khác ở mắt.
- Nhỏ thuốc vào mắt bệnh nhân trước khi khám
- Hỗ trợ các thủ tục, chẳng hạn như LASIK và các phẫu thuật về mắt khác
- Chuẩn bị phòng làm thủ tục với các dụng cụ chính xác và thực hiện các bài kiểm tra trước khi phẫu thuật và các điều trị kiểm soát cơn đau
- Cung cấp thông tin về giáo dục cho bệnh nhân, bao gồm việc sắp xếp các cuộc hẹn thường xuyên và thông báo về loại thuốc họ sẽ nhận được, quy trình họ sẽ trải qua hoặc cách sử dụng kính đeo mắt hoặc kính áp tròng đúng cách
- Hoàn thành các nhiệm vụ hành chính, như trả lời điện thoại, lên lịch cuộc hẹn và điền vào các giấy tờ thanh toán và bảo hiểm, và thường là bằng điện tử.
?Những yêu cầu về COA
Sau đây là những yêu cầu chung bạn cần phải có để trở thành COA: Học vấn- Hoàn thành khóa học nghiên cứu được phê duyệt bởi Ủy ban tập hợp về nhân viên y tế trong nhãn khoa (JCAHPO)
- Đạt được chứng chỉ một năm
- Tốt nghiệp với bằng liên kết hai năm
- COA-A1: Với cấp độ này, bạn cần tham gia một chương trình đào tạo lâm sàng đã được công nhận bởi Hội đồng Công nhận Quốc tế (ICA).
- COA-A2: Với cấp độ này, bạn cần tham gia một chương trình được ICA công nhận và làm việc dưới sự giám sát của bác sĩ nhãn khoa trong 500 giờ trong vòng 12 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký.
- COA-A3: Để đạt được chứng chỉ này, bạn phải có bằng trung học (hoặc tương đương), được đào tạo trong một chương trình được ICA công nhận và làm việc dưới sự giám sát của bác sĩ nhãn khoa trong ít nhất 1.000 giờ hoặc sáu tháng trong vòng 12 tháng.
Mỗi chứng chỉ dành cho các chuyên gia này yêu cầu phải hoàn thành và vượt qua bài kiểm tra gồm 200 câu hỏi chuyên môn cho mỗi vai trò để đánh giá kiến thức của ứng viên.
COA đã được đào tạo và thực hiện bài kiểm tra được chính thức công nhận là một chuyên gia nhãn khoa, nhưng họ có thể tiếp tục sự nghiệp và trở thành kỹ thuật viên nhãn khoa được chứng nhận (COT) hoặc kỹ thuật viên y tế nhãn khoa được chứng nhận (COMT), cái mà yêu cầu thêm học vấn, đào tạo, và chứng chỉ chuyên môn.
Kỹ năng
Sau đây là các kỹ năng COA nên thành thục để đạt hiệu quả cao nhất trong công việc:
- Hỗ trợ hành chính: COA giúp điều hành việc thực hành của bác sĩ nhãn khoa và làm các công việc văn thư, bao gồm điền thủ tục giấy tờ, nhận cuộc gọi từ điện thoại và sắp xếp cuộc hẹn.
- Chú ý đến từng chi tiết: COA nên có con mắt nhanh nhạy để xem xét tốt nhất các hình ảnh nhãn khoa, quyết định chính xác kết quả và điền vào các báo cáo của bệnh nhân.
- Giao tiếp. COA phải nói và lắng nghe bệnh nhân khi thảo luận về bệnh tiền sử, các triệu chứng và các nhu cầu khác. Họ cũng phải có khả năng giải thích các phương pháp điều trị, tình trạng, thủ tục và thông tin y tế một cách dễ hiểu. Các COA cũng cần chú ý lắng nghe bác sĩ nhãn khoa hướng dẫn và cho bệnh nhân hiểu về bệnh tiền sử hoặc đặt lịch hẹn khám.
- Trình độ về máy tính. Các COA thường nhập hồ sơ dưới dạng điện tử, vì vậy họ phải hiểu cách sử dụng máy tính, có kỹ năng xử lý văn bản chắc chắn và có thể xử lý sự cố cơ bản.
- Tư duy phản biện. COA thường phân tích kết quả xét nghiệm và hình ảnh để đưa ra chẩn đoán. Họ sử dụng tư duy phản biện để xác định các triệu chứng và dấu hiệu có thể dẫn đến tình trạng bệnh gì để đưa ra phương pháp điều trị một cách hiệu quả.
- Kiến thức toán học và khoa học. COA cần thực hiện các phép đo lường và hiểu tất cả các bộ phận của mắt.
?Môi trường làm việc của COA
COA làm việc trong môi trường văn phòng y tế hoặc bệnh viện, phòng khám hoặc trung tâm y tế dưới sự lãnh đạo của bác sĩ nhãn khoa.
Tùy thuộc vào địa điểm nơi làm việc và quy mô của nhân viên nhãn khoa, COA có thể làm việc bán thời gian hoặc toàn thời gian. Tại văn phòng, sẽ có một số ngày trong tuần bận hơn những ngày khác. Vào những ngày bận hơn đó, COA sẽ phải nhận nhiều cuộc điện thoại đến và nói chuyện với bệnh nhân tại quầy cùng một lúc.
Khi không làm công việc quản lý, COA có thể phải đứng trong một thời gian dài khi mà hỗ trợ bác sĩ nhãn khoa trong các cuộc phẫu thuật hoặc các thủ tục cơ bản khác. Họ phải linh hoạt vì họ có nhiều nhiệm vụ khác để làm.
?Làm thế nào để trở thành COA
Dưới đây là các bước đơn giản bạn cần làm để theo đuổi ngành này:
- Có được bằng tốt nghiệp trung học. Với trình độ học vấn này, hoặc GED, thường là yêu cầu tối thiểu để trở thành một trợ lý nhãn khoa.
- Xem xét việc đào tạo ban đầu tại chỗ. Việc được đào tạo tại chỗ để quan sát các thủ tục và hiểu được công việc của văn phòng y tế này là một cách để hoàn thành khóa đào tạo trước khi nhận được chứng chỉ.
- Tham gia chương trình đào tạo đã được JCAHPO phê duyệt. Một con đường phổ biến là theo học tại một trường được công nhận hoặc tham gia chương trình đào tạo dành cho các chuyên gia nhãn khoa. Sau khi hoàn thành, bạn có thể nhận được chứng chỉ một năm và bằng tốt nghiệp. Bạn cũng có thể hoàn thành một khóa học nghiên cứu độc lập bằng việc sử dụng tài liệu JCAHPO để có thể nhận được chứng chỉ.
- Hoàn thành khóa đào tạo tại chỗ có bắt buộc. Bạn cần ít nhất 1.000 giờ, khoảng sáu tháng để đào tạo tại chỗ trong vòng 12 tháng để nhận được chứng chỉ cao nhất về trợ lý nhãn khoa. Nếu bạn được đào tạo tại chỗ trước và sau đó tự học, bạn phải hoàn thành 2.000 giờ đào tạo có giám sát và kiếm được 12 tín chỉ Nhóm A của JCAHPO.
- Thực hiện và vượt qua kỳ thi chứng chỉ. Bài kiểm tra của trợ nhãn khoa được chứng nhận bao gồm 200 câu hỏi và làm khoảng ba giờ. Bạn có thể chuẩn bị cho bài kiểm tra bằng cách tham gia các khóa học trực tuyến hoặc tự học.
- Gia hạn chứng nhận khi cần thiết. Chứng chỉ JCAHPO chỉ có hiệu lực trong ba năm, vì vậy bạn phải gia hạn chứng nhận của mình để giữ nó. Bạn có thể làm điều này bằng cách tiếp tục học và đạt được các tín chỉ JCAHPO hoặc thi lại.
?Ví dụ về mô tả công việc của COA
Trợ lý nhãn khoa được chứng nhận cần làm việc tại cơ sở cá nhân của bác sĩ nhãn khoa trưởng. Họ phải có khả năng làm việc các ngày trong tuần tối đa 8 tiếng một ngày trong môi trường văn phòng.
Nhiệm vụ bao gồm:
- Hỗ trợ bác sĩ nhãn khoa trong thực hành bằng cách duy trì lịch sử y tế của bệnh nhân
- Thực hiện khám mắt sơ bộ
- Bảo quản thiết bị và chuẩn bị phòng cho các ca phẫu thuật hoặc các thủ thuật cơ bản
- Cung cấp thuốc cho bệnh nhân
- Tư vấn cho bệnh nhân về các khóa tốt nhất để được chăm sóc tối ưu
Các COA sẽ làm việc trong một môi trường có tốc độ nhanh, nhận cuộc gọi, nhập thông tin bệnh nhân qua điện tử và giữ họ trong thời gian dài.
Ứng cử viên phải có chứng chỉ COA-A2 hoặc COA-A3 hợp lệ và ít nhất bốn năm cho những kinh nghiệm có liên quan.
________________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: indeed
- Người dịch: Lê Phương Thảo
- Khi chia sẻ phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Lê Phương Thảo – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=90971
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com