Cách Viết Sơ Yếu Lí Lịch Ngành Trị Liệu Hôn Nhân Và Gia Đình Chỉ Vỏn Vẹn Trong 8 Bước
Hãy cài đặt các phần mềm xử lý văn bản và tài liệu để định dạng bản sơ yếu lí lịch của bạn một cách chuyên nghiệp. Bản sơ yếu lí lịch cần cách lề 1 inch, căn trái hoặc căn đều. Hãy sử dụng phông chữ dễ đọc như Times New Roman, Garamond hoặc Arial. Bạn cũng nên sử dụng kích cỡ chữ vừa phải, dễ đọc, chẳng hạn như cỡ chữ 11 hoặc cỡ chữ 12. Với tiêu đề, bạn có thể sử dụng kích cỡ chữ lớn hơn một chút. Khi viết sơ yếu lí lịch, bạn cần chú ý viết ngắn ngọn trong vòng từ một đến hai trang.
2. Cung cấp phần thông tin liên hệ
Ở góc trên bên trái hoặc chính giữa trên cùng của tài liệu, bạn cần đưa ra các thông tin liên hệ bao gồm tên, vị trí, số điện thoại và địa chỉ email. Việc sử dụng các địa chỉ email cá nhân giúp các nhà tuyển dụng dễ dàng tiếp cận với bạn, ví dụ như các email có chứa tên bạn hay tên viết tắt của bạn.
3. Tìm kiếm các từ khoá
Hãy tìm kiếm các từ khoá, hoặc các cụm từ và những từ chuyên môn liên quan đến ngành nghề tư vấn trị liệu gia đình và hôn nhân để đưa vào bản sơ yếu lý lịch của bạn. Việc sử dụng các từ khoá có thể giúp hồ sơ của bạn vượt qua các hệ thống theo dõi ứng viên (ATS) –hệ thống mà các nhà tuyển dụng sử dụng để sàng lọc các ứng cử viên ở phần sơ tuyển đầu tiên. Việc tra cứu các từ khoá thông qua các tin tuyển dụng giúp bạn nắm được những yêu cầu hoặc những phẩm chất hoặc kĩ năng được ưu tiên bởi nhà tuyển dụng. Ngoài cách trên, bạn cũng có thể hỏi ý kiến trực tuyến hoặc nói chuyện trực tiếp với các chuyên gia ở trong lĩnh vực này.
4. Đặt ra mục tiêu
Hãy đặt mục tiêu trong bản sơ yếu lí lịch của bạn bằng cách tóm tắt từ 1-2 câu về những phẩm chất và năng lực mà bạn đang sỡ hữu có thể phù hợp với ngành nghề trị liệu hôn nhân và gia đình. Mục tiêu phải chỉ ra được sự tâm huyết của bạn với ngành nghề, giải thưởng, các chương trình chứng chỉ hay các cơ hội ngành nghề khác mà bạn đang ứng tuyển. Nếu bạn chuyên về một lĩnh vực cụ thể nào đó trong ngành trị liệu hôn nhân và gia đình, hãy viết thông tin đó vào phần này.
5. Mô tả các kinh nghiệm sẵn có
Đối với việc tổng quát các kinh nghiệm mà bạn từng đạt được trong suốt các vị trí ngành nghề cũ hay hiện tại, bạn nên chia thành những mục nhỏ. Với mỗi mục, bạn cần viết tên chức danh, thời gian mà bạn giữ chức vụ đó và tên công ty kèm theo địa chỉ. Sau đó, ở dưới mỗi vị trí mà bạn vừa mới đề cập, bạn cần nêu thêm một danh sách mô tả các nhiệm vụ và những thành tựu chính mà bạn đạt được theo các dấu gạch đầu dòng.
Nếu bạn là người chưa có kinh nghiệm trong việc trị liệu tâm lý hôn nhân và gia đình, bạn có thể cung cấp các thông tin về vị trí kiến tập, thực tập, trợ giảng hoặc các vị trí đầu vào mà bạn đã được trải nghiệm làm việc. Nếu bạn là một người có chuyên môn kinh nghiệm cao, bạn cần thể hiện được những kinh nghiệm phù hợp với cơ hội công việc đang ứng tuyển hoặc các vị trí mà bạn đã đảm nhiệm trong vòng 10 năm.
6. Viết một đoạn khái quát về các kĩ năng
Ở các phần khác nhau trong bản sơ yếu lí lịch, bạn cần xen kẽ thêm các phần thông tin liên quan đến kỹ năng. Ví dụ: để làm nổi bật kỹ năng giao tiếp, bạn có thể kể qua phần trải nghiệm của bản thân khi tự tiếp cận với từng khách hàng bằng cách thấu hiểu cảm xúc của họ. Nếu những kĩ năng bạn định đề cập không ăn nhập với các phần thông tin của phần trước đó, hãy cân nhắc viết riêng một đoạn dành để mô tả những kỹ năng đó. Với phần này, nó có thể giúp nhấn mạnh những kỹ năng độc đáo và chuyên môn cao mà bạn đang có.
7. Viết một đoạn khái quát về trình độ học vấn
Hãy liệt kê các bằng cấp, văn bằng và chứng chỉ bạn đã đạt được liên quan đến việc hành nghề trị liệu hôn nhân và gia đình. Đối với mỗi thành tích học hành, hãy liệt kê tên chương trình, loại bằng cấp hoặc chứng chỉ bạn đạt được, trường đại học hoặc tổ chức đã điều hành chương trình đó và ngày bạn tốt nghiệp. Nếu bạn đã giành được nhiều chứng chỉ liên quan đến việc hành nghề tâm lý trị liệu, hãy cân nhắc đề cập một mục riêng cho các chứng chỉ mà bạn có. Phần mục này cũng có thể bao gồm các giải thưởng bạn đã giành được, các khoản tài trợ nhận được hoặc vị trí thành viên của các hiệp hội nghề nghiệp.
8. Chỉnh sửa sơ yếu lý lịch
Hãy đọc lại bản sơ yếu lý lịch của bạn trước khi gửi. Cần đảm bảo rằng bạn đã gây ấn tượng các nhà tuyển dụng qua các những phẩm chất, năng lực tốt nhất được miêu tả bằng ngôn ngữ rõ ràng và trực tiếp. Hãy kiểm tra sơ yếu lý lịch của bạn để đảm bảo rằng không có lỗi đánh máy, lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp. Hãy cân nhắc trong việc nhờ một người bạn đọc qua sơ yếu lý lịch của bạn hoặc chính bạn đọc to sơ yếu lý lịch bản thân cho mình nghe. Cả hai phương pháp này đều có thể giúp bạn xem xét sơ yếu lý lịch của mình từ một góc nhìn khách quan hơn.
Áp dụng các kĩ năng vào trong bản sơ yếu lí lịch
Bạn nên cân nhắc các kỹ năng ccủa ngành trị liệu hôn nhân và gia đình cần thiết để mô tả vào sơ yếu lý lịch của bạn, chẳng hạn như:
Kỹ thuật trị liệu
Cần chú ý rằng: với bất kỳ quy trình hoặc kỹ thuật trị liệu mà bạn đề cập, bạn cần thành thạo trong thao tác thực hiện. Các nhà tuyển dụng hoặc các cá nhân khác khi xem xét hồ sơ của bạn, họ muốn biết rằng bạn am hiểu hoặc được đào tạo về một hoặc nhiều kỹ thuật trị liệu nào, chẳng hạn như:
Liệu pháp dựa trên chấn thương
Liệu pháp nhận thức-hành vi (CBT)
Tư vấn tâm lý theo cá nhân
Trị liệu tâm theo lý nhóm
Can thiệp khủng hoảng
Liệu pháp hành vi biện chứng (DBT)
Tư vấn cho các cặp đôi
Trị liệu bằng trò chơi
Đánh giá tâm lý sinh học
Liệu pháp can thiệp băng nhóm
Liệu pháp nhân văn
Tư vấn tâm lý gia đình
Đồng cảm với bệnh nhân
Các bác sĩ trị liệu hôn nhân và gia đình gặp gỡ các bệnh nhân có nhiều mối quan tâm và đều từ nhiều hoàn cảnh khác nhau. Với vai trò là bác sĩ trị liệu hôn nhân và gia đình, họ sẽ cố gắng hiểu các quan điểm và vấn đề riêng của từng khách hàng. Họ thông cảm cho khách hàng đồng thời giúp họ xác định cảm xúc của mình, tìm hiểu rõ hơn về hoàn cảnh của khách hàng và tìm ra cách giải quyết hoặc đối phó với vấn đề của họ.
Kết nối với bệnh nhân
Các bác sĩ trị liệu hôn nhân và gia đình cần có kỹ năng giao tiếp tuyệt vời để có thể nói chuyện với khách hàng một cách rõ ràng, khéo léo và đồng thời đồng cảm với những vấn đề của từng khách. Người tư vấn trị liệu cũng có thể truyền đạt cách nghĩ của chính bản thân họ theo cách đồng cảm với nhu cầu của khách hàng. Người làm trong lĩnh vực tư vấn trị liệu hôn nhân và gia đình cũng thường phải học cách giao tiếp với khách hàng của họ thông qua nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn như gặp trực tiếp, thông qua các cuộc gọi điện video hoặc nhắn tin
Lắng nghe tích cực
Các bác sĩ chuyên về trị liệu hôn nhân và gia đình thường sử dụng các kỹ năng tích cực lắng nghe nhằm có thể hiểu đầy đủ các vấn đề, cảm xúc, suy nghĩ và mối quan tâm của khách hàng. Những người làm ngành nghề này rất chú ý đến những gì khách hàng nói. Việc này giúp họ có thể đưa ra các gợi ý và kế hoạch điều trị tùy theo nhu cầu của khách hàng. Kỹ năng tích cực lắng nghe khách hàng đòi hỏi về việc ghi chép và hỏi khách hàng những câu hỏi sâu sắc về những gì họ đang nói để khuyến khích sự suy ngẫm sâu sắc hơn.
Nhẫn nại
Các bác sĩ trị liệu hôn nhân và gia đình thường đối xử với khách hàng của họ bằng sự kiên nhẫn và lòng trắc ẩn. Một số thân chủ có thể mất một khoảng thời gian để hiểu được cảm xúc hoặc giải quyết những thách thức trong cuộc sống của chính họ. Do đó trách nhiệm của những người làm nghề trị liệu hôn nhân và gia đình cần chính là tính kiên nhẫn giúp thân chủ cải thiện hoặc giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ, khuôn mẫu hành vi hoặc quan điểm của họ.
Trí tuệ xúc cảm
Với những bác sĩ chuyên về trị liệu hôn nhân và gia đình, họ cũng cần có những kỹ năng xã hội tốt để nhìn thấu được cảm xúc và suy nghĩ bên trong của khách hàng. Những người làm trong lĩnh vực này không chỉ biết lắng nghe những gì khách hàng nói mà còn phải quan sát và phân tích những manh mối khác có thể giúp họ hiểu sâu hơn về suy nghĩ hoặc cảm xúc của khách hàng. Những manh mối này có thể bao gồm cử chỉ, giọng nói hoặc ngôn ngữ cơ thể của khách hàng.
Khả năng xử lý căng thẳng
Phát triển sự nghiệp dưới vai trò là bác sĩ trị liệu hôn nhân và gia đình đôi khi có thể gây nên sự căng thẳng, vì vậy những người làm việc trong chuyên môn này cần có những phương pháp lành mạnh để quản lý những áp lực trong công việc. Họ có thể sử dụng các phương pháp như hít thở sâu hoặc viết nhật ký để giúp họ giữ bình tĩnh trong các phiên làm việc với khách hàng. Với một số bác sĩ trị liệu hôn nhân và gia đình, họ có thểm giảm mức độ căng thẳng từ việc tìm kiếm và tham gia các hoạt động bên ngoài công việc, chẳng hạn như tập thể dục hoặc dành thời gian cho gia đình.
Nhận thức về nghề
Khi trị liệu về mảng vấn đề hôn nhân và gia đình, những người làm vị trí này luôn phải nhận thức được các xu hướng trong ngành của họ. Lĩnh vực sức khỏe tâm sinh lý liên tục phát triển, do đó, các bác sĩ điều trị tâm lý hôn nhân và gia đình cần phải biết các kỹ thuật, tin tức hoặc các phát kiến chuyên môn mới nhất. Họ có thể có nhiều phương pháp khác nhau để duy trì sự tồn tại trong lĩnh vực của họ, chẳng hạn như tham gia một hiệp hội chuyên gia, đặt mua các tạp chí chuyên ngành hoặc xây dựng một mạng lưới các chuyên gia trị liệu khác.
Mẫu sơ yếu lí lịch dành cho vị trị bác sĩ trị liệu hôn nhân và gia đình
Đây là mẫu sơ yếu lý lịch của bác sĩ trị liệu hôn nhân và gia đình mà bạn có thể tham khảo để viết một mẫu cho riêng mình.
[Tên] [Vị trí] [Số điện thoại]
[Email chuyên nghiệp]
Mục tiêu
[Tóm tắt từ một đến hai câu về những phẩm chất và năng lực chính của bạn và lý do bạn nộp đơn cho công việc hoặc cơ hội này.]
Kinh nghiệm
[Chức danh, ngày làm việc]
[Tên công ty, vị trí]
[Nhiệm vụ chính hoặc thành tích]
[Nhiệm vụ chính hoặc thành tích]
[Nhiệm vụ chính hoặc thành tích]
[Chức danh, ngày làm việc]
[Tên công ty, vị trí]
[Nhiệm vụ chính hoặc thành tích]
[Nhiệm vụ chính hoặc thành tích]
[Nhiệm vụ chính hoặc thành tích]
[Chức danh, ngày làm việc]
[Tên công ty, vị trí]
[Nhiệm vụ chính hoặc thành tích]
[Nhiệm vụ chính hoặc thành tích]
[Nhiệm vụ chính hoặc thành tích]
Kỹ năng
[Kỹ năng chính hoặc tiêu biểu]
[Kỹ năng chính hoặc tiêu biểu]
[Kỹ năng chính hoặc tiêu biểu]
Trình độ học vấn
[Tên chương trình và loại bằng cấp, văn bằng hoặc chứng chỉ đạt được][Tên trường đại học, địa điểm]
[Ngày tốt nghiệp thực tế hoặc dự kiến]
[Tên chương trình và loại bằng cấp, văn bằng hoặc chứng chỉ đạt được] [Tên trường đại học, địa điểm]
[Tên chương trình và loại bằng cấp, văn bằng hoặc chứng chỉ đạt được] [Tên trường đại học, địa điểm]
[Ngày tốt nghiệp thực tế hoặc dự kiến]
Ví dụ về sơ yếu lý lịch của bác sĩ trị liệu hôn nhân và gia đình
Dưới đây là một ví dụ về sơ yếu lý lịch của bác sĩ trị liệu hôn nhân và gia đình mà bạn có thể tham khảo
John MatthewsDenver, CO333-333-3333
john_matthews@email.com
Mục tiêu
Chuyên gia tư vấn trị liệu hôn nhân và gia đình với hơn năm năm kinh nghiệm. Sẵn sàng làm việc trong các cơ sở chuyên môn về liệu pháp can thiệp khủng hoảng.
Kinh nghiệm
Chuyên gia trị liệu hôn nhân và gia đình, tháng 2 năm 2016-nay tại Marks & Sons Therapy, Denver, CO
Lên kế hoạch tư vấn và điều trị riêng tư cho các cá nhân, cặp vợ chồng và gia đình có con nhỏ
Hỗ trợ khách hàng ổn định được cảm xúc của chính họ và giúp khách hàng phát triển lối sống lành mạnh hơn trong các mối quan hệ hoặc hành vi của họ
Đồng cảm với những khách hàng đến từ các hoàn cảnh trải nghiệm khác nhau, chẳng hạn như những người thuộc cộng đồng LGBTQ + hoặc từ các khu vực không được quan tâm giám sát
Tạo điều kiện thuận lợi cho các buổi trị liệu theo nhóm dành cho khách hàng đang gặp thách thức về kiềm chế cơn tức giận, hoặc các đối tượng trẻ em đang gặp các vấn đề về chấn thương tâm lý và khách hàng bị mắc chứng rối loạn lo âu
Thực tập sinh trong ngành tư vấn trị liệu hôn nhân và gia đình, từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 12 năm 2015 tại Trung tâm Sức khỏe Tâm thần Cộng đồng, Denver, CO
Đưa ra các liệu pháp giúp thanh thiếu niên biết cách xử lý các vấn đề, tình huống , chẳng hạn như xử lý các tình huống căng thẳng trong cuộc sống hoặc quản lý các mục tiêu học tập và cá nhân.
Phối hợp chặt chẽ với các giáo viên và các bác sĩ tư vấn trị liệu có chứng chỉ hành nghề để mở ra các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần toàn diện cho thanh thiếu niên tại trung tâm.
Đề xuất nguồn nhân lực cộng đồng cho thanh niên dựa trên các mục tiêu, nhu cầu, chẳng hạn như nhà tâm lý học, cơ hội tình nguyện hoặc trung tâm LGBTQ +
Kỹ năng
Giấy phép MTF
Có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm trong việc giúp đỡ khách hàng gặp chấn thương tâm lý, các vấn đề về liên quan đến kiềm chế cơn giận dữ hoặc những người cần điều trị liều pháp can thiệp khủng hoảng
Trải nghiệm với cả CBT và DBT
Được đào tạo liều pháp can thiệp khủng hoảng
Trình độ học vấn
Thạc sĩ Khoa học về tâm lý học tư vấn Đại họcountainview, Denver, CO
Tháng 12 năm 2015
Cử nhân Khoa học Tâm lý học Đại họcountainview, Denver, CO
Tháng 5 năm 2011
——————————————————————————
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Bài viết gốc: indeed.com
- Người dịch: Nguyễn Lê Diễm Quỳnh
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Lê Diễm Quỳnh – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=78937
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com