Cách Viết Sơ Yếu Lý Lịch Cho Chuyên Gia Tâm Lý
?Chuyên gia sức khỏe tâm thần làm công việc gì?
Một chuyên gia sức khỏe tâm thần, còn thường được gọi là chuyên gia về sức khỏe hành vi, sẽ hỗ trợ cho các bác sĩ lâm sàng cấp cao khi họ chẩn đoán và điều trị cho những bệnh nhân có các vấn đề tâm lý. Các vấn đề mà các chuyên gia tâm lý sẽ phải giải quyết bao gồm rối loạn cảm xúc, lạm dụng chất kích thích, bạo lực trong các mối quan hệ và bất kỳ yếu tố căng thẳng nào khác ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bệnh nhân. Nhiệm vụ hàng ngày của chuyên gia tâm lý bắt đầu bằng việc lên kế hoạch điều trị và lưu trữ hồ sơ bệnh nhân cho đến việc kê đơn thuốc và đo lường các chỉ số cần thiết. Các chuyên viên về sức khỏe tâm thần thường cần phải có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên để có được công việc trong lĩnh vực này. Hầu hết các nhà tuyển dụng ưu tiên ứng viên có bằng cử nhân về tâm lý học, tư vấn hoặc dịch vụ chăm sóc con người. Các ứng viên có trình độ chuyên môn cao hơn thường có thể chuyển sang các vị trí trong phòng khám tư nhân với nhiều trách nhiệm hơn và với mức lương cao hơn.?Mức lương trung bình cho một chuyên viên sức khỏe tâm thần
?Những điều bạn cần bao gồm trong sơ yếu lý lịch cho chuyên viên sức khỏe tâm thần
Khi bạn nộp đơn xin việc ở vị trí chuyên gia sức khỏe tâm thần, hãy tận dụng các phần chính để thể hiện sự phù hợp của bản thân bạn với nhà tuyển dụng tiềm năng. Là một chuyên gia sức khỏe tâm thần, nhà tuyển dụng sẽ muốn thấy sự cân bằng giữa kiến thức chuyên môn và kỹ năng giao tiếp trong hồ sơ xin việc của bạn. Do đó, bố cục bạn lựa chọn cho sơ yếu lý lịch của mình có thể nhấn mạnh kinh nghiệm và các bằng cấp khác của bạn cũng như giúp bạn nhiều lợi thế trong quá trình tuyển dụng:?Dưới đây là một số phần liên quan bạn nên đưa vào sơ yếu lý lịch cho chuyên gia sức khỏe tâm thần:
?Thông tin liên hệ chi tiết Phần đầu tiên trong sơ yếu lý lịch của bạn nên giới thiệu tên và các thông tin liên hệ chi tiết của bạn, chẳng hạn như địa chỉ cư trú, địa chỉ email và số điện thoại của bạn. Bằng cách này, nhà tuyển dụng có thể dễ dàng liên hệ với bạn nếu họ có bất kỳ câu hỏi nào. ?Mục tiêu nghề nghiệpKhi viết mục tiêu nghề nghiệp trong sơ yếu lý lịch của chuyên viên sức khỏe tâm thần, hãy tập trung vào những điểm mạnh và thành tích có giá trị nhất mà bạn mang lại cho một công việc nào đó. Vì nó nằm ở vị trí đầu trong sơ yếu lý lịch của bạn, đây thường là ấn tượng đầu tiên của nhà tuyển dụng. Bạn hãy sử dụng các động từ mang tính chủ động và các từ khóa có liên quan có thể khuyến khích nhà tuyển dụng tìm hiểu thêm về bạn.
Dưới đây là một ví dụ về mục tiêu lý lịch của một chuyên viên về sức khỏe hành vi:
Một chuyên viên chăm sóc sức khỏe hành vi tận tâm và nhân ái với sáu năm kinh nghiệm cộng tác và chăm sóc cho người trẻ để truyền cảm hứng cho họ về một lối sống lành mạnh.
?Kinh nghiệm làm việc
Trong phần kinh nghiệm làm việc của sơ yếu lý lịch của bạn, hãy liệt kê các công việc trước đây của bạn, bắt đầu từ công việc gần đây nhất, cùng với tên của công ty, thời gian làm việc và các nhiệm vụ công việc có liên quan. Nếu bạn là sinh viên mới tốt nghiệp với ít hoặc không có kinh nghiệm, bạn có thể đề cập đến bất kỳ công việc thực tập hoặc dự án nghiên cứu nào mà bạn đã tham gia để thể hiện cam kết của bạn đối với con đường sự nghiệp này. Bạn cũng có thể thuyết phục thêm nhà tuyển dụng bằng việc đưa ra các ví dụ và số liệu thống kê để có thể chứng minh hiệu quả của bạn trong công việc đó.
?Học vấn
Hãy thêm trình độ học vấn của bạn vào sơ yếu lý lịch của bạn như là bằng chứng về trình độ của bạn cho vị trí đó. Bạn nên ghi tên trường, thời gian học tập và chứng chỉ bạn đã nhận được. Bạn có thể chia sẻ về bất kỳ dự án hoặc thành tích nghiên cứu có liên quan nào mà nhà tuyển dụng của bạn có thể quan tâm. Đây là một phần hữu ích để minh họa sự cam kết của bạn đối với quá trình phát triển cá nhân. Các chuyên gia có tư duy tiến bộ thường có nhu cầu cao vì họ có thể thích ứng tốt hơn với những hoàn cảnh thay đổi tại nơi làm việc.
?Kỹ năng
Là một chuyên viên sức khỏe tâm thần, phần kỹ năng trong sơ yếu lý lịch cần làm nổi bật khả năng cộng tác với những người khác cũng như khả năng chăm sóc bệnh nhân của bạn. Trong khi phần học vấn mô tả chuyên môn học thuật của bạn, phần kỹ năng trong sơ yếu lý lịch của bạn lại làm nổi bật tính cách cũng như năng lực mà bạn sẽ thể hiện trong vai trò này. Vì sức khỏe tâm thần là một nghề nghiệp hoàn toàn hướng đến con người nên điều cần thiết là bạn phải giải thích các kỹ năng giúp cho bạn xác định các tính cách riêng biệt mà bạn sẽ gặp thông qua công việc của mình.
Dưới đây là danh sách các kỹ năng bạn có thể đề cập trong phần này:
- Giải quyết vấn đề
- Khả năng lắng nghe
- Kỹ năng giao tiếp
- Làm việc nhóm
- Tư duy phản biện
- Kiểm soát căng thẳng
?Cách viết sơ yếu lý lịch cho chuyên viên sức khỏe tâm thần
Hãy làm theo các bước dưới đây để tạo một sơ yếu lý lịch hiệu quả cho chuyên viên sức khỏe tâm thần:
1. Sử dụng các từ khóa có liên quan
Trước khi bạn viết sơ yếu lý lịch của mình, hãy trích ra các từ khóa trong mô tả công việc của nhà tuyển dụng mà bạn cũng có thể làm nổi bật trong sơ yếu lý lịch của mình. Đây là một bước quan trọng vì nó làm cho kinh nghiệm chuyên môn của bạn trở nên tương thích hơn với yêu cầu của nhà tuyển dụng. Nó cũng giúp bạn vượt qua phần mềm sàng lọc tự động khi phần mềm này thường ưu tiên các hồ sơ có từ khóa cụ thể.
Dành thời gian để điều chỉnh sơ yếu lý lịch của bạn sao cho phù hợp với từng đơn xin việc có thể tăng cơ hội bạn nhận được một cuộc phỏng vấn. Nó cho nhà tuyển dụng thấy sự chú ý, cẩn thận cũng như sự cống hiến của bạn cho công ty của họ.
2. Kết hợp các ví dụ và số liệu
Khi soạn sơ yếu lý lịch, hãy cố gắng giữ cho các mục của bạn thật ngắn gọn và sử dụng các ví dụ hoặc số liệu thống kê để chứng minh sự thành công của bạn. Khi bạn làm như vậy sẽ giúp đơn xin việc của bạn trở nên chân thực hơn. Khi so sánh với các ứng viên khác, nó cũng khiến bạn trở nên có năng lực hơn. Trong một cuộc phỏng vấn, những điểm này cũng là những điểm để bạn dễ dàng bắt đầu cuộc trò chuyện hơn.
3. Sử dụng một định dạng nhất quán
Đảm bảo rằng bạn tuân theo một định dạng nhất quán trong suốt sơ yếu lý lịch của mình để nó dễ đọc với nhà tuyển dụng. Dưới đây là danh sách đơn giản về các quy tắc trong phong cách của các tài liệu sẽ giúp thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng:
- Luôn sử dụng phông chữ màu đen
- Chọn kích thước phông chữ thoải mái, tốt nhất là từ cơ 10 đến 12
- Chọn một phông chữ chuyên nghiệp, rõ ràng, chẳng hạn như Calibri, Cambria hoặc Georgia
- Nhất quán khi sử dụng văn bản in đậm, gạch chân hoặc in nghiêng cho tiêu đề
4. Soát lại sơ yếu lý lịch của bạn
Trước khi bạn gửi sơ yếu lý lịch của mình cho nhà tuyển dụng, hãy đọc lại hồ sơ của bạn để tìm các lỗi chính tả, ngữ pháp và định dạng. Bạn có thể nhờ bạn bè hoặc thành viên thân thiết trong gia đình nhận xét về những chỗ cần cải thiện, nhất là khả năng viết và trình bày của bạn. Chú ý đến những chi tiết nhỏ vì chúng có thể chỉ ra tính cách trong quá trình làm việc của bạn cho nhà tuyển dụng.
?Mẫu sơ yếu lý lịch cho chuyên viên sức khỏe tâm thần
Mẫu sơ yếu lý lịch cho chuyên viên sức khỏe tâm thần sau đây là một hướng dẫn hữu ích giúp bạn có thể phát triển các phần chính trong sơ yếu lý lịch của mình:
[Họ và tên] [Địa chỉ] [Số điện thoại]
[Email]
Mục tiêu nghề nghiệp
[Một câu tóm tắt về lý do tại sao bạn sẽ phù hợp với công việc]
Học vấn
[Tên bằng]
[Tên trường] | [Thời gian học tập]
Kỹ năng
[Danh sách các kỹ năng viết theo gạch đầu dòng]
[Kỹ năng]
[Kỹ năng]
Kinh nghiệm chuyên môn
[Chức vụ] | [Tên nhà tuyển dụng]
[Ngày bắt đầu – Ngày kết thúc], [Địa điểm]
[Các trách nhiệm chính trong công việc với các ví dụ và số liệu thống kê theo các gạch đầu dòng]
?Ví dụ về sơ yếu lý lịch cho chuyên viên sức khỏe tâm thần
Sau đây là hai ví dụ về hồ sơ của kỹ thuật viên sức khỏe tâm thần cho các chuyên gia với các mức độ kinh nghiệm khác nhau:
Chuyên gia tâm lý giàu kinh nghiệm
Dưới đây là một sơ yếu lý lịch mẫu cho một chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong ngành sức khỏe tâm thần:
*Sarah Murray 1000 Main St., Los Angeles, California 90003760-555-4567*
sarahmurray@email.com
Mục tiêu nghề nghiệp
Chuyên gia tâm lý được chứng nhận với tám năm kinh nghiệm thực hiện các kế hoạch điều trị cho thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời hỗ trợ văn hóa chăm sóc, không phán xét và chủ ý.
Học vấn
Cử nhân Ngành Tâm lý học
Cao đẳng Pacific Coast | 2009 – 2013
Kỹ năng
- Đánh giá tâm lý
- Xây dựng mối quan hệ với bệnh nhân
- Khả năng can thiệp khi có khủng hoảng
- Liệu pháp cho gia đình
Kinh nghiệm chuyên môn
Chuyên viên về Sức khỏe Tâm thần | Phòng khám Serenity
Tháng 6/2016 – Hiện tại, Los Angeles
- Xây dựng các nhóm giáo dục tâm lý với mục tiêu định hướng là để tiếp cận với thanh thiếu niên gặp vấn đề tâm lý trong cộng đồng.
- Khuyến khích bệnh nhân thảo luận cởi mở về các yếu tố gây căng thẳng và những khó khăn theo nhóm và cá nhân.
- Giải thích các lựa chọn chăm sóc y tế để giúp các gia đình đưa ra quyết định sáng suốt.
Thực tập sinh Chuyên viên Sức khỏe Tâm thần | Hiệp hội sức khỏe tâm thần Thái Bình Dương
Tháng 4/2013 – tháng 5/2016, Santa Barbara
- Lưu trữ và quản lý tất cả các hồ sơ và báo cáo của khách hàng.
- Lên lịch các cuộc hẹn cho bệnh nhân dựa trên lịch làm việc của các bác sĩ.
- Phối hợp với các tổ chức khác để quản lý và điều trị bệnh nhân qua điện thoại.
Chuyên viên mới tốt nghiệp
Sau đây là mẫu sơ yếu lý lịch dành cho sinh viên mới tốt nghiệp với kinh nghiệm cơ bản để làm chuyên viên sức khỏe tâm thần:
*Matthew Lopez 10 Central Park West, New York, New York 10023212-773-4935*
matthewlopez@email.com
Mục tiêu nghề nghiệp
Tìm kiếm vị trí chuyên viên chăm sóc sức khỏe hành vi để sử dụng các kỹ năng bảo quản hồ sơ và lên kế hoạch cho lịch trình nhằm tạo ra những trải nghiệm tích cực cho bệnh nhân.
Học vấn
Cử nhân Ngành Khoa học về Sức khỏe Tâm thần & Tư vấn Tâm lý
Regent University | 2017 – 2021
GPA 3.6
- Nhận giải thưởng Sinh viên Khoa học của Năm, năm 2020
- Giành được điểm A cho luận văn về bạo lực tinh thần gia đình và phục hồi chấn thương tâm lý
Kỹ năng
- Sự kiên nhẫn khi giao tiếp với bệnh nhân
- Sự lắng nghe bệnh nhân trong quá trình trị liệu
- Cẩn thận và tỉ mỉ khi thực hiện đánh giá tâm lý
Kinh nghiệm chuyên môn
Trợ lý nghiên cứu (bán thời gian) | Đại học Regent
Tháng 9/2019 – tháng 3/2021, New York
- Hỗ trợ trưởng nhóm nghiên cứu phỏng vấn những nạn nhân bị bạo lực trong gia đình
- Hỗ trợ nghiên cứu bằng cách phân tích và đánh giá dữ liệu từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau
- Hỗ trợ các chuyên gia sức khỏe tâm thần trong việc lên lịch, tổ chức và hỗ trợ cho các buổi trị liệu nhóm
Thực tập sinh mùa hè cho vị trí Chuyên viên Tâm lý Hành vi| Mindful Light Psychology
Tháng 5/2019 – tháng 9/2019, New York
- Cập nhật hồ sơ và kết quả xét nghiệm trong hồ sơ dữ liệu của bệnh nhân
- Đặt lịch hẹn cho bệnh nhân qua điện thoại và email
___________________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: indeed
- Người dịch: Phạm Thị Thu Hiền
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Phạm Thị Thu Hiền – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=78855
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com